Phan tích và khuyến nghị mua FPT

Công ty gần như hoàn thành một năm 2022 thành công với mức tăng trưởng 31% của mảng dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài và được kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong 2023. Duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 96k đồng/cp, tương ứng tỷ suất sinh lợi 27,7% vào cuối 2023.

FPT công bố doanh thu thuần 9T2022 đạt 30.975 tỷ đồng, tăng 24,1% n/n và LNTT đạt 5.665 tỷ đồng, tăng 23,8% n/n. Tăng trưởng tương ứng trong 11T2022 đạt 23,4% và 22,5%.

KQKD 9T2022 của FPT:

Mảng Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu tăng 29,4% trong 9T và 31% n/n trong 11T2022. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 9T2022 tăng 27,6% n/n, với biên LNTT đạt 16,5%, tương tự như 9T2021. Hầu hết các thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao, như Mỹ (+42,4% trong 9T, +48,6% trong 11T), châu Á-TBD (+56,4% trong 9T, +47,3% trong 11T), châu Âu (+23,4% trong 9T). Doanh thu từ thị trường Nhật Bản sau khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và đồng JPY giảm giá sâu đã bắt đầu phục hồi, tăng 12% trong 9T và 13% n/n trong 11T2022 (so với mức tăng 8% n/n trong 6T2022). Thị trường Nhật được kỳ vọng sẽ trở lại mức tăng trưởng cao 25-30% trong 2023 do các khách hàng đầu tư trở lại cho các hoạt động CNTT sau dịch. Với tăng trưởng doanh thu ký mới khả quan (tăng 42,6% n/n trong 9T và 37,1% trong 11T2022), FPT có khả năng đạt được mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài trong 2023, từ mức khoảng 800 triệu USD hiện tại.

Doanh thu dịch vụ chuyển đổi số tăng 34% trong 9T và 27% n/n trong 11T2022, chiếm 38% doanh thu của mảng dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài. FPT nhấn mạnh vào các công nghệ như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI)/phân tích dữ liệu, low code, v.v.

Hoạt động dịch vụ CNTT thị trường trong nước ghi nhận doanh thu tăng 11,8% trong 9T và 2,7% n/n trong 11T2022. Kết quả này phần lớn do khu vực ngân hàng và bất động sản tăng trưởng chậm do gặp nhiều khó khăn và tình hình tăng trưởng tín dụng hạn chế trong thời gian qua. Ngoài lĩnh vực ngân hàng và bất động sản chiếm 40% doanh thu của hoạt động dịch vụ CNTT trong nước, các nhóm khách hàng quan trọng khác bao gồm các doanh nghiệp trong danh sách VNR500 (chiếm 40% doanh thu) và khu vực công (20%). Mặc dù triển vọng của mảng hoạt động này có thể được thúc đẩy bởi hai nhóm còn lại do hoạt động chuyển đổi số trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây không chỉ ở các doanh nghiệp mà cả khu vực công, tuy nhiên, tình hình khó khăn của lĩnh vực bất động sản và bức tranh kinh tế không thuận lợi được dự đoán sẽ kéo dài trong nửa đầu năm 2023 và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của mảng hoạt động này. Chúng tôi giả định mảng dịch vụ CNT trong nước có thể chỉ tăng một chữ số thấp trong năm 2023.

Doanh thu và LNTT của mảng dịch vụ viễn thông trong 9T2022 lần lượt tăng 16,1% và 20,5% n/n, đạt 10.243 tỷ đồng và 1.928 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của dịch vụ băng thông rộng tăng 9,3% n/n trong khi các hoạt động khác tăng 25,1% n/n. Biên LNTT của toàn bộ mảng dịch vụ viễn thông đạt 18,8% so với 18,1% trong 9T2021 nhờ tăng trưởng lợi nhuận của dịch vụ Pay TV. Dịch vụ này đóng góp khoảng 22% vào doanh thu dịch vụ viễn thông trong 9T2022 và có biên LNTT 12-13%, có thể tăng lên 16-17% sau khi tăng quảng cáo và nội dung phát sóng. Trong năm 2023, chúng tôi cho rằng mảng dịch vụ viễn thông có thể tiếp tục được đóng góp chính bởi các dịch vụ băng thông rộng, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể không gây chú ý vì tiềm năng tăng trưởng của thị trường không còn nhiều, trong khi các dịch vụ còn lại có thể tìm kiếm mức tăng trưởng hai chữ số hấp dẫn.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487