I. Cập nhật hoạt động Quý I/2022
- Về tín dụng và tiền gửi
• Tín dụng Q1/2022 tăng cao nhất trong 4 năm gần đây. Hết Q1, tăng trưởng cho vay khách hàng của các ngân hàng đang niêm yết đạt 6,35% so với đầu năm và tăng 18,56% so với cùng kỳ.
• Tiền gửi toàn hệ thống đã bật tăng tốt trở lại, Q1/2022 tăng 3,6% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi từ các TCKT tăng 3,89% mạnh hơn tăng trưởng tiền gửi dân cư 3,28%.
• Biên lãi ròng (NIM) Q1/2022 tăng nhẹ so với đầu năm, đặc biệt tỷ lệ CASA tại nhóm quốc doanh được cải thiện khi đã thực hiện miễn phí giao dịch kênh số từ đầu năm. Trong đó, có 15 ngân hàng có NIM Q1 mở rộng so với năm 2021 (như: SHB, LPB, MSB, MBB…) với mức trung bình 16 điểm phần trăm, trong khi mức giảm của các ngân hàng còn lại trung bình là 17 điểm phần trăm.
- Về chất lượng tài sản
Chất lượng tài sản bị suy giảm nhưng vẫn trong tầm kiểm soát với tỷ lệ bao nợ xấu duy trì mức cao. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao sẽ giúp tạo bộ đệm an toàn và của để dành ghi nhận hoàn nhập trong tương lai. Có thể kể tới một vài ngân hàng có tỷ lệ bao nợ xấu cao như: VCB, BID, MBB cao kỷ lục trên 250%; CTG, ACB, TCB, STB, TPB, LPB đều có tỷ lệ trên 100%. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng trên dù đa số tăng so với năm 2021 nhưng vẫn giữ được mức khả quan.
- Về doanh thu – chi phí
• Tổng thu nhập hoạt động tăng 22,21% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chủ yếu tới từ thu nhập lãi thuần tăng 19,1% nhờ tín dụng và NIM được cải thiện tích cực. Một số ngân hàng có mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần ấn tượng như: SHB (+89,7%), MBB
(+40,9%), MSB (+38,3%), TCB (+32,5%) trong khi ở chiều giảm có: CTG (-4,7%yoy) và STB (-8,9%yoy). Thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng tăng 31,6%, trong đó thu thuần dịch vụ tăng 13,97% với đóng góp chủ yếu tới từ nguồn thu bảo hiểm, thanh toán, thẻ vốn bị ảnh
hưởng mạnh bởi đợt giãn cách xã hội do dịch năm 2021.
• Tổng chi phí tăng 14,5% so với cùng kỳ. Việc đẩy mạnh công nghệ số đã giúp các ngân hàng tối ưu hóa chi phí hoạt động, do vậy chi phí hoạt động Q1/2022 chỉ tăng nhẹ 12,3% trong khi tổng thu nhập hoạt động tăng 22,2% đã giúp hệ số CIR của các ngân hàng giảm còn 30,1% từ mức 32,8% Q1/2021. Chi phí dự phòng tăng 18,2% so với cùng kỳ do các ngân hàng vẫn thận trọng
với xu hướng nợ xấu có thể gia tăng sau khi TT14 gia hạn nợ cơ cấu hết hạn vào tháng 6/2022.
NGUỒN: AGRISECO phân tích
