[PTKT] Chỉ báo RSI phần 2

Em đăng luôn phần 2 cho nóng nhé. Phần 2 tập trung nói về các cách sử dụng RSI phổ biến, một số cách hay nữa em “học lỏm” từ các Trader có tiếng tại Việt Nam, còn backtest như thế nào chắc xin phép được nhờ các bác :sunglasses: :sunglasses:

CÁCH GIAO DỊCH VỚI RSI

1. Sử dụng như tín hiệu phân kì

Nếu giá tạo ra các đỉnh cao mới nhưng RSI lại tạo ra các đỉnh thấp hơn, hoặc giá tạo ra các đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo ra đáy cao hơn.

RSI phân kì không đáng tin cậy khi thị trường có xu hướng mạnh.

Sử dụng kết hợp với mô hình Failure swing để tăng độ hiệu quả.

Khi gặp RSI phân kì nghĩa là giá đang rơi vào trạng thái bão hòa, nghĩa là 1 trog 2 phe ko còn đủ sức để đẩy giá tới đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn nữa.

VD: EURUSD đã tạo 1 đỉnh mới cao hơn, nhưng RSI lại lệch pha tạo 1 đỉnh thấp hơn (phân kì), nên sau đó EUR đã giảm khá mạnh.

2. Sử dụng kết hợp với MACD( đường trung bình động hội tụ phân kì).

MACD dùng để đo lường giá dựa trên mối quan hệ của 2 đường trung bình động EMA thì RSI lại được tính toán bằng cách đo lường sự thay đổi về giá.

Mặc dù cùng báo hiệu sự thay đổi xu hướng sắp tới bằng cách CÙNG cho thấy sự phân kì so với giá nhưng trong nhiều trường hợp RSI và MACD không cùng một hướng. Vì vậy, nên tránh những lúc này và nên vào lệnh lúc 2 chỉ báo này chỉ cùng một hướng.

Ví dụ:

RSI và MACD cùng đưa ra 1 tín hiệu phân kì( đường RSI và MACD đều hướng xuống, đường giá EURUSD hướng lên), vào lệnh Sell tại đây, tiếp sau đó giá EUR giảm xuống.

Khi kết hợp 2 chỉ báo này cần phải có sự đồng thuận xu hướng, khi RSI và MACD không chung hướng thì cần kết hợp các yếu tố khác ví dụ như căn cứ vào các đường EMA để xác định xu hướng.

3. Sử dụng RSI như là một đường trendline kết hợp với các vùng hỗ trợ và kháng cự

Dùng RSI để vẽ các đường xu hướng.

Trendline(ví dụ dưới là các kháng cự trên)

RSI và giá đều cùng đi chung một hướng thì có thể chờ cho giá phá qua 2 đường trendline ở giá và RSI để vào lệnh.

Tại đường hỗ trợ:

Tại giá và RSI đã tạo đường 2 đường hỗ trợ khá mạnh, chờ cho giá rơi xuống và restest lại vùng hỗ trợ này. Tuy nhiên tại vùng hỗ trợ (lúc này chuyển thành kháng cự) thì giá không thể phá qua → dẫn đến dự đoán xu hướng tiếp theo sẽ là một xu hướng giảm.

4. Sử dụng RSI Failure Swing

Kỹ thuật Failure Swing

Failure Swing trên vùng biên 70 gọi là TOP failure swing.

Dưới vùng biên 30 thì gọi là Bottom Failure Swing.

5.4.1 Failure Swing top

Được tạo ra khi giá tạo nên các đỉnh cao hơn nhưng RSI ko thể tạo ra được điểm cao hơn, sau đó giá giảm xuống tạo đáy gần nhất, hình thành Fall point 1, sau đó giá bật lên nhưng ko thể cao hơn so với đỉnh RSI trước đó (chỗ này không được vượt quá vùng biên 70), giá tiếp tục lao xuống dưới Fall point và tạo nên Failure Swing Point (điểm dưới Fall point 1 vài pip). Tại đây có thể kích hoạt tín hiệu bán, hay PHÂN KÌ xuất hiện. (Lý thuyết Dow)

Có một tín hiệu tăng thêm xác suất thắng đó là đỉnh đầu tiên của mô hình Top Failure swing vượt qua đường biên 70 trong khi đỉnh thứ 2 giao động dưới mức 70.

Mô hình minh họa dưới đây:

image

5.4.2. Bottom Failure swing

Khi giá tạo ra 1 đáy thấp hơn, nhưng RSI lại không thể tạo ra được đáy thấp hơn, thay vào đó RSI tăng lên tới gần vùng điểm giá cực đại (swing high) hay Fail Point, sau đó giá lao xuống, nhưng không được vượt quá ra vùng quá bán 30, và tiếp tục đi lên khi nào vượt qua Fail Point sẽ là thời điểm mua vào hay điểm đó còn được gọi là Failure Swing Point.

Một dấu hiệu tăng xác suất thắng là đáy đầu tiên của mô hình Bottom Failure swing nằm dưới biên dưới 30, trong khi đáy thứ hai của mô hình lớn hơn 30.

5.4.3. Cách sử dụng Failure Swing

RSI Failure Swing dùng để dự đoán sự đảo chiều của xu hướng. Vào lệnh Sell/Buy trong xu hướng Tăng/giảm.

Khi RSI tạo một đỉnh thấp hơn (đường giá tạo đỉnh cao hơn) tạo sự thất bại trong xu hướng tăng; hay RSI tạo một đáy cao hơn (đường giá tạo đáy thấp hơn) thể hiện sự thất bại trong xu hướng giảm, thì điểm vào được tạo bởi các mô hình Failure swing.

5.4.4. Ví dụ

Vd1:

Có tín hiệu phân kì của RSI và đường giá

Gía rơi xuống tạo đáy thứ nhất Fall point, sau đó giá tăng lên nhưng ko thể vượt qua đỉnh trước đó ( thõa mãn ko vượt qua đường biên bán 70), sau đó giá tiếp tục rớt xuống tạo Failure Swing point thì vào lệnh bán tại Failure Swing point.

Vd2:

Đường giá tăng trong khi đó đường RSI giảm(phân kì) tạo thành mô hình Top Failure Swing, giá rơi xuống tạo thành 1 Fallpoint sau đó RSI tăng lại nhưng k vượt qua đỉnh cũ và đường biên 70, RSI sau đó tiếp tục lao xuống dưới Fallpoint tạo thành Failure Swing Point , đặt lệnh Sell tại Failure Swing point này.

  • Thấy được sự đảo chiều khi Failure Swing được hình thành.

5.4.4. Sử dụng RSI kết hợp với đường MA

MA50

image

2 Likes

Kiến thức bổ ích :heart:

1 Likes

Cơ mà bác sử dụng RSI trong chứng khoán làm dẫn chứng ok hơn là vs thị trường f.orex đó. Nội quy diễn đàn mình nhớ là k đc nhắc tới f.orex và coin. :grinning:

1 Likes

Vậy hả bác, em tự học thì những người chia sẻ chủ yếu họ giao dịch fo r e x nên biểu đồ minh họa họ toàn đưa các biểu đồ bên thị trường đó lên làm ví dụ nên em note lại thành tài liệu thôi

Gà có đọc bài hay chỉ xem avatar chủ thớt đấy?

3 Likes

Nhìn hình chủ thớt vầy, mà nó gọi bằng “bác” :relieved:. Pó tay, luôn đó anh :joy:

1 Likes

Chủ thớt có nhận dạy kèm ptkt ko :smiling_face_with_three_hearts:

em ko bác ạ, chẳng đủ trình để dạy ai đâu, cá nhân em cũng là người học và muốn chia sẻ lại quá trình học của mình thôi :joy: :joy: