Quy hoạch điện 8 sau nhiều lần sửa đổi đã tới những bước cuối cùng để quyết định triển vọng ngành điện trong giai đoạn 2023-2030 và 2030-2050, tiến tới Zero Carbon. Cuộc cách mạng xanh đem lại nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ điện tái tạo.
Thế nhưng ngành điện không chỉ toàn màu hồng. Năm 2022 có thể coi là “vùng trũng” của các dự án điện tái tạo. Sau khi giá FIT hết hiệu lực, bảng giá điện mới dường như thấp hơn so với kỳ vọng của các chủ đầu tư. Giai đoạn 2023-2030 dự báo ngành điện Việt Nam sẽ tập trung ổn định, “hồi sức”.
Cùng theo dõi video tìm hiểu cơ hội đầu tư của ngành được coi là phòng thủ, nhưng vẫn có tiềm năng tăng trưởng, và những cơ hội đầu tư trong năm 2023 với xác suất cao dần xảy ra hiện tượng El Nino.
Cổ phiếu điện là cổ phiếu phòng thủ, chứ tăng trưởng đột biến rất khó xảy ra. Cơ bản, nếu theo đầu tư an toàn thì mau cp điện, nhưng nếu muốn giàu nhanh thì phải đầu cơ, mà cổ phiếu đàu cơ phải thuộc lĩnh vực nóng, biến động mạnh như bđs, tài chính,…và đặc biệt phải luôn có số đông hô hào, bánh vẽ lùa gà thì mới có cơ hôi!
Trùm NLTT VN là GEG
( nhưng mình đầu tư cp khác trong nhóm NLTT)
GEG - Tăng tốc hướng tới năng lượng xanh
Nguồn báo cáo: Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng - PHS
Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Điện Gia Lai - Mã CK: GEG(14.8 0.0 %)
Chi tiết: Dạng tệp: Ngày phát hành: 05/01/2023
Định giá & khuyến nghị: Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 23,000 đồng/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 48%. Định giá của PHS đã bao gồm 2 nhà máy điện gió sắp tới với tổng công suất 130 MW nhưng chưa tính đến dự án điện mặt trời Đức Huệ 2 với công suất 49 MWp do sự không chắc chắn liên quan đến chính sách khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời, do giá đề xuất của EVN cho các dự án điện mặt trời chuyển tiếp thấp hơn nhiều so với giá FIT trước đây (1,188 đồng/kWh đối với ĐMT mặt đất và 1,570 đồng/kWh đối với ĐMT nổi)
. Vốn cần đầu tư theo QH điện 8 cực lớn, lớn hơn ĐTC nhiều!
Vốn đầu tư từ chính phủ và các định chế tài chính lớn nhất là NN tham gia vào NLTT
Với chương trình phát triển điện lực Quy hoạch điện VIII, hằng năm Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 99,32-115,96 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2021-2030, trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 85,70-101,55 tỷ USD (mỗi năm khoảng 8,57-10,15 tỷ USD) và khoảng 180,1-227,38 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2031-2045.