I. Tóm tắt bức tranh kinh tế tháng 5 và 5 tháng năm 2023.
Trước tiên, ta hãy cùng nhìn lại bức tranh kinh tế tháng gần nhất:
Bức tranh kinh tế tháng 5 tiếp tục khó khăn khi chỉ số PMI, sản xuất, đầu tư đều sụt giảm so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường và tạm ngưng kinh doanh tăng mạnh. Việt Nam có độ mở lớn nên các thách thức từ vĩ mô quốc tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Qúy 2 tới.
Tuy nhiên, một số tín hiệu khởi sắc đến từ:
Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu phục hồi nhẹ so với tháng 4 tập trung ở nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất điện.
Hoạt động bán lẻ, tiêu dùng tuy hồi phục chậm nhưng vẫn đóng góp vào đà tăng, trong đó du lịch phục hồi tích cực.
Đầu tư công có sự cải thiện tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Lạm phát, tỷ giá duy trì ổn định; Mặt bằng lãi suất giảm bước đầu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp tạo dư địa điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến yếu tố giá cả hàng hóa lương thực, thực phẩm cùng với hàng hóa cơ bản (điện, y tế, giáo dục) và chi phí lương cơ sở tăng sẽ tác động đến lạm phát.
Việc các động lực tăng trưởng kinh tế vẫn giảm cùng với thách thức từ vĩ mô toàn cầu, triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tiếp tục kém khả quan trong Q2/2023. Tuy nhiên, đà giảm của lợi nhuận trong Q2/2023 sẽ thấp hơn quý trước nhờ một số nhóm ngành triển vọng khởi sắc hơn.
II. Ngành được dự báo kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý 2/2023
Với nhóm xuất khẩu: Trong bối cảnh tình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Việt Nam nhiều khả năng vẫn duy trì xuất siêu chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu yếu. Số liệu xuất khẩu giảm hơn 18% trong tháng 5, sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp nhóm xuất khẩu đặc biệt trong nền tăng trưởng đầu kỳ cao của năm 2022. Theo dõi: IDI, TNG, TCM,…
Nhóm Khu công nghiệp: Sự giảm tốc của dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nhóm khu công nghiệp. Tuy nhiên, một số tỉnh thành vẫn đang duy trì FDI tốt như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng. Do đó, triển vọng kinh doanh của nhóm này sẽ có sự phân hóa, cơ hội cho nhóm doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn và ký được hợp đồng ghi nhớ cho thuê đất từ các năm trước. Theo dõi: KBC, SZC, VGC,…
Nhóm hàng không, du lịch: Tăng trưởng số liệu về hàng không, du lịch cũng như lưu trú, ăn uống tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ điều cũng sẽ giúp cho kết quả kinh doanh các doanh nghiệp hàng không, dịch vụ du lịch, lưu trú khởi sắc hơn. Theo dõi: HVN, VJC, SKG,…
Nhóm đầu tư công: Tín hiệu cải thiện từ tỷ lệ giải ngân đầu tư công và các dự án giao thông trọng điểm được triển khai kỳ vọng các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, xây dựng phục hồi trong nửa cuối năm. Theo dõi: LCG, CII, PLC,…
Các chính sách tích cực kỳ vọng hỗ trợ thị trường và các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong nửa cuối năm: Bên cạnh các chính sách đã được ban hành, một số chính sách, luật mới cần lưu ý trong thời gian tới: Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản dự kiến; Chính sách giảm thuế VAT, chính sách tăng lương cơ bản, Luật tín dụng, Dự thảo sửa đổi Thông tư 41/2016 (nới lỏng tín dụng cho BĐS KCN, NOXH).
Các chính sách mới nếu được thông qua kỳ vọng giúp phục hồi sức cầu nền kinh tế cũng như phục hồi thị trường bất động sản, qua đó tạo hiệu ứng tâm lý tích cực đến thị trường chung.
Một số nhóm hàng riêng lẻ có tình hình kinh doanh tốt như xuất khẩu gạo, giấy, sản phẩm hóa chất hay nhóm có câu chuyện riêng điện, dầu khí, kỳ vọng các nhóm này sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong các quý tới. Theo dõi: DGC, PVS, PVB, POW,…
Mời anh chị em bổ xung thêm danh mục kỳ vọng quý II.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487