Vinamilk:
*Tình hình tài chính công ty:
-Doanh thu quý III/2022 ổn định ở mức cao, chi nhánh nước ngoài tăng trưởng ấn tượng, tiềm năng mảng bò thịt trong năm 2023
-Báo cáo tài chính quý III/2022, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu đạt 16.094 tỷ đồng, ổn định so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.363 tỷ đồng, tăng 10,5% so với quý trước và là mức cao nhất trong 4 quý gần đây. Lũy kế 9 tháng, công ty hoàn thành lần lượt 70,2% và 69,1% kế hoạch năm.
-VNM tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận quý 3 tốt nhờ nhu cầu tiêu dùng sữa sau dịch ổn định trở lại, tái cấu trúc để hoạt động tốt hơn và sức mạnh về tài chính, thương hiệu sẵn có giúp tất cả các kênh phân phối hiệu quả hơn.
-Kênh truyền thống tăng trưởng nhẹ, kênh hiện đại mở mới 600 điểm bán lẻ, kênh thương mại điện tử tăng trưởng mạnh. Thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.304 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.117 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 26,1% so với cùng kỳ…
-Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cải thiện, đạt hơn 4.235 tỷ trong Quý III/2022, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Số dư hàng tồn kho tại thời điểm 30/9/2022 đã giảm 22,5% so với quý trước và là mức thấp nhất từ Quý I/2021. Việc này giúp rút ngắn vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tiền mặt trong Quý III/2022 so với Quý II/2022. Lũy kế 9 tháng, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 7.190 tỷ đồng.
-Giá trị thương hiệu tăng mạnh, Vinamilk được định giá 2,814 tỷ USD, tăng ấn tượng 18% so với năm 2021 trở thành là “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”. Đặc biệt, Vinamilk đã vượt qua 2 thương hiệu lớn khác để dành vị trí thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu.
*Động lực tăng trưởng của VNM các năm tới:
Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico), công ty con của Vinamilk, đã phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án bò thịt liên doanh với Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản, dự kiến phân phối ra thị trường vào cuối năm 2023. Đây sẽ là động lực tăng trưởng của Vinamilk trong thời gian sắp tới khi công ty có thể tận dụng lợi thế về kinh nghiệm trong chăn nuôi và thị trường bò thịt còn khá phân mảnh, chưa có người dẫn đầu.
*Giá cổ phiếu:
Trong quý 3, cổ phiếu VNM của Vinamilk vẫn duy trì nhịp giao dịch tương đối ổn định. Một trong những yếu tố giúp cổ phiếu này giao dịch khả quan đến từ sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài. Trong quý III, cổ phiếu VNM được khối ngoại mua ròng gần 12,6 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 920 tỷ đồng. Giá cổ phiếu hồi phục từ mức 62.000đ/cổ phiếu lên mức 78.600đ/cổ phiếu (31/10).
Ở lần định giá gần nhất, cuối quý 2/2022 khi VNM mới chỉ hoàn thành 45% kế hoạch kinh doanh của năm. VNM có định giá 80.000đ/cổ phiếu. Với việc VNM có quý 3 tích cực hơn và khả năng tiếp tục tăng trưởng nhẹ trong 3-4 quý tiếp, em đánh giá VNM xứng đáng với mức giá 88.000đ/cổ phiếu. Nếu cuối 2023, VNM ghi nhận đột phá từ mảng bò thịt thì định giá VNM có thể tăng cao hơn lên trên mức 100.000đ/cổ phiếu