Quý nhà đầu tư nghe nhiều tới cụm từ “siêu cổ phiếu”, nhưng không ít người “nhìn gà hoá cuốc” bị lầm tưởng giữa siêu cổ phiếu và cổ phiếu siêu đầu cơ. Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ đâu mới là sức mạnh của siêu cổ phiếu và cách phân biệt siêu cổ phiếu với cổ phiếu siêu đầu cơ…
Trước tiên, chúng ta hiểu thế nào là siêu cổ phiếu? Siêu cổ phiếu là cổ phiếu có sức mạnh nội tại, dẫn tới doanh thu thuần và lợi nhuận cốt lõi tăng trưởng vượt trội so với mặt bằng chung, thường duy trì đà tăng trưởng liên tục trong nhiều quý, tạo ra nhiều tiền của, giúp gia tăng tiềm lực tài chính của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, và giá cổ phiếu cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Còn cổ phiếu siêu đầu cơ là cổ phiếu có nội lực không mạnh, thậm chí yếu kém, doanh thu thuần và lợi nhuận cốt lõi tầm thường, ít tạo ra giá trị thực chất cho doanh nghiệp, nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng rất mạnh bởi cung - cầu sôi động đến bất thường, thậm chí giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần trong một thời gian rất ngắn, và thường kéo dài chỉ vài tuần hoặc vài tháng là cùng.
Vậy nhà đầu tư tìm kiếm siêu cổ phiếu như thế nào? Do thời gian cũng có hạn, Bắc Cao Minh chỉ liệt kê vài trường hợp xuất hiện siêu cổ phiếu như sau:
Trường hợp 1. Định giá siêu rẻ: Doanh nghiệp hoạt động bình thường, doanh thu thuần, lợi nhuận cốt lõi tăng trưởng đều, trả cổ tức cao, nhưng cổ phiếu bị thị trường định giá quá thấp, bởi vậy khi được thị trường chú ý, định giá lại thì giá cổ phiếu sẽ bật tăng rất mạnh, tính theo cấp số nhân.
Trường hợp 2. Thị trường mục tiêu rộng mở: Doanh nghiệp tìm được thị trường mới đầy tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm cốt lõi của mình, là động lực to lớn giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận cốt lõi một cách nhanh chóng, đột phá. Do đó, giá cổ phiếu sẽ tăng rất mạnh, thậm chí tăng gấp nhiều lần.
Trường hợp 3. Cổ phiếu có tính chu kỳ cao: Khi chu kỳ ngành bước vào giai đoạn khó khăn, giá cổ phiếu lao dốc không phanh đến mức thê thảm, cổ phiếu rẻ bèo như cho, tuy nhiên khi chu kỳ ngành hồi phục trở lại thì giá cổ phiếu có tính chu kỳ này cũng bật tăng rất mạnh, bứt phá vươn lên như tên lửa, là cơ hội tuyệt vời đổi đời “nhà tranh vách đất, cũng thành nhà lầu xe hơi”.
Trường hợp 4. Tái cấu trúc doanh nghiệp thành công: Doanh nghiệp có những thay đổi căn bản theo chiều hướng tích cực như thay đổi Chủ sở hữu, Lãnh đạo chủ chốt, Chiến lược kinh doanh .v.v. từ đó giúp doanh nghiệp vực dậy mạnh mẽ, ví von như người hấp hối khoẻ lại, đại hạn gặp mưa rào. Vì thế, giá cổ phiếu cũng bay cao vươn xa bằng lần.
Trường hợp 5. Mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh bằng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu ngày càng lớn: Doanh nghiệp biết cách tận dụng các điều kiện thuận lợi bên ngoài, thuận theo thời thế hành động và phát huy lợi thế cạnh tranh nổi trội của mình để mở rộng quy mô, gia tăng thị phần, củng cố sức cạnh tranh .v.v. nhằm tăng trưởng doanh thu thuần, lợi nhuận một cách mạnh mẽ. Vì thế, giá cổ phiếu cũng theo đó tăng lên mạnh mẽ.
BẮC CAO MINH
Để tìm hiểu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều các bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.
Trích nguồn từ trang blog cá nhân dưới đây của Bắc Cao Minh:
Quý I/2023, doanh thu thuần của CTD tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận gộp suy giảm nhiều, cho thấy hiệu quả của việc tăng trưởng rất thấp, vả lại định giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại không thực sự hấp dẫn. Vì vậy, anh không đầu tư.
Lời đầu tiên, Bắc Cao Minh đăng tải bài viết này không nhằm mục đích khuyếnnghị mua/bán cổ phiếu TNG - Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG, nhà đầu tư chỉ nên dừng lại ở mục đích tham khảo thôi.
Bắc Cao Minh rất mong giúp ích ít nhiều cho những nhà đầu tư đang quan tâm và có ý muốn sở hữu cổ phiếu TNG đưa ra quyết định tối ưu.
Năm 2023, ngành dệt may tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, đơn hàng bị suy giảm đáng kể.
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG cũng không ngoại lệ, cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, sức khoẻ tài chính, duy trì đà tăng trưởng, thu nhập ròng trên EPS, giá cổ phiếu.
Vậy đâu là điểm sáng của TNG để Bắc Cao Minh dành sự quan tâm, do thời gian có hạn Bắc Cao Minh chỉ dừng lại ở việc phân tích kỹ lưỡng một vài yếu tố trọng yếu sẽ tạo ra giá trị chất lượng cho doanh nghiệp, tạo bước ngoặt, tác động lớn tới đường đi giá cổ phiếu trong tương lai.
1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Mã cổ phiếu: TNG) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may công nghiệp xuất khẩu, sản xuất hàng nội địa thương hiệu TNG với các dòng sản phẩm chủ lực như áo Jacket bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc các loại, váy, hàng trẻ em, quấn áo nỷ, hàng dệt kim, sản xuất bông tấm, chần bông, in - thêu công nghiệp, thùng carton, túi PE các loại.
Ngoài lĩnh vực chủ lực may công nghiệp xuất khẩu nêu trên, TNG còn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp với con át chủ bài là Dự án Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1 ở xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, TP. Thái Nguyên với Quy mô dự án 75ha có tổng vốn đầu tư hạ tầng dự kiến 520 tỷ đồng.
Tổ chức quản lý của TNG áp dụng theo mô hình quản trị tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Trong đó trên 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Ngoài ra, TNG còn áp dụng thông lệ tốt theo nguyên tắc quản trị G20/OECD, trong đó Hội đồng quản trị có các tiểu ban chuyên trách giúp việc gồm có: Tiểu ban nhân sự, lương thưởng; Tiểu ban chính sách phát triển; Tiểu ban phát triển bền vững có trách nhiệm định hướng và giám sát các hoạt động của Bộ phận điều hành giúp TNG không chỉ tăng trưởng về mặt tài chính mà còn đảm bảo hài hoà lợi ích với việc bảo vệ môi trường và tuân thủ trách nhiệm xã hội.
Đầu vào nguyên phụ liệu chủ yếu là vải, bông tấm, chỉ, cúc áo, đồ đóng gói .v.v.
Năng lực sản xuất với hơn 300 chuyền may.
Là ngành sử dụng nhiều lao động đòi hỏi có tay nghề, vì vậy việc đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một bài toán khó. Ngoài ra, mức lương tối thiểu vùng liên quan tới chi phí cũng cần được lưu ý đối với những doanh nghiệp dệt may.
Thị trường mục tiêu của TNG là xuất khẩu sang khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu (Theo số liệu năm 2021, cơ cấu doanh thu theo thị trường thì thị trường Bắc Mỹ chiếm 54% và thị trường Châu Âu chiếm 37%).
Cơ cấu doanh thu theo khách hàng của TNG có thể nói tương đối đa dạng, không tập trung quá lớn vào một hoặc hai khách hàng, từ đó giúp phân tán rủi ro, tạo cơ sở thuận lợi để khai thác mở rộng thị trường.
Ban lãnh đạo TNG nắm giữ cổ phiếu TNG với tỷ lệ vừa phải.
Lịch sử chi trả cổ tức của TNG (gồm có trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu) không cao.
Ngày 06/9/2022, TNG phát hành cổ phiếu cho Cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty với số lượng là 5.005.607 cổ phiếu, tương ứng 5% tổng cổ phiếu đang lưu hành, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, số người lao động được phân phối là 291 lao động, họ bị hạn chế chuyển nhượng 03 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu.
2. CON ÁT CHỦ THỨ NHẤT: DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP SƠN CẨM 1
Căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán thì trong phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong đó Dự án Khu Công nghiệp Sơn Cẩm 1 đã triển khai thực hiện được 565.055.128.521 đồng, con số khá ấn tượng, nói lên nhiều điều, dồn nguồn lực với nỗ lực lớn và kết quả sắp đến lúc được hưởng quả ngọt.
Nhà đầu tư nhớ để mắt đến thời điểm chuẩn bị hái quả ngọt.
3. CON ÁT CHỦ BÀI THỨ 2: THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU RỘNG LỚN
Cơ hội mở rộng thị trường Châu Âu của TNG là tương đối lớn vì dung lượng thị trường này không hề nhỏ.
TNG có năng lực sản xuất lớn là một trong những lợi thế quan trọng được các nhãn hàng lớn trên thế giới ưu tiên lựa chọn bên cạnh các tiêu chí như chất lượng, giá cả, dòng sản phẩm .v.v. từ đó giúp ra gia tăng năng lực cạnh tranh của TNG so với các doanh nghiệp cùng ngành.
TNG đã chinh phục được nhiều thị trường tương đối khó tính như Mỹ, Canada, Nhật bản, vì vậy đây được xem là một lợi thế không nhỏ để chinh phục khách hàng khó tính như thị trường Châu Âu, tuy nhiên để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại EVFTA rất chặt chẽ cần đáp ứng các điều kiện cần và đủ, đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ của nguyên phụ liệu sẽ là thách thức không nhỏ đối với TNG nói riêng và doanh nghiệp dệt may nói chung.
4. CON ÁT CHỦ BÀI THỨ 3: ĐỊNH GIÁ KHÁ HỢP LÝ SO VỚI BỐI CẢNH KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DỆT MAY
Hiện tại định giá cổ phiếu P/E là 5.7, giá cổ phiếu tại ngày 29/3/2023 là 17.300 đồng/cổ phiếu.
** Tóm lại, theo góc nhìn của Bắc Cao Minh thì cổ phiếu TNG rất có triển vọng.*
BẮC CAO MINH
Để tìm hiểu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều các bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.
Trích nguồn từ trang blog cá nhân dưới đây của Bắc Cao Minh:
Đánh giá IDJ như thế nào thì phải căn cứ Báo cáo tài chính sẽ rõ thôi. Dựa vào Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán, cho thấy doanh thu thuần giảm nhẹ so với năm trước, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh từ lãi chuyển nhượng khoản đầu tư vào CTCP Apec Thái Nguyên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm, tiền chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác lên tới hơn 800 tỷ đồng, trong khi khoản mục tiền và tương đương tiền còn lại rất ít hơn 218 tỷ đồng, rủi ro cao về thanh khoản, sức khoẻ tài chính không tốt, vả lại việc phân bổ nguồn lực tài chính trong bối cảnh khó khăn như vậy có hợp lý không?
Ngoài ra còn một số yếu tố khác. Nói tóm lại, Bắc Cao Minh không đầu tư IDJ vì không đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn của “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của Bắc Cao Minh.
CÁC CẤP ĐỘ (LEVEL) PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ỨNG DỤNG TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
Báo cáo tài chính là tài liệu cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp, nó phản ánh sức khoẻ tài chính doanh nghiệp, năng lực quản trị tài chính, khả năng sinh lợi và nguồn gốc sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Nhà đầu tư huyền thoại Peter Lynch nói rằng “Đừng bao giờ đầu tư vào một công ty mà không biết trước Báo cáo tài chính của nó”.
Nhà đầu tư Bắc Cao Minh - cha đẻ của CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG nói rằng “Đối với tôi: Báo cáo tài chính được ví như một tấm bản đồ quý giá để tìm ra kho báu, thật đáng tiếc cho nhiều người không thèm quan tâm đến nó”.
Khi phân tích báo cáo tài chính, chúng ta cần tập trung vào các khoản mục mang yếu tố trọng yếu, tại sao ư vì yếu tố trọng yếu là những gì tinh gọn, điểm nhấn, xoáy vào trọng tâm của vấn đề, có tác động lớn làm thay đổi vấn đề đó, tác động lớn đến triển vọng của doanh nghiệp cũng như đường đi giá cổ phiếu trong tương lai, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra kết luận, quyết định một cách nhanh chóng, chính xác.
Để ứng dụng phân tích báo cáo tài chính trong đầu tư cổ phiếu đạt hiệu quả cao đòi hỏi nhà đầu tư không chỉ có kiến thức về báo cáo tài chính, mà nhà đầu tư phải biết cách phân tích báo cáo tài chính theo góc nhìn của một nhà đầu tư cổ phiếu, chứ không phải góc nhìn của một kế toán viên, kiểm toán viên, giảng viên dạy phân tích báo cáo tài chính vì phân tích báo cáo tài chính trong đầu tư chứng khoán là một trường phái riêng biệt so với các lĩnh vực khác, nơi đề cao tư duy tầm nhìn tương lai hơn là nhìn vào quá khứ và hiện tại.
Dưới đây, Bắc Cao Minh trình bày các cấp độ ứng dụng báo cáo tài chính trong đầu tư cổ phiếu để nhà đầu tư tự đánh giá kiến thức tài chính của mình thuộc cấp độ nào, trên cơ sở đó trau dồi nâng cao năng lực hoàn thiện bản thân hoặc điều chỉnh góc nhìn phân tích báo cáo tài chính theo góc nhìn của một nhà đầu tư cổ phiếu cho phù hợp với đặc tính vận động của thị trường chứng khoán. Có như vậy mới góp phần quan trọng giúp nhà đầu tư gặt hái được thành công lớn trên thị trường chứng khoán.
I. LEVEL 1
Level 1 là cấp độ thấp trong phân tích báo cáo tài chính ứng dụng trong đầu tư cổ phiếu, người đạt Level 1 phải hiểu rõ các nội dung dưới đây.
Hiểu các khoản mục ghi nhận trong báo cáo tài chính như thế nào, chẳng hạn như khoản đầu tư góp vốn bằng tiền mặt/tài sản cố định để thành lập doanh nghiệp thì trình bày như thế nào, bán chịu hàng hoá/sản phẩm cho khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh tốt lợi nhuận lớn thì trình bày ra sao, các khoản vay và nợ thuê tài chính thì trình bày như thế nào .v.v.
Nhận diện kết cấu báo cáo tài chính gồm những phần nào? Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm những khoản mục nào.
Các khoản mục trong báo cáo tài chính được ghi nhận như thế nào?
Nói chung, Level 1 thì không ai thành thạo bằng nhân viên kế toán, tuy nhiên chỉ dừng lại ở nhận thức Level 1 thì chưa đủ sức để gặt hái thành công trong việc đầu tư cổ phiếu, mà nó cần trang bị kiến thức kỹ năng nhiều hơn thế rất nhiều. Điều đó cũng lý giải vì sao có nhiều người làm công việc kế toán ứng dụng phân tích báo cáo tài chính vào đầu tư cổ phiếu không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ nặng.
II. LEVEL 2
Việc phân tích thành thạo các chỉ số tài chính trong quá khứ như ROA, ROE, ROS, GOS, EPS, P/E, P/B, vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, khả năng thanh toán, khả năng trả lãi, khả năng trả nợ .v.v. thì giảng viên đại học chuyên ngành dạy phân tích báo cáo tài chính tại các Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương mại, Trường Học viện Ngân hàng, Trường Học viện Tài chính là giỏi hơn cả.
Trên thực tế tìm hiểu về những giảng viên này tham gia đầu tư cổ phiếu thì hầu hết trong số họ đều thua lỗ trên thị trường chứng khoán, vì sao ư? Bởi lẽ chỉ dựa vào các chỉ số tài chính này để ra quyết định đầu tư là chưa thể chiến thắng được thị trường chứng khoán vì những chỉ số này nó phản ánh trong quá khứ tức là câu chuyện đã qua là chủ yếu, mà nhiều khi quá khứ không lặp lại ở tương lai hoặc quá khứ tốt đẹp đó đã được phản ánh hết vào giá cổ phiếu do vậy giá cổ phiếu không còn rẻ nữa, còn thị trường chứng khoán vốn dĩ phản ánh kỳ vọng của tương lai là chủ yếu. Điều quan trọng nữa là không phải tất cả giảng viên trong các trường đại học dạy phân tích báo cáo tài chính đều có kinh nghiệm thực chiến trên thị trường chứng khoán, mà đa phần họ học xong đại học, học tiếp lên Cao học, Thạc sỹ, Tiến sỹ theo chương trình đào tạo trong sách vở, mà kiến thức trong sách vở là những gì đã được tiêu chuẩn hoá/rập khuôn, còn khi vận dụng kiến thức vào thực tế trong đầu tư cổ phiếu lại đòi hỏi tính linh hoạt, dịch chuyển phù hợp theo bối cảnh, tình hình, tình huống cụ thể thì mới phát huy tính hiệu quả trong đầu tư cổ phiếu.
III. LEVEL 3
Nhà đầu tư ở Level 3 sẽ nhận diện được các dấu hiệu rủi ro, gian lận trong báo cáo tài chính, từ đó loại bỏ được những cổ phiếu yếu kém, rủi ro cao, rác rưởi. Thực tế phản ánh cho thấy có rất nhiều cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là cổ phiếu rác rưởi thể hiện dưới dạng có nhiều tài sản ảo, tài sản kém chất lượng.
Các dấu hiệu nhận biết rủi ro thông qua phân tích báo cáo tài chính khi phát hiện các trường hợp sau.
Tỷ số nợ vay/vốn chủ sở hữu tăng liên tục và cao bất thường.
Doanh thu hoạt động tài chính/thu nhập khác tăng cao bất thường và không ít lần xuất hiện trên báo cáo tài chính.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm, hoặc dòng tiền từ hoạt động tài chính liên tục dương trong nhiều năm liền.
Các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho thành phẩm chiếm phần lớn tổng tài sản.
Các khoản tiền và tương đương tiền gần như không có.
Liên tục phát hành cổ phiếu tăng vốn bằng lần và mục đích sử dụng vốn không đáng tin cậy.
Biên lợi nhuận gộp suy giảm mạnh không đến từ bối cảnh khó khăn chung của ngành.
Nhìn chung, Level 3 thì không ai thành thạo bằng các kiểm toán viên, tuy nhiên không phải ai là kiểm toán viên khi tham gia đầu tư cổ phiếu cũng gặt hái được thành công vì một nhà đầu tư cổ phiếu thành công thực sự đòi hỏi kiến thức kỹ năng nhiều hơn thế.
IV. LEVEL 4
Nhà đầu tư đạt Level 4 sẽ phát hiện ra các cơ hội đầu tư tuyệt vời khi phân tích báo cáo tài chính thông qua các dấu hiệu sau:
Tài sản dở dang dài hạn là các dự án triển vọng đã bước vào giai đoạn sắp hoàn thành chuẩn bị đi vào vận hành, chuyển giao.
Hàng tồn kho nguyên vật liệu tăng mạnh để chuẩn bị cho việc mở rộng công suất/quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho thành phẩm lớn, chủ yếu chờ chuyển giao, người mua trả tiền trước.
Tích trữ được hàng tồn kho giá rẻ.
Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều trong 3 - 5 năm.
Biên lợi nhuận thấp do giai đoạn đầu mới đầu tư lớn, khấu hao nhiều, hoặc doanh nghiệp đang phục hồi sau giai đoạn khó khăn.
Dự phòng lớn, có nhiều cơ hội được hoàn nhập.
Nhìn chung, nhà đầu tư đạt Level 4 là cấp độ tương đối cao trong việc phân tích báo cáo tài chính ứng dụng vào đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở Level 4 thì nhà đầu tư chỉ mang tính chất đầu tư ngắn hoặc trung hạn mà thôi và mức độ vững vàng, chắc chắn không quá cao, đồng thời Level 4 phù hợp với nhà đầu tư vận hành số vốn vừa phải dưới 100 tỷ đồng. Vì vậy, để vận hành một số vốn lớn hàng trăm tỷ đồng, hàng nghìn tỷ đồng một cách trơn tru, tối ưu hiệu quả thì nhà đầu tư phải tiếp tục phấn đấu đạt Level 5.
V. LEVEL 5
Để vận hành số vốn lớn tầm cỡ hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ đồng được thuận lợi, trơn tru, nắm giữ ổn định trong trung hoặc dài hạn thì đòi hỏi nhà đầu tư phải đạt Level 5 đó là phân tích báo cáo tài chính dưới góc độ của một nhà đầu tư thực thụ, lão luyện. Dưới lăng kính của một nhà đầu tư thực thụ, lão luyện thì báo cáo tài chính được nhìn nhận như sau:
Nhìn Báo cáo tài chính như là một bức tranh sinh động, giúp nhà đầu tư mường tượng, hình dung khung cảnh trước mắt với các dự án, nhà máy, công trường, cửa hàng đang xây dựng tới đâu, tiến độ thi công như thế nào, thời gian bao lâu thì xong, tính thanh khoản dự án bán cho khách hàng như thế nào. Ví dụ Tập đoàn Hoà Phát có hàng tồn kho tăng mạnh, chúng ta hiểu ra rằng Hoà Phát tích trữ nguyên vật liệu để phục vụ cho các lò cao ở Dung Quất chuẩn bị đưa vào hoạt động, vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại biết các lò cao ở Dung Quất chuẩn bị đưa vào hoạt động, bởi vì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang hầu hết đã kết chuyển thành tài sản cố định hữu hình.
Nhìn thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chẳng hạn như chi phí sản xuất thấp, tài sản vô hình có giá trị hữu ích, chi phí chuyển đổi cao, mạng lưới khách hàng lớn, mô hình kinh doanh độc đáo. Đồng thời, còn đánh giá được lợi thế cạnh tranh đó có bền vững hay chỉ là nhất thời.
Đánh giá được phẩm chất Ban lãnh đạo của doanh nghiệp: Khẩu vị rủi ro; năng lực quản trị tài chính; chiến lược kinh doanh; khát vọng vươn lên mạnh mẽ; tính chính trực, minh bạch; quan tâm và chia sẻ lợi ích với cổ đông. Một doanh nghiệp có Ban lãnh đạo tâm huyết, có tầm và có tâm sẽ đóng góp rất lớn giúp doanh nghiệp vững bước bay cao vươn xa trong tương lai, đồng thời giúp cổ đông nhỏ lẻ yên tâm đầu tư vì cổ đông nhỏ lẻ sẽ được đối xử công bằng, được bảo vệ tốt quyền và lợi ích liên quan của mình. Chúng ta biết rằng, cổ đông nhỏ lẻ không thể tham gia vào Ban quản trị điều hành doanh nghiệp cũng như không thể can thiệp vào đường lối, chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ biết trông chờ vào Ban lãnh đạo doanh nghiệp chèo lái tốt hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả cao và đối xử tốt với cổ đông nhỏ lẻ.
Nhìn chung, nhà đầu tư đạt Level 5 được coi là đỉnh cao phân tích báo cáo tài chính ứng dụng trong đầu tư cổ phiếu, giúp nhà đầu tư đánh giá một cách toàn diện về doanh nghiệp bao gồm sức khoẻ tài chính doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai như thế nào, hiệu quả kinh doanh trong nhiều năm tới ra sao, dòng tiền mạnh - yếu như thế nào, doanh nghiệp sẽ đối mặt với khó khăn/thách thức gì ở phía trước, lợi thế cạnh tranh bền vững hay chỉ là nhất thời, kỳ vọng gì từ phẩm chất Ban lãnh đạo doanh nghiệp .v.v.
BẮC CAO MINH
Để nghiên cứu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều các bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.
Trích nguồn từ trang blog cá nhân dưới đây của Bắc Cao Minh:
HDC, CEO là những doanh nghiệp có sức mạnh nội tại, có triển vọng tương lai, nhưng so với các cơ hội đầu tư khác trên thị trường thì Bắc Cao Minh không ưu tiên đầu tư HDC, CEO vào lúc này.
Hì, ưu tiên nhóm nào còn phụ thuộc vào kiểu đầu tư lướt sóng/ngắn/trung/dài hạn. Mảng bất động sản thì Bắc Cao Minh vẫn đang nắm giữ cổ phiếu bất động sản Nam Long “NLG”.
Chiến lược đầu tư “DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của Bắc Cao Minh nhắm thẳng vào tài sản chất lượng giá hời và rất triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp là ưu tiên số 1, linh hoạt dịch chuyển theo dòng tiền lớn để đảm bảo mục tiêu đầu tư “nhanh, nhiều, ngủ ngon giấc và bảo vệ thành quả bền vững NAV”.
TỔNG QUAN CÁC BƯỚC VỀ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU VÀ KIỂM SOÁT TỐT TÂM LÝ, CÁM XÚC
1. XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC, MỤC TIÊU
Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có và/hoặc vốn vay, vốn ngắn hạn và/hoặc dài hạn.
Trình độ hiểu biết, kinh nghiệm đầu tư: Trình độ hiểu biết cao/thấp/rộng/sâu, kinh nghiệm đầu tư dày dặn/ít ỏi/chưa có gì.
Thời gian dành cho thị trường chứng khoán: Thời gian dành cho thị trường chứng khoán nhiều hay ít, chẳng hạn đối với nhà đầu tư có rất ít thời gian theo dõi thị trường chứng khoán hàng ngày thì không phù hợp với việc đầu cơ lướt sóng cổ phiếu.
Trường phái đầu tư: Chiến lược đầu cơ theo dòng tiền/Chiến lược đầu tư giá trị/Chiến lược đầu tư tăng trưởng/Chiến lược dịch chuyển tăng giá trị chất lượng.
Thời hạn đầu tư: Lướt sóng/ngắn hạn/dài hạn.
Mục tiêu tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận (ROI) ở mức cao/trung bình/thấp.
2. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
Phân tích bối cảnh kinh tế chính trị trong nước và thế giới để có một bức tranh toàn cảnh. Từ đó, đi sâu phân tích tác động của bối cảnh bên ngoài đối với ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải, biết được các biến số có thể xảy ra. Trên cơ sở đó tìm ra ngành hưởng lợi nhiều, né tránh ngành gặp khó khăn, sa sút, rắc rối và cũng tránh xa ngành đang trên đỉnh của chu kỳ ngành. Từ đó, sẽ giúp nhà đầu tư có tầm nhìn xa, quản trị rủi ro từ sớm từ xa, tâm lý vững vàng, tinh thần thoải mái.
3. PHÂN TÍCH NGÀNH
Phân tích ngành có ý nghĩa, tác dụng rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đến ngành đó. Chúng ta đều biết rằng doanh nghiệp trong một ngành đang gặp khó khăn chồng chất thì thường sẽ không hoạt động tốt được, hiệu quả kinh doanh thấp. Vì vậy, nhà đầu tư tạm thời nên tránh đầu tư vào ngành đang gặp nhiều khó khăn hoặc đang trên đỉnh của chu kỳ ngành. Ngược lại, nên lựa chọn ngành được hưởng lợi nhiều để tìm ra doanh nghiệp hưởng lợi lớn xứng đáng đầu tư.
4. LỌC CỔ PHIẾU DỰA VÀO CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN
- Chỉ số P/E: Là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập ròng trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E càng thấp, giá cổ phiếu càng rẻ, xác suất thua lỗ càng thấp, xác suất đạt lợi nhuận cao sẽ càng cao.
- Chỉ số P/B: Là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá thị trường của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Chỉ số P/B càng thấp thì càng giảm rủi ro, tăng khả năng sinh lời lớn.
- Chỉ số ROE: Là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn Chủ sở hữu, đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông. Chỉ số ROE càng cao thì càng chứng tỏ Ban lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cũng như mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông. Việc đánh giá tỷ lệ ROE bao nhiêu là hợp lý sẽ có sự khác nhau của các ngành, lĩnh vực kinh doanh, chẳng hạn mức ROE trung bình của nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp khoảng 8,5%, doanh nghiệp xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng có ROE là 11,6%, trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ có tỷ lệ ROE cao hơn đáng kể ở mức trên 25%. Như vậy sự khác nhau về tỷ lệ ROE tuỳ thuộc vào mức độ thâm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.
Nhìn chung, nếu tỷ lệ ROE dưới 15% thì doanh nghiệp đó hoạt động bình thường, trên 15% trở lên thì doanh nghiệp đó kinh doanh tương đối hiệu quả, trên 20% thì doanh nghiệp đó tương đối mạnh, còn trên 30% thì doanh nghiệp đó hoạt động cực kỳ hiệu quả.
Công thức tính chỉ số ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) x 100%.
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh, người đời có câu nói rất hay rằng “Doanh thu là quan trọng, lợi nhuận quan trọng hơn, nhưng thu được tiền trên tay mới là điều quan trọng nhất”. Vì vậy, khi phân tích tài chính không được tách rời giữa lợi nhuận và dòng tiền thì mới hiểu rõ tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp. Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thường xuyên dương là rất tốt, cho thấy doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho/công nợ tốt, hoạt động kinh doanh lành mạnh, vững vàng.
***** Dựa vào các chỉ số tài chính trọng yếu nêu trên, nhà đầu tư xây dựng các tiêu chí cụ thể để sàng lọc cổ phiếu, chẳng hạn cổ phiếu phải đáp ứng các tiêu chí sau: P/E dưới 10, P/B dưới 2, ROE trên 15%, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thường xuyên dương thì mới xứng đáng đầu tư.
5. KIỂM TRA, TÍNH TOÁN LẠI CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH CHÍNH XÁC
Kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã sàng lọc xem có chính xác không, vì gặp nhiều trường hợp số liệu không chính xác do bị tính toán sai hoặc chưa cập nhật kịp thời số liệu trên báo cáo tài chính gần nhất và các báo cáo có liên quan, ví dụ lấy số liệu trên trang thông tin điện tử tổng hợp “cafef.vn” phải hết sức thận trọng vì không ít lần số liệu không chính xác.
Theo kinh nghiệm thu thập thông tin của Bắc Cao Minh, nhà đầu tư nên lấy số liệu tài chính trên trang “vietstock.vn” vì nó cung cấp nguồn thông tin tương đối chính xác, ít khi sai sót.
6. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP, ĐẶC BIỆT TẬP TRUNG VÀO CÁC YẾU TỐ TRỌNG YẾU
Phân tích doanh nghiệp là việc làm quan trọng nhất trong đầu tư chứng khoàn vì đơn giản chúng ta không thể mua cổ phiếu khi chưa biết gì về doanh nghiệp, nhà đầu tư huyền thoại Peter Lynch nói rằng “Đừng bao giờ đầu tư vào một công ty mà không biết trước Báo cáo tài chính của nó”. Nhà đầu tư Bắc Cao Minh - cha đẻ của Chiến lược dịch chuyển tăng giá trị chất lượng nói rằng “Đối với tôi: Báo cáo tài chính được ví như một tấm bản đồ quý giá để tìm ra kho báu, thật đáng tiếc cho nhiều người không thèm quan tâm đến nó”.
Khi phân tích doanh nghiệp, chúng ta cần tập trung vào các yếu tố trọng yếu, tại sao ư vì yếu tố trọng yếu là những gì tinh gọn, điểm nhấn, xoáy vào trọng tâm của vấn đề, có tác động lớn làm thay đổi vấn đề đó, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra kết luận, quyết định một cách nhanh chóng, chính xác.
Phân tích tình hình tài chính: Kiểm tra tính ổn định doanh thu thuần và lợi nhuận của doanh nghiệp trong ít nhất 03 năm gần nhất; doanh nghiệp có hay phát sinh khoản lợi nhuận bất thường nào không chẳng hạn như khoản lợi nhuận lớn từ hoạt động tài chính dưới dạng bán công ty con/chuyển nhượng một phần vốn/định giá lại tài sản; doanh nghiệp nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn/dài hạn nhiều hay ít; các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn không, đặc biệt là các khoản phải thu khác dưới dạng tạm ứng cho cán bộ nhân viên lên tới hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cho thấy doanh nghiệp quản trị tài chính yếu kém/mờ ám; các khoản đầu tư ngắn hạn/dài hạn làm những việc gì, vì có không ít doanh nghiệp đầu tư dưới dạng uỷ thác cho cá nhân/tổ chức mà chúng ta không rõ họ mang tiền đi đâu, sử dụng vào những việc gì thì đó có thể tiềm ẩn rủi ro rất lớn; hàng tồn kho có dấu hiệu gì bất thường không, đáng chú ý không.
Phân tích mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực/ngành nghề gì, sản phẩm chính là gì, thị trường mục tiêu như thế nào, khách hàng của nó là ai, nhà cung cấp của nó là ai, doanh thu lớn nhất đến từ sản phẩm gì, lợi nhuận lớn nhất đến từ sản phẩm gì, nó mua nguyên vật liệu/hàng hoá từ đối tác nào/nhà cung cấp nào, sản xuất/vận hành ra sao, phân phối sản phẩm/hàng hoá ra sao, lợi thế cạnh tranh của nó là gì, điểm yếu của nó là gì. Từ đó, biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nó, cũng như yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra khi thay đổi sẽ ảnh hưởng đến doanh thu/lợi nhuận kinh doanh của nó, trên cơ sở đó giúp nhà đầu tư có khả năng phán đoán triển vọng tương lai và dự báo kết quả kinh doanh của nó tương đối chính xác, còn nếu chúng ta không thực sự hiểu về mô hình hoạt động kinh doanh của nó thì mọi dự đoán chỉ mang tính chất cảm tính/hời hợt/mông lung. Cón nếu nhà đầu tư hiểu rõ triển vọng tương lai của doanh nghiệp trong vài năm tới thì tâm lý rất an tâm, vững vàng, cho dù mua xong, giá cổ phiếu giảm cũng không làm nhà đầu tư nghi ngờ/lo lắng/bất an/sợ hãi, thậm chí còn cho rằng đó chính là cơ hội mua thêm cổ phiếu.
Phân tích Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Đánh giá phẩm chất Ban lãnh đạo doanh nghiệp là việc làm tương đối khó, trên thực tế không ít nhà đầu tư “nhìn gà hoá cuốc, thấy đỏ tưởng chín” để rồi chọn mặt gửi vàng nhầm chỗ, phải nhận kết cục cay đắng, bi thương.
Trong doanh nghiệp, vai trò của Ban lãnh đạo là hết sức to lớn, chèo lái con thuyền đến bến bờ vinh quang hạnh phúc được hay không là phụ thuộc nhiều vào tài năng, đức độ của người lãnh đạo. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ nên rót vốn đầu tư vào những doanh nghiệp có Ban lãnh đạo tâm huyết, có tầm và có tâm. Hãy tránh xa doanh nghiệp có Ban lãnh đạo yếu kém về chuyên môn, tệ hại về nhân cách, chỉ lo bòn rút vào túi riêng, gian dối với cổ đông, khua môi múa mép, trốn tránh trách nhiệm, nội bộ đấu đá lẫn nhau, lùa gà úp sọt cổ đông .v.v. gây ra tai hại cho biết bao cổ đông, đối tác, khách hàng, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và đặc biệt là suy giảm lòng tin của nhiều nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán.
7. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Nhà đầu tư biết cách phân tích kỹ thuật và sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để tìm kiếm điểm mua bán tối ưu hiệu quả. Ví dụ khi giá cổ phiếu rơi về vùng hỗ trợ thì thường sẽ đảo chiều bật tăng trở lại vì tại vùng hỗ trợ đánh thẳng vào tâm lý, suy nghĩ của nhà đầu tư, bởi vậy làm cho hầu hết các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua nhiều hơn lệnh bán.
Nhưng nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý rằng nếu gặp cổ phiếu tốt, định giá P/E quá rẻ thì không nên biểu đồ gì hết, không nên chần chừ/do dự/dè dặt/đắn đo/cò kè bớt một thêm hai làm gì mà hãy mạnh dạn mua quyết liệt/mua nhiệt tình.
8. KIỂM SOÁT TỐT TÂM LÝ, CẢM XÚC
Việc kiểm soát tốt tâm lý, cảm xúc khi đầu tư chứng khoán rất quan trọng, có tác dụng giúp nhà đầu tư tránh rơi vào tâm lý lo sợ/hoang mang/bốc đồng/hưng phấn quá mức, dẫn đến hành động bồng bột/nông nổi/fomo, hệ quả dễ dẫn tới sai lầm/hiệu quả thấp/rất khó thành công.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có câu nói tuyệt vời rằng: “Thành công trong đầu tư không tương quan với IQ … điều bạn cần là khí chất để kiểm soát những thôi thúc khiến người khác gặp rắc rối trong đầu tư”.
Để tâm lý vững vàng, đầu óc luôn tỉnh táo, sáng suốt nhìn nhận sự việc tinh tường bằng cách không ngừng nâng cao nhận thức, rèn luyện tính cách trở nên trầm ổn, ý thức tuân thủ kỷ luật, ngoài ra mỗi ngày dành khoảng 15 phút ngồi thiền, nghe nhạc thiền, chế độ ăn uống hợp lý và mỗi ngày cố gắng dành ít nhất 30 phút luyện tập thể dục để nâng cao sức khoẻ, tinh thần sảng khoái.
BẮC CAO MINH
Để tìm hiểu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều các bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.
Trích nguồn từ trang blog cá nhân dưới đây của Bắc Cao Minh:
NHẬN DIỆN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ CÓ TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG MẠNH
ĐẶC THÙ CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
Bán hàng hoá thu tiền luôn, hầu như không bán chịu cho khách hàng, vì vậy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn duy trì tốt.
Có thể mua chịu hàng hoá từ đối tác, nhà cung cấp, vì vậy chiếm dụng vốn rất tốt, từ đó giảm bớt đáng kể gánh nặng chi phí sử dụng vốn.
Đầu tư vào tài sản ngắn hạn là chủ yếu, tài sản dài hạn không quá lớn.
Trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho là trọng yếu và quan trọng nhất.
Doanh nghiệp bán lẻ càng lớn, chiếm dụng vốn càng nhiều, biên lợi nhuận gộp càng cao.
Tốc độ tăng trưởng nhanh khi gặp bối cảnh thuận lợi.
Ngành tăng trưởng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Bảng cân đối kế toán sẽ chỉ ra dấu hiệu tăng trưởng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ phân biệt bán ế hàng hoá hay tăng trưởng, dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết chất lượng hoạt động, Báo cáo thường niên giúp hiểu rõ về tầm nhìn tăng trưởng trong tương lai.
DẤU HIỆU TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ QUA VIỆC PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Hàng tồn kho tăng mạnh.
Tài sản cố định tăng mạnh/trung bình.
Phải trả người bán tăng mạnh/trung bình/yếu, điều này phản ánh thương hiệu vị thế, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong mắt đối tác, nhà cung cấp.
DẤU HIỆU TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ QUA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Doanh thu thuần và biên lợi nhuận gộp đều tăng trưởng, đồng thời hàng tồn kho tăng mạnh. Trường hợp hàng tồn kho tăng mà doanh thu thuần không tăng là tình trạng bán hàng ế ẩm, vì khi doanh nghiệp bán lẻ mở rộng việc bán hàng luôn đi kèm với doanh thu thuần, cộng thêm có lợi nhuận nữa cho thấy doanh nghiệp mở rộng bán hàng có hiệu quả.
Biên lợi nhuận gộp không suy giảm, ổn định, thậm chí tăng, điều này cho thấy hiệu quả tăng trưởng tốt, có nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng gấp đôi thì lợi nhuận gộp cũng phải tăng gần gấp đôi, thậm chí cao hơn thế, điều này cho thấy thương hiệu vị thế, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất tốt. Ngược lại, doanh thu thuần tăng gấp đôi, nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng gấp 1,5 hoặc thấp hơn thế thì cho thấy rằng để có thêm thị phần, doanh nghiệp đã phải hạ giá bán, chấp nhận hiệu quả tăng trưởng thấp, điều này dự báo khó duy trì tính bền vững trong tương lai.
PHÂN BIỆT DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG/NGẮN HẠN/ĐỘT BIẾN VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA NÓ
Nếu nhà đầu tư không đánh giá đúng doanh nghiệp tăng trưởng bền vững/ngắn hạn/đột biến thì dễ mua cổ phiếu với định giá quá cao, dẫn tới thua lỗ.
Đánh giá hiệu quả của việc tăng trưởng có cao hay không: Những doanh nghiệp tăng trưởng chất lượng mới mang lại lợi nhuận cao, và ngược lại những doanh nghiệp tăng trưởng kém chất lượng thì chỉ tăng doanh thu thuần, lợi nhuận thấp, thậm chí không có lợi nhuận.
BẮC CAO MINH
Để nghiên cứu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều các bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.
Trích nguồn từ trang blog cá nhân dưới đây của Bắc Cao Minh:
KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TĂNG GIÁ VÀ ĐẶC TÍNH VẬN ĐỘNG CỦA CỔ PHIẾU
Chúng ta đều biết rằng tìm kiếm cổ phiếu tốt giá hời luôn là bài toán khó với tất cả nhà đầu tư, từ những người mới đầu tư chứng khoán cho tới những người có nhiều năm kinh nghiệm, và thậm chí cả những nhà đầu tư tổ chức lâu năm trên thị trường chứng khoán.
Hôm nay, Bắc Cao Minh đề cập đến chủ đề còn khó hơn cả bài toán tìm kiếm cổ phiếu tốt giá hời, đó chính là kỹ năng đánh giá sức mạnh tăng giá và đặc tính vận động của cổ phiếu. Đây là chủ đề rất quan trọng sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ sức mạnh, cách thức vận động của những cổ phiếu tăng giá lớn, từ đó nắm bắt tốt cơ hội, tối ưu lợi nhuận.
Do thời gian có hạn, Bắc Cao Minh chỉ dừng lại ở việc phân tích sức mạnh tăng giá và đặc tính vận động của một số cổ phiếu mà nhà đầu tư thường gặp trên thị trường chứng khoán.
Trước khi đào sâu gốc rễ của vấn đề, chúng ta cần có góc nhìn rộng hơn theo cách trình bày tuần tự các nội dung dưới đây.
1. TẠI SAO CỔ PHIẾU TĂNG GIÁ LỚN:
Bất kể sự việc nào xảy ra đều có nguyên nhân sâu sa, không có cái gì tự dưng cả, cổ phiếu tăng giá cũng vậy thôi đều có lý do của nó. Sau đây là các lý do thường thấy dẫn đến cổ phiếu tăng giá lớn.
Tẳng trưởng mạnh doanh thu và lợi nhuận.
Ngành kinh doanh có chuyển biến tích cực.
Cổ đông lớn đăng ký mua nhiều cổ phiếu.
Ban lãnh đạo đăng ký mua nhiều cổ phiếu.
Thương vụ thâu tóm doanh nghiệp.
Hưởng lợi lớn từ những thương vụ lớn.
Thị trường mục tiêu rộng lớn.
Định giá cổ phiếu hấp dẫn.
Loại tài sản doanh nghiệp mang yếu tố trọng yếu có nhiều chuyển biến tích cực.
Loại nguồn vốn doanh nghiệp mang yếu tố trọng yếu có nhiều chuyển biến tích cực.
Thay đổi Lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Sự thay đổi đáng kể của cơ chế chính sách có tác động tích cực lên thị trường chứng khoán.
Dòng vốn ngoại mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Do đội lái thổi giá (Nhà đầu tư tốt nhất nên tránh đầu tư cổ phiếu tăng giá vì lý do đội lái thổi giá, nếu có tham gia thì chỉ một phần vốn rất nhỏ mà thôi và giao dịch chớp nhoáng càng nhanh càng bớt rủi ro).
Ngoài ra, còn một số lý do khác.
2. ĐIỀU KIỆN LÀM CHO CỔ PHIẾU TĂNG GIÁ LỚN:
2.1. Có dòng tiền lớn: Tất cả cổ phiếu tăng giá lớn đều có dòng tiền tăng lên, dòng tiền càng lớn càng tốt, đồng nghĩa với việc dòng tiền đi lên luôn duy trì ổn định ở mức cao, chứ không phải dòng tiền chảy mạnh được một hoặc vài phiên giao dịch rồi nhanh chóng suy yếu, hụt hơi, dè dặt, thận trọng, thậm chí mất hút.
2.2. Có kỳ vọng lớn: Mục đích nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư là họ kỳ vọng ở tương lai sẽ mang đến lợi ích cho họ, kỳ vọng càng lớn càng tốt. Đối với giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ tăng nóng thì kỳ vọng đó có thể là kỳ vọng có thật, cũng có thể là kỳ vọng không có thật, dù là kỳ vọng không có thật nhưng do hiệu ứng lan toả, bùng nổ theo đà, tâm lý đám đông, nó vẫn làm cho ra giá cổ phiếu tăng mạnh.
Đối với cổ phiếu kỳ vọng có thật, độ tin cậy cao, sẽ mang lại giá trị thực chất cho doanh nghiệp và cổ đông trong tương lai, mức độ rủi ro thấp được ưu tiên đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận một cách chắc chắn và bảo vệ tốt NAV.
Đối với cổ phiếu kỳ vọng không có thật, rủi ro cao thì vẫn có thể xem xét đầu tư với một phần vốn rất nhỏ mà thôi, thời gian đầu tư rất ngắn để hạn chế rủi ro thấp nhất cho NAV.
3. KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TĂNG GIÁ VÀ ĐẶC TÍNH VẬN ĐỘNG CỦA CỔ PHIẾU
Thông thường các cổ phiếu tăng giá lớn đều có dòng tiền đi lên và duy trì ổn định ở mức cao, tuy nhiên mỗi cổ phiếu khác nhau thì sức mạnh tăng giá và đặc tính vận động của nó cũng khác nhau, vì giá trị nội tại của mỗi doanh nghiệp khác nhau và lý do tăng giá khác nhau, vì vậy dẫn đến kỳ vọng cũng khác nhau.
Sau đây Bắc Cao Minh đi sâu phân tích kỹ lưỡng một số trường hợp cụ thể như sau:
Đối với trường hợp siêu cổ phiếu: Siêu cổ phiếu có sức mạnh nội tại to lớn, giúp tăng giá rất mạnh nhưng có khi dòng tiền ít tăng lên, bởi lẽ cổ phiếu đó được nhà đầu tư lớn hoặc rất nhiều nhà đầu tư nhìn thấy rõ tương lai xán lạn của doanh nghiệp nên họ nắm giữ, ôm chặt không bán ra nên cổ phiếu dường như rất ít biến động lên xuống, thường nó tăng một chu kỳ, sau đó điều chỉnh giảm, rũ bỏ những nhà đầu tư ngắn hạn/nhà đầu tư không rõ xu hướng/nhà đầu tư hoài nghi, rồi sau đó cổ phiếu lại tiếp tục tăng giá trong một chu kỳ mới.
Cổ phiếu nằm trong ngành có nhiều chuyển biến tích cực thì đặc tính tăng giá cũng ít biến động lên xuống, sức tăng của cổ phiếu khá mạnh và kéo dài trong một quãng thời gian nhất định, thường cổ phiếu vận động theo cách tăng lên, tích luỹ, rồi tiếp tục tăng, tích luỹ, rồi lại tiếp tục tăng, cứ thế kéo dài ít nhất trong vài quý trở lên.
Cổ phiếu đầu cơ lướt sóng theo dòng tiền là cổ phiếu có nội lực không mạnh, thậm chí yếu kém, vì vậy khi hết dòng tiền nó sẽ quay đầu giảm mạnh, thậm chí mất thanh khoản.
Cổ phiếu thị giá thấp nhưng nội tại doanh nghiệp có tiềm năng lợi thế triển vọng thì khi cổ phiếu bật tăng lên khoảng 20% thì hầu hết nhà đầu tư T+, nhà đầu tư không rõ xu hướng, nhà đầu tư FOMO, nhà đầu tư cầm cổ phiếu quá lâu, nhà đầu tư bị vùi dập chán nản sẽ bị rũ bỏ, bán sạch bởi bị hớp hồn trước khoản lợi nhuận lớn chỉ trong một thời gian rất ngắn hoặc có cơ hội thoát hàng bị mắc kẹt đã lâu, tuy nhiên nhà đầu tư không biết rằng thông thường một doanh nghiệp có sức mạnh nội tại thực sự trở lại (có dòng tiền lớn, kỳ vọng lớn mang tính thực chất) thì lúc giá cổ phiếu tăng vượt quá mức 20% chính là thời điểm được nhà đầu tư mua mạnh nhất, sau đó giá cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh lên khoảng 40% - 60% sẽ có một nhịp điều chỉnh lớn, có thể giảm 15% - 20% thậm chí lên tới 30% bởi vì có nhiều nhà đầu tư cổ phiếu ngắn hạn/nhà đầu tư hoài nghi/nhà đầu tư FOMO bán ra nhiều cổ phiếu làm cho giá giảm mạnh, sau khi giá cổ phiếu cân bằng trở lại thì thường là cơ hội tiếp theo để mua cổ phiếu, và sau đó cổ phiếu lại tiếp tục quá trình tăng giá mạnh mẽ.
Một vài trường hợp đặc biệt ở một số siêu cổ phiếu tuyệt vời, sức mạnh tăng giá của nó được ví như tên lửa, như không có điểm dừng, thậm chí tăng gấp đôi hoặc hơn thế, nhưng chỉ điều chỉnh nhẹ nhàng một vài phiên, rồi lại tiếp tục quá trình tăng giá mạnh mẽ.
BẮC CAO MINH
Để tìm hiểu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều các bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.