Tổng quan ngành:
Sự phát triển của ngành năng lượng được đặt dưới sự hỗ trợ và chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam nhằm phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp năng lượng cho nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tư liệu sản xuất. Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu quyết liệt cho ngành trong thời gian gần đây, vì một nguồn năng lượng ổn định là điều cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế và để Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Nhờ vậy, ngành năng lượng Việt Nam đã đạt được thành công ở một số điểm, đứng thứ nhất ASEAN về công suất từ năm 2021, tương đương với mức tăng 40% công suất cả nước kể từ năm 2019, với những bước tiến lớn được thực hiện từ năng lượng tái tạo.
Cơ hội & Thách thức:
Là một nước đang phát triển, có nhiều lợi thế cạnh tranh, GDP Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6% hàng năm trong dài hạn; Sản lượng điện năng được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn khoảng 3% so với GDP nói chung, khoảng 8% - 10% hàng năm theo Quy hoạch điện VIII (QHĐ8). Trong đó, một số phân khúc được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng cao hơn như năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện), có thể mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Mặt khác, ngành năng lượng của Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức, bao gồm hệ thống truyền tải kém linh hoạt, yêu cầu vốn đầu tư ban đầu cao cho điện gió và điện mặt trời; tối ưu hóa các nguồn năng lượng khác nhau phù hợp với lưới điện truyền tải quốc gia.
Sự kiện chính:
Trải qua năm 2021 đầy khó khăn với những tác động nặng nề từ COVID-19, Chính phủ phải thực hiện các chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10), dẫn đến GDP 2021 chỉ tăng trưởng 2,58% (thấp nhất trong một thập kỷ, nhưng vẫn khả quan nếu so với nhiều nền kinh tế khác chứng kiến sự suy giảm trong thời kỳ COVID), nguyên nhân chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng, dẫn đến dư thừa nguồn cung, buộc nhiều doanh nghiệp cắt giảm sản lượng sản xuất và hoạt động kém hiệu quả, bao gồm cả ngành năng lượng.
Dự thảo lần thứ 4 của QHĐ8 vào tháng 4/2022 đã bổ sung thêm hai kịch bản nâng tổng số lên tám, bao gồm thêm vào kế hoạch chuyển đổi năng lượng để đạt được yêu cầu cắt giảm khí carbon và kế hoạch dự phòng trong trường hợp thiếu nguyên liệu đầu vào. Để minh họa cho quan điểm, EVN đã ký 18 Thỏa thuận mua bán điện (PPA) với Lào trong tháng 9/2022 để hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ điện năng ở miền Bắc. Ngoài ra, danh mục đầu tư nguồn phát điện đã được điều chỉnh để có sự kết hợp “Xanh” hơn nhiều so với các bản dự thảo trước theo cam kết đạt khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050; chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, ổn định và cân bằng lưới điện tương ứng với từng khu vực, hạn chế truyền tải liên vùng, tối ưu hóa chi phí đường dây, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng và giá điện nói chung.
Triển vọng:
Chúng tôi kỳ vọng mảng năng lượng nhìn chung sẽ trở nên tươi sáng hơn nhờ sự phục hồi của nền kinh tế vào năm 2022, đặc biệt là sự bình thường hóa của nhiều doanh nghiệp và hoạt động sản xuất sau đại dịch. Tuy nhiên, sẽ có sự ưu tiên phát triển giữa các nguồn năng lượng khác nhau.
Trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng nhiệt điện than sẽ hoạt động tương đối tốt mặc dù chi phí đầu vào cao do:
- El Nino được dự báo sẽ bắt đầu tác động mạnh vào đầu năm 2023. Do đó, nó sẽ làm giảm lượng mưa và dẫn đến các năng suất các nhà máy thủy điện kém khả quan hơn.
- Lưới truyền tải điện còn yếu và công nghệ lưu trữ chưa hoàn thiện, chưa thích ứng được với đặc tính không linh hoạt của năng lượng tái tạo (NLTT), nhất là nguồn năng lượng từ mặt trời và gió, cản trở triển vọng của NTLL trong việc tăng nhanh tỷ trọng của trong danh mục năng lượng quốc gia trong thời gian ngắn.
- Để ổn định phát triển kinh tế, chính phủ phải chấp nhận tác động rủi ro môi trường trong ngắn hạn là huy động các nhà máy nhiệt điện do thiếu hụt sản lượng bù đắp từ các nguồn thay thế.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là xu hướng không thể tránh khỏi về lâu dài và Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện việc chuyển đổi nguồn năng lương: Thời tiết nhiệt đới gió mùa với lượng mưa hàng năm và số giờ nắng cao với một đường bờ biển dài. Thêm vào đó, chúng tôi kỳ vọng chính phủ sẽ tạo ra các chính sách mới nhằms khuyến khích phát triển NLTT, đặc biệt là điện gió. Ví dụ: chính sách ưu đãi FIT 2018 quy định mức giá ưu đãi cho các dự án năng lượng mặt trời và gió trong thời gian 20 năm. Vậy nên, chúng tôi đánh giá cao những công ty đang triển khai các dự án NLTT, có triển vọng hấp dẫn trong dài hạn như REE và GEG.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487