Kết quả kinh doanh:
HĐQT GVR đề ra chỉ tiêu doanh thu đạt 29.707 tỷ đồng, tăng 4,79% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất là 6.480 tỷ đồng và 5.340, lần lượt bằng 104,3% và 100% thực hiện năm 2021. Về phía công ty mẹ, kế hoạch doanh thu là 4.460 tỷ đồng, tăng 12,4%. Lợi nhuận sau thuế 2.300 tỷ đồng, giảm 1,4% so với kết quả năm trước.
Kết thúc quý I/2022, GVR đạt doanh thu hợp nhất 4.905 tỷ đồng, tăng 10,3% so với quý I/2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.315,6 tỷ đồng, tăng 8%. Với kết quả trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 16,5% kế hoạch doanh thu và 24,6% chỉ tiêu lợi nhuận. Ban lãnh đạo GVR đánh giá 2022 tiếp tục là năm đầy khó khăn, thách thức, nhất là với lĩnh vực cao su, ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của Tập đoàn.
Năm nay, GVR sẽ tập trung phát triển 5 mảng kinh doanh chính gồm nông nghiệp, khu công nghiệp, công nghiệp cao su, chế biến gỗ, thủy điện nhằm đảm bảo nguồn thu ổn định.
Nhận định:
Từ tháng 6/2021 đến khoảng 14/4/2022, GVR đã hình thành mô hình vai đầu vai, và đúng theo lý thuyết, sau đó giá của GVR đã giảm dù chưa đúng với chiều cao đã đo (23/5). Sau khi kết thúc mô hình, GVR đang có dấu hiệu hồi phục và tăng trở lại. Tuy nhiên sau ngày 9/6, GVR lại có xu hướng đảo chiều và các phiên tiếp theo vẫn tiếp tục giảm. Dự kiến GVR đang hình thành mô hình 2 đáy khi đã tiệm cận vùng đáy 2. Khả năng cao trong 2-3 phiên tới sẽ hình thành xong đáy sau đó sẽ đi lên. Theo lý thuyết, GVR có thể tăng đến 35.2, tuy nhiên với tình hình thị trường đang rung lắc như hiện nay, khả năng phá vỡ khi mô hình hoàn thành xong 2 đáy cũng có khả năng sẽ xảy ra. Có thể xem xét để bắt đáy trong thời gian này.