Theo như BCTC Q1/2022, REE ghi nhận doanh thu thuần 2.045 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu, mảng hạ tầng điện nước tăng gấp 3 lần lên 1.445 tỷ đồng, góp 70% tổng doanh thu, mảng BĐS đi ngang còn mảng cơ điện lạnh thì bị giảm tương đối mạnh, từ 568 tỷ đồng về 350 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp 1.150 tỷ đồng, cao hơn 2.6 lần kết quả của quý 1/2021, tương ứng biên lợi nhuận gộp tăng từ 37% lên 56%.
Ngược lại thì doanh thu giảm 66 % cùng kỳ xuống còn 38 tỷ đồng, nguyên nhân do thiếu hụt về khoản lãi từ bán, thanh lý các khoản đầu tư và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái. Khi khấu trừ chi phí vận hành biến động không quá lớn, REE báo lãi sau thuế 955.3 tỷ đồng tăng gấp 2 lần thực hiện quý 1/2021.
Trong ĐHCĐ, REE tỏ ra lạc quan với nguồn thi từ mảng cơ điện lạnh khi dự kiến giá trị HĐ ký kết mới này có thể đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2021.
Trong năm 2022, REE đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 9.247 tỷ đồng, LN thuộc về cổ đông công ty mẹ 2.061 tỷ đồng, lần lượt tăng 60% và 10% so vs năm ngoái. Đặt mục tiêu DT và LNST dự phóng lần lượt đạt 3.930 tỷ đồng và 214 tỷ đòng, tăng 116% và 119%.
Năm 2022, REE đặt mục tiêu mở rộng công suất điện gió lên đến 400MW từ các dự án như VĨnh Hảo, Ea H’Leo và Koong Chro, cũng như là đầu tư và mua lại thêm các dự án điện gió 100-200W và các dự án điện gió ngoài khơi với công suất lớn.
Việc REE đa dạng các danh mục đầu tư về các dự án năng lượng như nhiệt điện, thủy điện, phong điện, điện mặt trời giúp duy trì lợi nhuận, đạt hiệu quả doanh thu trong thời gian sắp tới. Đặt biệt là quý 2 và 3 tới đây, nắng nóng mùa hè sẽ làm tăng doanh thu về điện.
Đồng thời, REE đã góp vốn gần 36 tỷ đồng để sở hữ 29.6% Công ty Thủy Điện Thác Bà 2, với tổng công suất đạt 18.9MW và dự kiến vận hành thương mại vào quý IV/2023. Mảng M&E được dự đoán sẽ có sự phục hồi trong trung hạn nhờ dự án sân bay Long Thành và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.