Thị trường tuần 26/2023: VNINDEX điều chỉnh, Dòng tiền tăng mạnh vào nhóm Bán lẻ
VNINDEX đóng cửa tuần thứ 26 của năm 2023 với 2 phiên giảm, 3 phiên tăng, mất đi 9,2 điểm tương đương 0,81% đóng cửa tại 1.120,18 điểm.
Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt tỷ đồng, tăng 0,8% so với tuần trước, 3,8% so với trung bình 5 tuần và 39,1% so với trung bình 20 tuần trước.
Hành vi của các nhóm nhà đầu tư: Nhà đầu tư Cá nhân trong nước và Tự doanh là bên mua ròng, Nhà đầu tư tổ chức trong nước và Nước ngoài bán ròng
Nước ngoài: BÁN ròng 341 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ BÁN ròng 135 tỷ đồng.
Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm HPG, VHM, FRT, CTG, HDG, DGW.
Ngược lại, họ bán ròng STB, VRE, NLG, VND, GAS, VNM trong đó VNM được bán ròng liên tiếp 7 tuần, tuy nhiên, giá trị bán ròng đã giảm mạnh trong tuần này.
Nhà đầu tư cá nhân: MUA ròng 1021 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ MUA ròng 214 tỷ đồng.
Họ mua ròng khớp lệnh mạnh nhất NVL, VRE, GAS, VNM, VND.
Nhà đầu tư Cá nhân bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là HPG, KBC, GEX, VHM, VGC, FRT.
Tổ chức trong nước: BÁN ròng 855 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ BÁN ròng 255 tỷ.
Top các mã mua ròng KBC, VGC, VCG, GEX, SSI.
Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất NVL, VNM, BID, GAS, MBB.
Tự doanh: MUA ròng 176 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ MUA ròng 175 tỷ đồng
Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần gồm STB, MBB, CTG, ACB, VIB.
Top cổ phiếu được bán ròng gồm HPG, BCM, MWG, NVL, PET.
Xu hướng Dòng tiền: Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm Hàng và dịch vụ công nghiệp, Thực phẩm và đồ uống, Bán lẻ, giảm ở nhóm Chứng khoán, Xây dựng và vật liệu, Dầu khí
Nhóm Hàng và dịch vụ công nghiệp, Thực phẩm và đồ uống, Bán lẻ có tỉ trọng giá trị giao dịch tuần này tăng so với tuần trước, trong đó chỉ có Bán lẻ tăng trong tuần.
Nhóm cổ phiếu Hàng và dịch vụ công nghiệp có tuần giao dịch với tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 6,53% toàn thị trường, chỉ số giá ngành giảm 1,53 % trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này có lực bán ra mạnh.
Tính trong vòng 1 năm, nhóm này vẫn đang giảm 6,43% và tính từ đầu năm nhóm này tăng 0,27%.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Hàng và dịch vụ công nghiệp đi ngang trong tuần và mang giá trị dương, chỉ số giá giảm cho thấy có áp lực bán ra ở nhóm này nhất là vào phiên cuối tuần.
Chỉ số FMI-Rel của nhóm Hàng và dịch vụ công nghiệp giảm trong tuần và mang giá trị âm cho thấy nhóm này có mức độ giao dịch giảm so với cùng kỳ.
Nhóm ngành đáng chú ý trong tuần: Bán lẻ
Nhóm cổ phiếu ngành Bán lẻ có tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 2,49% toàn thị trường, đứng thứ 2 trong 10 tuần liên tiếp, chỉ số giá tăng 1,42% cho thấy có lực mua chủ động đẩy giá ở nhóm này.
Các mã giao dịch mạnh nhất FRT, MWG, DGW, PET, ABS, toàn bộ tăng điểm trừ ABS trong đó FRT tăng mạnh nhất 5,6% nhờ mức tăng trong ngày cuối cùng của tuần.
Tính trong vòng 1 năm, MWG vẫn còn giảm 39,44%, DGW giảm 34,9%, PET giảm 19,6%, FRT giảm 9%.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Bán lẻ tăng trong tuần và mang giá trị dương, chỉ số giá tăng cho thấy có dòng tiền vào ròng.
Chỉ số FMI-Rel của nhóm Bán lẻ tăng mạnh trong tuần cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn thị trường chung.
Sức mạnh dòng tiền: Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm vốn hóa lớn VN30, giảm ở nhóm vốn vừa VNMID và nhỏ VNSML
Tỉ trọng giá trị giao dịch bình quân của nhóm vốn hóa lớn VN30 tăng lên 40,25% toàn thị trường, chỉ số giá của nhóm này giảm 0,32%.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID giảm xuống 43,75%, chỉ số VNMID giảm 1,69%.
Trong khi đó tỉ trọng nhóm vốn hóa nhỏ VNSML giảm xuống 12,51% trong tuần, chỉ số này giảm 2,35%.