Tin Thị trường 07.01.2021: Áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đã đạt đỉnh

Index Close %
Dow Jones 36,236.34 -0.47%
Dầu WTI 79.51 +2.13%
Vàng 1,791.44 -1.00%
Tỷ giá 22,750 -0.02%

Thông tin vĩ mô

  • Giá quặng sắt ở Trung Quốc đi lên theo đà tăng của giá thép. Giá quặng 62% Fe nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc ở 124,9 USD/tấn, tăng 1,4% so với phiên đóng cửa ngày 4/1. Giá thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc ngày 5/1 là 4.550 nhân dân tệ/tấn, so với mức 4.535 nhân dân tệ/tấn ngày 31/12/2021. Nhu cầu dự trữ quặng và thép trở lại dù Trung Quốc hạn chế hoạt động của các nhà máy tại Đường Sơn, trung tâm thép ở tỉnh Hà Bắc. Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì các hạn chế về sản lượng thép để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trước khi nước này đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 vào tháng 2, với một số sự kiện sẽ diễn ra ở Hà Bắc.
  • Giá container lạnh đường biển tăng 3-4 lần. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An cần hợp lực để có kiến nghị chung về việc vận chuyển xuất khẩu hàng hóa qua đường biển. Giá cước vận tải biển cũng tăng cao khiến doanh nghiệp “đau đầu”.
  • Giá hai loại phân bón lập kỷ lục mới. Giá phân khan trung bình là 1.428 USD/tấn, tăng 9% so với tuần cuối tháng 11/2021 và thiết lập kỷ lục mới. Loại phân lót 10-30-0 cao hơn 5% so với cùng kỳ tháng 11/2021 và giao dịch ở mức 795 USD/tấn. Scott Irwin và Joe Janzen, hai chuyên gia đến từ Đại học Illinois, Mỹ, nhận định chi phí đầu vào tăng đang làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất nông sản. Giá cao đang khiến nông dân phải điều chỉnh kế hoạch gieo trồng. Nhiều người chọn trồng các loại cây cần ít chất dinh dưỡng hơn hoặc giảm sử dụng phân bón để tiết kiệm chi phí. Việc giảm lượng phân bón có thể dẫn đến năng suất thấp hơn và sản lượng ngũ cốc ít hơn, đẩy giá lương thực đi lên
  • Mỗi ngày có gần 4.000 lao động mất việc. 49 triệu người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong năm 2021, giảm 1 triệu người so với 2020. Năm vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn, trái ngược với xu hướng thông thường của thị trường lao động. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là 1,4 triệu người, tương đương mỗi ngày có hơn 3.888 lao động bị mất việc.
  • 3 thuốc điều trị Covid-19 sản xuất tại Việt Nam dự kiến được cấp phép lưu hành. 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir có chỉ định điều trị Covid-19 được đề xuất cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện. Các cơ sở sản xuất thuốc sau khi được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc phải đảm bảo những điều kiện do Bộ Y tế đưa ra.
  • Kế hoạch triển khai RCEP. Bộ Công Thương là đầu mối cung cấp thông tin, hướng dẫn, làm rõ các nội dung cam kết của hiệp định. Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
  • Áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đã đạt đỉnh. Áp lực lên các chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa và thúc đẩy lạm phát, có thể đã đạt đỉnh, theo Fed New York. Fed ngày 4/1 đưa ra thước đo mới gồm nhiều chỉ số về chuỗi cung ứng thường được sử dụng trên Phố Wall, gọi là Chỉ số Áp lực Chuỗi cung ứng Toàn cầu (GSCPI).
  • Thông điệp từ biên bản họp mang tính ‘diều hâu’ của Fed. Thắt chặt định lượng – một thước đo về mức độ mạnh tay của Fed với chính sách tiền tệ đang hiển thị ngày càng rõ hơn với nhà đầu tư. Thị trường hiện cho rằng có gần 80% khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 và lãi suất bình quân tại Mỹ là khoảng 0,8% vào cuối năm.

Tin doanh nghiệp

  • QNS: Đường Quảng Ngãi (QNS) chuẩn bị tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2021 với tỷ lệ 5%
  • PAN: Tập đoàn PAN (PAN) sẽ hoán đổi cổ phiếu để nhận thêm 17,8% vốn tại Bibica (BBC)
  • AAS: Chứng khoán Smart Invest (AAS) đạt 93 tỷ đồng lợi nhuận tháng 12, lũy kế cả năm đạt gần 475 tỷ đồng
  • FCN: FECON (FCN): Thêm một lãnh đạo vừa bán ra 205.000 cổ phiếu
  • YEG: Yeah1 (YEG): Sau Tổng giám đốc tới lượt Chủ tịch HĐQT đăng ký bán gần 3,7 triệu cổ phiếu
  • DBC: Dabaco Việt Nam (DBC) muốn thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100% trong năm 2022
  • CEO: Tập đoàn C.E.O (CEO): Quỹ PYN Elite Fund tiếp tục chốt lãi
  • BAF: Một công ty mới thành lập chưa tới 3 tháng mua vào 20,5% vốn điều lệ Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF)
  • SAM: SAM Holdings (SAM) muốn mua 36% vốn của chủ đầu tư dự án Khu bến Cảng Mỹ Thủy với quy mô 685 ha
  • DBC: Dabaco sẽ xin ý kiến cổ đông thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 từ quỹ phát triển kinh doanh
  • VIC: Vingroup phát hành hơn 8,72 triệu cổ phiếu cho Hanwha. Giá chuyển đổi 94.381 đồng/cp, ứng với tỷ lệ chuyển đổi 1,18.

Diễn biến thị trường Phiên 06.01.2022

  • TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi Chính phủ xác định triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch Covid-19 và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu GDP năm 2022 tăng trưởng 6-6.5%.
  • DKRA Vietnam dự báo, nếu tình hình không có những biến động nghiêm trọng về dịch bệnh, thị trường bất động sản 2022 sẽ tích cực hơn về cả nguồn cung mới lẫn sức mua, giá cố phiểu ngành bất động sản tăng ở VHM (+1.5%), DXG (+6.9%).
  • Tổng cục thống kê cho biết năm 2021 doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm tăng 15.6% YoY, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21.7% YoY; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 1.7% YoY, giá cổ phiếu ngành bảo hiểm tăng ở BIC (+0.2%), BMI (+0.1%).
  • Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 cao hơn sản lượng khoảng 194 nghìn tấn, dự báo giá cao su sẽ tăng đến hết quý I/2022, giá cổ phiếu ngành cao su tăng ở GVR (+0.5%), PHR (+7%)

Quan điểm kỹ thuật Phiên 06.01.2022

  • VNIndex ghi nhận một nhịp hồi phục khá tích cực trong phiên trước khi suy yếu và đánh mất 1 phần thành quả về cuối phiên.
  • Với việc tiếp tục đảo chiều khi một lần nữa thử thách vùng cản gần quanh 1540 (±5), chỉ số đang đối mặt với rủi ro điều chỉnh trong những phiên tới. Mặc dù vậy, vùng hỗ trợ gần tại quanh 151x được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ giúp chỉ số thiết lập mặt bằng giá ổn định hơn trước khi tiếp tục hướng lên vùng cản kế tiếp tại quanh 1550.
  • NĐT được khuyến nghị nắm giữ vị thế trung hạn và có thể trải mua trở lại từng phần, quanh hỗ trợ các vị thế trading đã bán.

Dự báo phiên giao dịch hôm nay

  • Xu hướng tăng điểm vẫn sẽ là chủ đạo trong giai đoạn hiện tại khi VNINDEX vượt cản ngắn hạn và vượt vùng đỉnh 1500 điểm, mốc kháng cự ngắn hạn kế tiếp là vùng 1550 điểm.
  • Với diễn biến giảm điểm 2 phiên liên tục sau Biên bản họp tháng 12 của FED, khả năng cao nhịp rung lắc sẽ xảy ra, tuy nhiên việc điều chỉnh ngắn hạn trong giai đoạn đầu năm là cơ hội để mua vào đối với các cổ phiếu có dự báo KQKD Q4 tăng trưởng.
  • Không mua đuổi ở nhóm đầu cơ, bất động sản đã tăng nóng trong thời gian vừa rồi
  • Tập trung mua Bank: STB, BID, TCB; Thép: HPG; Nhóm trụ: VIC; Nhóm đầu tư công
  • Với “Hiệu ứng tháng giêng” hằng năm thì khả năng đà tăng của VNINDEX sẽ tiếp tục kéo dài trong tháng 1.
  • Tuy nhiên NĐT cần lưu ý với thành phần tham gia của NĐT cá nhân trên thị trường chiếm hơn 90% thì việc bán rút tiền trước kỳ nghỉ Tết âm lịch sẽ làm cho Thị trường có khả năng giảm điểm ở 1-2 tuần cuối cùng trước Tết

good