Lý do chính là IDC là vua BĐS KCN với gần chục ngàn ha đất KCN cũ và mới…2022 sẽ thay thế NTC trở thành DN BĐS KCN có thị giá lớn nhất TT CKVN…
Chính vì em quá ngon nên em bị đè thôi…CÓ GÌ LẠ ĐÂU…
Bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022
14-12-2021 14:00:00+07:00
14/12/2021 14:00 4
Trong năm 2022, CTCP Chứng khoán VNDirect cho rằng ngành bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) sẽ vẫn duy trì được sức hút nhờ được thúc đẩy bởi việc mở rộng sản xuất và sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Nhìn lại năm 2021, đối với khu vực phía Nam, tổng diện tích đất công nghiệp đã đưa vào hoạt động tăng 3.6% so với đầu năm, đạt 37,800 ha trong 9 tháng đầu năm 2021, kéo theo đó là diện tích cho thuê tăng 4.4% lên 26,000 ha. Nguồn cung mới chủ yếu đến từ Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT), Đồng Nai và Bình Dương. Nguồn cầu tiếp tục vượt cung mới với tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng 1.0% so với cùng kỳ, lên 89.8%.
Trong bối cảnh nhu cầu cao và diện tích đất công nghiệp hạn chế, giá thuê đất trung bình tiếp tục tăng 7.3%, lên 114 USD/m2/kỳ thuê. Trong đó, VNDirect nhận thấy giá thuê tại BR-VT ghi nhận mức tăng ấn tượng 14.9%, lên 85 USD/m2/kỳ thuê nhờ vào tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó ở thị trường miền Bắc, tổng diện tích đất công nghiệp đã đưa vào hoạt động tăng 5.7% kể từ đầu năm lên 15,300ha trong 9 tháng đầu năm 2021, kéo theo diện tích cho thuê tăng 5.7% kể từ đầu năm lên 10,600 ha. Nguồn cung mới chủ yếu đến từ Bắc Ninh và Hải Phòng. Nguồn cầu tiếp tục vượt cung mới với tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng từ 2.2% trong cùng kỳ năm trước lên 87.5%.
Về giá thuê, giá thuê đất tại khu vực tiếp tục tăng trong quý 3/2021, với mức tăng trung bình 6.1% so với cùng kỳ, lên 108 USD/m2/kỳ thuê. Trong đó, VNDirect nhận thấy giá thuê tại Hà Nội và Hải Phòng tăng mạnh nhất với 8.7% (lên 150USD/m2/kỳ thuê) và 6.6% (lên 106USD/m2/kỳ thuê), nhờ sự thúc đẩy của phát triển cơ sở hạ tầng tại những khu vực này.
Triển vọng năm 2022
Đối với năm 2022, VNDirect cho rằng với lợi thế nguồn lực lao động trẻ và dồi dào, cùng với chi phí hoạt động thấp và các ưu đãi thuế, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược “Trung Quốc+1”. Thêm vào đó với các hiệp định thương mại mới như RCEP và EVFTA bên cạnh các FTA hiện hữu khác, sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sản xuất và duy trì dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm tới. Do đó, CTCK này kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ chảy vào Việt Nam mạnh mẽ hơn trong năm 2022.
Bên cạnh đó, VNDirect quan sát thấy cả doanh nghiệp nước ngoài và nội địa đang tích cực mở rộng sản xuất nhờ nền tảng sản xuất vững chắc của Việt Nam như LG Electronics, Intel, Mitsubishi Motors, O.N Vina. Theo Houselink, có 193 dự án mở rộng sản xuất (3,816 ha diện tích đất) đang được xây dựng trong 8 tháng đầu năm 2021, với tổng vốn đầu tư là 6 tỷ USD. Bên cạnh đó, có 435 dự án mở rộng (12,104 ha diện tích đất) đang trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế trong, cao hơn so với 387 dự án mới (6,597 ha), do đó CTCK này cho rằng xu hướng mở rộng sản xuất vẫn còn mạnh mẽ trong năm 2022.
Ngoài những ngành truyền thống, theo Bộ Công Thương, doanh thu từ thương mại điện tử của Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng kép ước tính đạt 44.9% lên 52 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2025. Nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ làm tăng nhu cầu về diện tích nhà kho để dự trữ hàng hóa. VNDirect tin rằng kho bãi có vị trí gần các đầu mối giao thông chính như các sân bay và bến cảng có mạng lưới kết nối giao thông tốt sẽ được săn đón mạnh mẽ. Do đó, các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất tại BRVT, Hải Phòng sẽ được hưởng nhiều lợi thế nhất.
VNDirect dự báo diện tích đất KCN ở phía Nam có thể sẽ tăng thêm hơn 3,500 ha trong năm 2022 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực, chủ yếu từ Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Cơ sở hạ tầng đang được đẩy mạnh phát triển với các dự án sắp và đang được triển khai như 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và giai đoạn một của dự án sân bay quốc tế Long Thành.
CTCK này cho rằng nhà kho và nhà xưởng xây dựng sẵn sẽ tiếp tục thu hút trong năm 2022 với việc hàng loạt các chủ đầu tư cả trong nước và nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội gia nhập vào thị trường này. CBRE dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép của nguồn cung mới nhà kho và nhà xưởng xây sẵn lần lượt là 22% và 14% ở phía Nam cũng như 46% và 10% tại phía Bắc trong giai đoạn 2021-2023.
Thượng Ngọc
Sau Amata, đến lượt IDICO cũng muốn nghiên cứu đầu tư Khu công nghiệp - đô thị Cù Bị ở Bà Rịa - Vũng Tàu
10:03 | 17/10/2021
[Like](javascript:
[
Chia sẻ
](javascript:
Tổng Công ty IDICO - CTCP kiến nghị chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép được khảo sát, nghiên cứu đầu tư một phần dự án Khu công nghiệp - đô thị Cù Bị.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây có công văn gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh (Ban Quản lý) về việc Tổng Công ty IDICO - CTCP (Mã: IDC) kiến nghị cho phép được khảo sát, nghiên cứu đầu tư một phần dự án Khu công nghiệp - đô thị Cù Bị (huyện Châu Đức).
Theo công văn, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét đề nghị của IDICO, có ý kiến tham mưu, đề xuất UBND tỉnh theo quy định trong tháng 10/2021.
Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Trong diễn biến liên quan, trước đó Tập đoàn Amata (Thái Lan) cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị được nghiên cứu dự án đầu tư Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại xã Cù Bị, huyện Châu Đức.
Theo Cổng thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, huyện Châu Đức hiện có hai Khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp - đô thị Châu Đức quy mô 2.282 ha do Công ty Sonadezi Châu Đức làm chủ đầu tư với số vốn đăng ký hơn 4.056 tỷ đồng; Khu công nghiệp Đá Bạc quy mô 300 ha do CTCP Đông Á Châu Đức làm chủ đầu tư, tổng mức đăng ký 530 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện này còn có Cụm công nghiệp Ngãi Giao được thành lập từ năm 2008, quy mô 30 ha do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Kim Cương làm chủ đầu tư.
Tiện ích khu công nghiệp: “Gà” chờ… đẻ trứng vàng
Nhu cầu sử dụng các dịch vụ, tiện ích trong khu công nghiệp ngày càng cao đang mở ra một kênh đầu tư mới đầy tiềm năng.
Chia sẻ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
-
https://reatimes.vn/bds-khu-cong-nghiep-giam-dien-tich-thue-moi-do-anh-huong-cua-dich-covid-19--1599907008390.htmlhttp://cdn.reatimes.vn/mediav2/media_old/upload/6pOLdjmNNzLLGj9q5xKNCw/files/2020/8/1/bat-dong-san-CN.jpg(image larger than 256KB)
BĐS khu công nghiệp: Giảm diện tích thuê mới do ảnh hưởng của dịch Covid-19 -
Nhiều tiềm năng hấp dẫn đầu tư, BĐS khu công nghiệp vẫn gặp khó?
Nhu cầu lớn
Làm việc cho một doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã gần 6 năm nay, cứ mỗi chiều tan tầm, chị Hương lại phải vòng thêm một đoạn qua chợ cóc gần nơi làm việc để mua đồ ăn cho cả nhà. Quãng đường tuy không dài, nhưng cũng gây bất tiện.
Hay với anh Tuấn, phụ trách mảng truyền thông nội bộ cho một doanh nghiệp cũng trong khu công nghiệp này, trong thời gian giải lao, đổi ca, anh em đồng nghiệp muốn mời nhau ly cà phê cũng khó bởi phải ra khỏi khu công nghiệp để tìm quán.
Với một dự án quy mô khoảng 300ha, có 85 doanh nghiệp và hàng chục nghìn lao động như Khu công nghiệp Thăng Long, việc chuyên tâm quy hoạch không gian chỉ phục vụ cho sản xuất cũng đã cho thấy không ít bất cập, khi người lao động muốn sử dụng các dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng, dược phẩm… mà chưa được đáp ứng kịp thời như câu chuyện của chị Hương, anh Tuấn là rất phổ biến.
Theo các chuyên gia, để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì hạ tầng xã hội giữ một vai trò quan trọng. Thực tế cũng chứng minh, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát vừa qua, việc chưa có được hạ tầng xã hội đủ tốt để người lao động đủ điều kiện tham gia sản xuất “3 tại chỗ” hay theo hình thức “2 điểm đến, 1 cung đường” là một trong những nguyên nhân tạo ra làn sóng “bỏ phố về quê” của người lao động trong khu công nghiệp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, các dịch vụ, tiện ích trong khu công nghiệp nếu được bố trí tốt sẽ không chỉ giải quyết phần nào bài toán sản xuất tại chỗ khi có sự cố, tạo sự ổn định cho các khu công nghiệp, mà còn giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động cũng như người dân khu vực xung quanh.
Một nghiên cứu mới đây của Công ty cổ phần Long Hậu cho thấy, có 3 nhu cầu người lao động trong khu công nghiệp mong muốn được đáp ứng, đó là nhu cầu cơ bản (cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê…), nhu cầu sức khoẻ (trung tâm chăm sóc sức khoẻ, cửa hàng dược phẩm…) và nhu cầu đào tạo (trường học cho con em công nhân, trung tâm ngoại ngữ…)
Trong đó, có 60% doanh nghiệp mong muốn có thêm dịch vụ cung cấp suất ăn chất lượng hơn và giao hàng tận nơi; 40% doanh nghiệp có bếp ăn tại công ty có nhu cầu về thực phẩm, văn phòng phẩm… Ngoài ra, nhu cầu về trung tâm chăm sóc sức khoẻ tại khu công nghiệp cũng tăng cao, nhất là khi doanh nghiệp và người lao động vừa sản xuất, vừa phòng dịch như hiện nay.
Theo ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó giám đốc Xúc tiến đầu tư của Công ty Long Hậu, gần 200 doanh nghiệp và trên 25.000 người lao động tại Khu công nghiệp Long Hậu (xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, tiện ích khai thác. Cùng với đó là trên 80.000 người dân thuộc 3 xã Long Hậu, Long Thới và Hiệp Phước cũng là nguồn khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ, tiện ích được phát triển trong khu công nghiệp.
Mảnh ghép hoàn hảo cho hệ sinh thái khu công nghiệp
Đánh giá về việc triển khai các dịch vụ, tiện ích trong khu công nghiệp, ông Vũ Công Trụ, chuyên gia bất động sản khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư cho rằng, triển vọng của việc phát triển và cung cấp các dịch vụ, tiện ích trong khu công nghiệp là rất lớn đối với cả chủ đầu tư và khách thuê mặt bằng kinh doanh. Đặc trưng của thị trường với hàng chục, hàng trăm nghìn người tập trung quanh một khu vực chỉ vài chục ki-lô-mét vuông này (tương ứng một khu công nghiệp 200ha hoặc nhiều khu công nghiệp lân cận nhau tổng quy mô vài ngàn héc ta) là nguồn cầu sẵn có và ngày càng đòi hỏi cao, loại hình kinh doanh đa dạng, tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian hoàn vốn nhanh, môi trường kinh doanh an toàn.
Theo ông Trụ, đối với khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao hoặc có công ty đa quốc gia đến đầu tư thì điểm thuận lợi ở đây là nguồn cầu về tiện ích sinh hoạt rất lớn, dẫn đến việc các chủ đầu tư khu công nghiệp và đơn vị cung cấp tiện ích thúc đẩy nhanh các hoạt động kinh doanh này, từ đó thúc đẩy nguồn cung tăng nhanh và sẽ tiến tới hình thành một thị trường cung ứng dịch vụ công nghiệp hoàn chỉnh ngay tại khu công nghiệp và khu vực xung quanh. Ngược lại, khó khăn của các khu công nghiệp này là khó chủ động điều phối các bên cung cấp liên quan trong suốt thời gian vận hành để đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ.
Với khu công nghiệp đang ở giai đoạn xây dựng ban đầu, việc cần làm trước mắt là căn cứ vào yếu tố địa lý kinh tế và điều kiện thị trường của khu vực để tiến hành quy hoạch ngay các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh vận hành của khu công nghiệp theo hướng đáp ứng tối đa yêu cầu của các khách thuê sản xuất cũng như các khách thuê kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Về giải pháp thực hiện, theo ông Trụ, một mặt cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trọng tâm tới các khách thuê mục tiêu - tìm và thu hút đúng được khách thuê “mỏ neo”, mặt khác phát triển các dịch vụ, tiện ích cốt lõi của mình và tìm kiếm/lựa chọn/liên kết các nhà cung cấp/nhà thầu có năng lực để đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thiện.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhận thấy tiềm năng từ việc phát triển các dịch vụ, tiện ích trong khu công nghiệp, nhiều chủ đầu tư đã tập trung hơn vào mảng dịch vụ mới này.
Đơn cử, Công ty Long Hậu đang đẩy mạnh mảng dịch vụ, tiện ích khu công nghiệp với nhiều giải pháp thu hút khách thuê mặt bằng để phát triển các mô hình kinh doanh. Theo đó, khách thuê sẽ được Long Hậu hỗ trợ tiếp cận kết hợp bán hàng tại chỗ và giao hàng với những chính sách ưu đãi riêng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp và khách hàng đơn lẻ. Các khách thuê còn được hỗ trợ kết nối, truyền thông đến các doanh nghiệp và người lao động trong khu công nghiệp qua các kênh truyền thông online và trực tiếp.
Cùng với đó, Long Hậu cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động thường niên như Long Hậu Supplier Day, hội chợ Tết cho người lao động, tuần lễ sản phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản, hội thao khu công nghiệp…, góp phần kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ, tiện ích với doanh nghiệp và người lao động.
Hay tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 (Đồng Nai) của Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), dịch vụ nhà hàng, tổ chức tiệc cưới đã được cung cấp tới người lao động. Theo đại diện IDICO, đầu tư cho dịch vụ, tiện ích khu công nghiệp là một lĩnh vực đầy tiềm năng, do vậy, thời gian tới, IDICO sẽ thí điểm mô hình này ở Khu công nghiệp Hựu Thạnh (Long An). Trước mắt, IDICO sẽ cho thuê mặt bằng kinh doanh để cung cấp các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí… ngay trong khu công nghiệp, khách hàng hướng tới là người lao động và người dân khu vực lân cận.
“Chiến lược của IDICO là tạo hệ sinh thái khép kín trong khu công nghiệp. Theo đó, IDICO sẽ phát triển khu công nghiệp gắn kết với dịch vụ, đáp ứng nơi ăn, chốn ở phù hợp, giúp người lao động yên tâm làm việc. Đây cũng là định hướng cho các khu công nghiệp của IDICO trong tương lai”, vị đại diện trên chia sẻ thêm.
Ông Lê Bảo Chân Thiện, Giám đốc cấp cao Khối Bất động sản Pharmacity cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người dân nói chung, người lao động tại các khu công nghiệp nói riêng ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh, ví dụ việc test nhanh Covid-19 đang là nhu cầu rất lớn của người lao động, doanh nghiệp, cho nên Pharmacity đang tập trung triển khai các nhà thuốc, trung tâm chăm sóc sức khỏe trong các khu công nghiệp.
“Các sản phẩm y tế như khẩu trang, thực phẩm chức năng, vitamin ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Do đó, Pharmacity đang hướng đến việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm định kỳ, các sản phẩm y tế cho người lao động trong các khu công nghiệp qua việc đặt các nhà thuốc ngay trong khu vực sản xuất để phục vụ người lao động”, ông Thiện nói./.
IDICO CÓ HAI KHU CÔNG NGHIỆP CẠNH CẢNG BIỂN ĐẶC BIỆT
KCN Phú Mỹ II diện tích 620 ha và Phú Mỹ II mở rộng diện tích 398 ha nằm ngay cạnh Cảng đặc biệt Cái mép. Các KCN này đã được IDICO đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và đang thu hút cho thuê với nhiều ưu đãi.
Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng nằm cạnh cảng biển đặc biệt Việt Nam. Ảnh: IDICO
Theo Tổng công ty IDICO - CTCP, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày 22/9/2021 nêu rõ, quy mô, chức năng, hệ thống cảng biển Việt Nam có 4 loại cảng biển gồm: loại đặc biệt 2 cảng, loại I là 15 cảng, loại II có 6 cảng và loại III có 13 cảng nằm trên địa bàn nhiều tỉnh thành tại Việt Nam.
Đáng chú ý, hai cảng biển đặc biệt của Việt Nam, cửa ngõ trung chuyển quốc tế là Cảng biển Hải Phòng (Lạch Huyện) và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu (Cái Mép). Cả hai cảng biển này sẽ được ưu tiên phát triển về kết cấu hạ tầng. Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng do IDICO làm chủ đầu tư nằm cạnh cảng biển đặc biệt Việt Nam là Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Cảng biển đặc biệt Cái Mép là cảng biển lớn nhất trong cụm cảng biển số 5 theo quy hoạch cũ và là Cảng biển nước sâu lớn thứ 19/21 cảng nước sâu lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi có thể tiếp nhận các tàu trên 200.000DWT và bao gồm nhiều Cảng lớn như: Tân Cảng Cái Mép, Cảng Quốc Tế Cái Mép, Cảng SP-PSA, Cảng Phú Mỹ, Cảng SITV, Cảng PTSC…
Tại khu vực Cảng đặc biệt Cái Mép, IDICO hiện có 4 khu công nghiệp. Trong số đó, có hai khu công nghiệp cách Cảng đặc biệt Cái Mép khoảng 10 km là Mỹ Xuân A với diện tích 304 ha đã được lấp đầy và Mỹ Xuân B1 có diện tích 226 ha cũng đã lấp đầy nhưng đang tiếp tục mở rộng thêm 120 ha.
Riêng hai khu công nghiệp Phú Mỹ 2 với diện tích 620 ha và Phú Mỹ 2 mở rộng có diện tích 398 ha nằm ngay cạnh Cảng đặc biệt Cái mép. Các khu công nghiệp này đã được IDICO đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh và đang thu hút đầu tư, cho thuê đất với nhiều ưu đãi như: miễn phí thực hiện thủ tục đầu tư, thành lập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế theo chính sách của Nhà nước…
Nhờ lợi thế trong việc dễ dàng tiếp cận hệ thống hạ tầng cảng biển đặc biệt Cái Mép đang trên đà phát triển nhộn nhịp nhất Việt Nam, Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng được kỳ vọng sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực logistics, bất động sản hậu cần, kho bãi, kho lạnh, xuất nhập khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo…/.
Các quỹ NN họ thèm khát 2 KCN của IDC ở cảng biển này đây…vô địch về vị trí tiềm năng và giá thuê…
Phát triển Cái Mép-Thị Vải thành đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới
Thứ hai, 22/03/2021 07:00
Đọc bài viết In bài E-mail - + A- A+
“Đồng ý với việc thành lập khu thương mại tự do tại Cái Mép; tập trung phát triển khu vực Cái Mép - Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, cạnh tranh ngang hàng với Singapore và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045”…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: MẠNH THẮNG
Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc giữa Đoàn Công tác của Chính phủ với tỉnh BR-VT về tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh quý I/2021 diễn ra sáng 20/3. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và đại diện các bộ, ngành trung ương.
Về phía tỉnh BR-VT, ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh đã tham dự buổi làm việc.
Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Công tác của Chính phủ đã thị sát hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải.
HÀNG HÓA QUA CẢNG TĂNG GẦN 20%/NĂM
Báo cáo với Đoàn Công tác tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: trên địa bàn tỉnh có 48/69 cảng được đưa vào sử dụng, với tổng chiều dài bến cảng 14km, tổng công suất hơn 140 triệu tấn/năm. Cái Mép - Thị Vải là cụm cảng đầu tiên của Việt Nam nằm trong 20 cảng trên thế giới có thể đón được tàu container siêu lớn gần 200 ngàn tấn.
Trong 3 năm qua, lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh. Trước đây, hàng hóa chủ yếu qua cảng Sài Gòn thì hiện nay tỷ lệ 60% qua cảng Sài Gòn, 40% qua cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Riêng năm 2020, khối lượng hàng hóa thông qua cảng đạt gần 113 triệu tấn, trong đó có hơn 7,5 triệu TEU container, chiếm 16% tổng hàng hóa cả nước và chiếm 34% tổng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam. Đặc biệt, tháng 1 vừa qua, cảng Gemalink có công suất 2,5 triệu TEU đã đi vào hoạt động. Đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam và là một trong 19 cảng lớn của thế giới đón được siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Gemadept (đơn vị góp 75% vốn) cho biết, mức đầu tư của cảng Gemalink là 520 triệu USD, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn thành với tổng vốn 330 triệu USD. Cảng sẽ được khai trương vào tháng 5/2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế trong năm nay, khai thác hết công suất 1,5 triệu TEU của giai đoạn 1 từ năm 2022. Khi giai đoạn 2 hoàn thành, cảng có thể đón được tàu lớn nhất thế giới với trọng tải 250 ngàn tấn. Việc đưa cảng vào hoạt động sẽ góp phần giảm chi phí logistics quốc gia, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Đại diện các cảng nhận định, với tốc độ tăng trưởng qua các cảng gần 20% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng tuyến đi xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi.
TIẾP TỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN
Dù tốc độ hàng hóa qua cảng biển tăng hằng năm nhưng đến nay công suất khai thác vẫn chưa đạt hết tiềm năng. Trước thực tế này, để phát huy vai trò hệ thống cảng nước sâu khu vực Cái Mép - Thị Vải, đại diện các bộ, ngành, địa phương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng; nạo vét luồng sông, tăng độ sâu để đón tàu lớn hơn… Ngoài các ý kiến trên, ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy còn đề xuất nghiên cứu thành lập khu thương mại tự do Free Zone ở khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thời gian qua, mức tăng trưởng của các cảng biển ở BR-VT mức 20% là rất đáng mừng. Thủ tướng cho rằng, vùng Đông Nam Bộ phát triển là nhờ có cảng. Ghi nhận ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng nhất trí với việc nạo vét đoạn luồng từ phao số 0 đến khu bến container Cái Mép đạt độ sâu -15,5m cho tàu lớn ra vào thuận tiện.
Thủ tướng cũng đồng ý việc tổ chức các tuyến đường thủy nội địa kết nối với khu vực, đặc biệt là với Đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch hệ thống bến bãi gom hàng, cảng cạn, thực hiện dịch vụ logistics; ủng hộ đề xuất sớm triển khai đầu tư tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, xây dựng cầu Phước An (đã được ghi vốn); ưu tiên đầu tư Trung tâm logistics Cái Mép Hạ để thúc đẩy dịch vụ cảng tại Cái Mép; nghiên cứu xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa kết nối sân bay quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép-Thị Vải nhằm kết hợp vận tải giữa hàng không và đường thủy.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu dự án đường sắt Biên Hòa - Cái Mép như một phần nối dài của tuyến đường sắt Bắc - Nam để vận chuyển hàng hóa từ các vùng miền đến Cái Mép - Thị Vải. “Đồng ý với việc thành lập khu thương mại tự do tại Cái Mép; tập trung phát triển khu vực Cái Mép - Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, cạnh tranh ngang hàng với Singapore và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045”, Thủ tướng nhấn mạnh.
6700 tỷ chuẩn bị hạch toán 1 lần theo phát biểu của TGĐ IDC hôm ĐHCĐ…
Đất KCN của IDC bao trùm cụm cảng này…đó là lý do Quỹ NN sẵn sàng mở hầu bao với giá 6$…
Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải sẽ trở thành cảng trung chuyển của khu vực và quốc tế
Huỳnh Sơn/TTXVN 09:52’ - 21/11/2021
BNEWS Trong những năm qua, với định hướng và tầm nhìn xa này, từ Trung ương cũng như tới địa phương đã định hình được hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải dọc theo sông Thị Vải.
Cảng Cái Mép-Thị Vải. Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), đảm nhận vai trò cảng trung chuyển quốc tế.
Cùng với cảng biển Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu tạo thành hai cực quan trọng về phát triển cảng biển của Việt Nam với những lợi thế rất lớn như vừa có điều kiện tự nhiên phát triển cảng, vừa có hậu phương cảng lớn.
Từ hai cảng biển này đã hình thành hành lang kinh tế quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả nước (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) và kết nối quốc tế với Trung Quốc, Campuchia.
- Tận dụng lợi thế
Bà Rịa-Vũng Tàu hội tụ đủ mọi điều kiện để trở thành một cảng biển cửa ngõ do có lợi thế về vị trí địa lý và vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong đó hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải đóng vai trò là cảng trung chuyển quốc tế- phục vụ trung chuyển cho cả khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Quốc lộ 56 nối dài - tuyến tránh thành phố Bà Rịa, giúp rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn-TTXVNTXVN
Trong những năm qua, với định hướng và tầm nhìn xa này, từ Trung ương cũng như tới địa phương đã định hình được hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải dọc theo sông Thị Vải. Về cơ bản, các cảng được phát triển theo đúng quy hoạch.
Với hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải, để cụm cảng nước sâu này phát triển hết tiềm năng, thế mạnh đúng như kỳ vọng và định hướng, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cùng các bộ, ngành và Trung ương đã và đang có những bước đi cụ thể, tạo nền móng vững chắc…
Tại hội thảo khoa học “Tư duy, mô hình phát triển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” mới đây, Thượng tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn chia sẻ: “Cụm cảng nước sâu của Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp nhận hàng hóa hàng năm tăng trưởng rất cao, sản lượng thông qua cảng biển tại đây đã gần xấp xỉ Tp. Hồ Chí Minh. Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải đã đón những con tàu có trọng tải trên 200 nghìn tấn (20.000 TEU container). Nơi đây sẽ trở thành cảng trung chuyển của khu vực và quốc tế; chia sẻ lượng hàng hóa với Singapore, HongKong và Thượng Hải (Trung Quốc)”.
Cũng theo Thượng tá Bùi Văn Quỳ, năm 2009, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có cảng nước sâu đầu tiên. Khi đó chưa ai hình dung được sự phát triển rất nhanh của ngành hàng hải quốc tế. Do đó, cơ sở hạ tầng cảng, giao thông kết nối vào khu vực cảng biển chưa theo kịp.
Cảng Cái Mép - Thị Vải đã đón những con tàu có trọng tải trên 200 nghìn tấn. Ảnh: TTXVN
Hiện nay, giao thông huyết mạch kết nối với hệ thống cảng chỉ có tuyến Quốc lộ 51 và tuyến giao thông đường thủy (khoảng 80% lượng hàng hóa phải chuyển bằng đường thủy đi các tỉnh) nhưng tuyến Quốc lộ 51 đã trở nên quá tải. Việc sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối với Cái Mép-Thị Vải rất quan trọng…
Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cảng-Kỹ thuật Biển (PORTCOAST) trao đổi thêm: “Cái Mép – Thị Vải tương lai tiếp nhận thế hệ tàu lớn nhất thế giới hiện nay, có trọng tải đến 250 nghìn tấn. Hiện, cụm cảng còn khu vực có dư địa để phát triển rất tốt là Cái Mép Hạ. Trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 phải quy hoạch, tạo ra các tuyến bến dài tại đây để tiếp nhận đồng thời nhiều tàu mẹ, thực hiện nhiệm vụ trung chuyển quốc tế”.
“Ngoài ra cần phát triển các khu công nghiệp ngay tại khu vực cảng để tạo nguồn hàng ban đầu; phát triển các trung tâm, dịch vụ logistics, cảng cạn, depot, kho bãi; bố trí thêm bến cho tàu chuyển tải container giữa tàu mẹ với các cảng sâu trong nội địa; quy hoạch thị xã Phú Mỹ hay thành phố Vũng Tàu thành trung tâm kết nối cho các hãng tàu, chủ hàng, tài chính toàn cầu về hoạt động…Để làm được những điều này phải tính tới phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng và liên vùng với Cái Mép-Thị Vải", ông Tuấn, góp ý.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 -1.423 triệu tấn; trong đó, hàng container từ 38 -47 triệu TEU; hành khách từ 10,1 - 10,3 triệu lượt khách.
Tầm nhìn đến năm 2050, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới, là trụ cột chính có vai trò động lực, dẫn dắt, phát triển thành công kinh tế hàng hải, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh; đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4 -4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 -1,3 %/năm.
Để tạo nền móng cho sự phát triển mạnh của cụm cảng Cái Mép-Thị Vải và cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Chính phủ và các bộ ngành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cùng Đồng Nai đã vào cuộc quyết liệt để triển khai đầu tư các dự án gồm cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, cầu Phước An, Đường Vành đai 4.
Đây là các dự án nhằm giảm tải cho Quốc lộ 51, kết nối với cao tốc Bến Lức-Long Thành; Dầu Dây-Long Thành về Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Từ đó phát huy, khai thác hết lợi thế, tiềm năng của cụm cảng Cái Mép-Thị Vải.
- Giải quyết những điểm nghẽn
Ông Phạm Minh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư, Viện Chiến lược phát triển giao thông vận tải, Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, hiện trạng, giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cơ bản đã hình thành bộ khung với các trục dọc và trục ngang, với ba tuyến Quốc lộ chính 51, 55 và 56 đã cơ bản đáp ứng giao thông kết nối đối ngoại.
Tuy nhiên, về năng lực thông quan hiện nay đã xuất hiện những điểm nghẽn. Theo đó, Quốc lộ 51 hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn, ách tắc giao thông. Đặc biệt các cửa ngõ kết nối ra vào khu vực cụm cảng, khu công nghiệp ở đô thị, trong đó có thị xã Phú Mỹ.
Mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 -1.423 triệu tấn. Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn - TTXVN
Điểm nghẽn thứ hai là tuyến đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải, dù đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ và chưa liên thông với nhau. Vẫn còn thiếu các trục dọc đi theo đường liên cảng và cụm cảng Phước An (tỉnh Đồng Nai).
Do vậy đầu tư xây dựng sớm cầu Phước An là cần thiết để tạo ra trục liên cảng song song với Quốc lộ 51 để kết nối với cao tốc Bến Lức-Long Thành và cao tốc Dầu Dây-Long Thành về Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
Ngoài ra, tuyến đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Cùng với tuyến đường sắt Biên Hòa- Vũng Tàu nữa thì toàn bộ hệ thống vận tải đa phương thức gồm đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy kết nối với Bà Rịa- Vũng Tàu đã hoàn thiện.
Đến nay, ba dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu Phước An, Đường Vành đai 4 đều được bố trí vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025. Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu do Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền thực hiện. Dự kiến, việc lựa chọn nhà đầu tư; giải phóng mặt bằng, tái định cư; thi công xây dựng công trình giai đoạn 2022-2026…
Dự án Đường vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã được HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua nghị quyết đầu tư giai đoạn 1. Sau khi có nghị quyết, HĐND giao UBND tỉnh sớm triển khai dự án, thời gian thực hiện từ 2022-2026.
Ngoài ra, dự án cầu Phước An, hiện Bà Rịa-Vũng Tàu đã thi công xong phần đường liên cảng tới vị trí chuẩn bị xây dựng cầu giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Để có thể có thể khởi công dự án vào quý 3/2022.
Mới đây, Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi tỉnh Đồng Nai để thống nhất việc đầu tư xây dựng dự án theo báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt; đề nghị tỉnh Đồng Nai thành lập Ban chỉ đạo cùng phối hợp, hỗ trợ Bà Rịa- Vũng Tàu triển khai thực hiện dự án…
Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khẳng định: “Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, cầu Phước An, đường Vành đai 4 đều là các dự án trọng điểm có tính bứt phá để kết nối giao thông liên vùng. Song song đó, tỉnh cũng đầu tư tuyến đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải kết nối tất cả các cảng, khu công nghiệp vào hệ thống giao thông chung; các tuyến đường đô thị, liên huyện cũng được tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư, triển khai xây dựng đồng bộ với các dự án giao thông liên vùng. Điều này giúp đảm bảo giao thông thông suốt, kết nối và phát huy, khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của các địa phương của tỉnh trong tương lai, gắn kết với các địa phương khác của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
Theo ông Nguyễn Công Vinh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang cùng các bộ, ngành trong đó có Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt kết nối từ các Khu công nghiệp, cảng của Bà Rịa-Vũng Tàu tới các tỉnh, tạo lợi thế trong vận chuyển hàng hóa trong thời gian tới.
Để các dự án được triển khai thuận lợi, nhanh chóng, Bà Rịa-Vũng Tàu đang tiến hành lập quy hoạch tỉnh, trong đó có quy hoạch sử dụng đất để cập nhật đồng bộ các quy hoạch, dự án trên. Điều này sẽ hạn chế được nhiều khó khăn, vướng mắc về đầu tư, thủ tục đất đai khi triển khai dự án./.
Đất công nghiệp và hậu cần tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản công nghiệp năm 2022
ĐÌNH NGUYÊN
27, Tháng 11, 2021 | 11:02
Nhàđầutư
Bên cạnh kho xưởng xây sẵn thì nhu cầu đối với đất công nghiệp và hậu cần sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2022. Ngoài ra, các chuyên gia cũng kỳ vọng về trung tâm dữ liệu và kho lạnh sẽ bứt phá bởi nhu cầu đang tăng cao.
Năm nay, Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM và khu vực miền Nam đã chịu những tác động lớn vì dịch COVID-19 nhưng những chỉ số hoạt động thu thập trong 9 tháng đầu năm 2021 khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2022. Có nhiều xu hướng trong phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ có cơ hội bứt phá trong năm 2022.
Nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư ngoại lạc quan
Về hoạt động thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 428,81 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm. Điện thoại và một số linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 35,7 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13% so với cùng kỳ năm. Hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện đạt 31,3 tỷ USD, tăng 15,8%.
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung. Tính đến 9 tháng đầu năm 2021, có 2.242 dự án từ tất cả trừ một quốc gia thuộc EU đầu tư vào Việt Nam, tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020.
Đất công nghiệp và hậu cần tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản công nghiệp năm 2022. Ảnh: Lê Tiên
Đáng chú ý, Việt Nam dẫn đầu thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á và được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tang trưởng hàng năm kép (CAGR) là 14,6%, đạt 1,6 tỷ USD vào năm 2025. Điều này, Savills Việt Nam phân tích được thúc đẩy bởi sự phổ biến của các giải pháp dữ liệu lớn, internet vạn vật và các giải pháp dựa trên đám mây. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trở nên cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu tăng mạnh bởi sự phát triển của video trực tuyến, hội nghị truyền hình, trò chơi trực tuyến và mạng xã hội.
Về tình hình vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đăng ký mới, lĩnh vực sản xuất và chế tạo đã đạt tổng vốn FDI đăng ký là 11,83 tỷ USD với 402 dự án cấp mới, chiếm 53,42% tổng vốn đầu tư, tăng 16,45% so với cùng kỳ năm ngoái. 83 tỷ USD với 402 dự án cấp mới, chiếm 53,42% tổng vốn đầu tư, tăng 16,45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà đầu tư lớn tại nước ngoài vẫn lạc quan vào lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam. Đơn cử như tổng vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo tăng 16,45% hay FDI mới đăng ký trong lĩnh vực sản xuất cũng tăng 16,15%.
Ngoài ra, kim ngạch thương mại và FDI từ các nước Liên minh Châu Âu (EU) đã tăng vọt kể từ khi EVFTA có hiệu lực vào năm ngoái. Tính đến hết 9 tháng đầu năm, có 2.242 dự án từ tất cả trừ 1 quốc gia thuộc EU đầu tư vào Việt Nam, tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm trước dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo Savills Việt Nam, việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư ngoại là ưu tiên của Chính phủ bởi nguồn vốn FDI là “chìa khóa” để Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế. Vào tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm một nhà máy của Samsung, tại đây Thu tướng đã tái khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư FDI. Ông cũng đã gặp gỡ và cam kết với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ những khó khăn đại dịch mang đến cho Việt Nam chỉ là tạm thời.
Bên cạnh kế hoạch mở cửa trở lại, sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với khả năng phục hồi và thích ứng của các doanh nghiệp trong nước sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp phát triển trở lại.
Đất công nghiệp và hậu cần tiếp tục dẫn dắt thị trường
Về nguồn cung đất công nghiệp, dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng một số khu công nghiệp mới đã được thành lập và các dự án công nghiệp trọng điểm đã bắt đầu hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm, có 25 khu công nghiệp mới được thành lập tăng 19 khu công nghiệp so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu của Savills cho thấy, so với năm ngoái, tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp tại một số tỉnh tăng nhưng nhìn chung vẫn ổn định. Giá tăng ở mức khiêm tốn so với giai đoạn 2018-2020. Nhưng, một số tỉnh như Hưng Yên và Bà Rịa - Vũng Tàu có giá thuê tăng mạnh so với cùng kỳ năm.
Ảnh hưởng từ dịch bệnh, việc đi lại khó khăn đã làm chậm sự di dời hoat động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc như dự kiến. Tuy vậy, các nhà phát triển tin rằng hoạt động cho thuê sẽ hiệu quả hơn vào năm 2022. Khách thuê và nhà đầu tư cũng sẽ có lựa chọn về nguồn cung mới khi các hạn chế được tháo gỡ.
Các chuyên gia Savills nhìn nhận ngoài kho xưởng xây sẵn thì nhu cầu đối với đất công nghiệp và hậu cần tiếp tục là nhu cầu chính của thị trường trong năm 2022. Đồng thời, xét về mặt xu hướng, nhu cầu về trung tâm dữ liệu và kho lạnh được kỳ vọng bứt phá bởi nhu cầu tăng cao và đạt được sức hút lớn trong năm 2020 và 2021. Việt Nam nằm trong tầm ngắm của các dự án có quy mô siêu lớn.
Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định, sự gián đoạn sản xuất tại các nhà máy và khu công nghiệp đã được các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi. Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang bắt đầu hình thành ở những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân là do Việt Nam không còn cung cấp các ưu đãi như cũ, và những ngành như dệt may, nội thất phải vật lộn để tìm nguồn lao động và đất đai có giá cả phải chăng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngoại của những ngành công nghiệp có giá trị cao vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị nhờ vào tốc độ tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh, các hiệp định thương mại tự do FTA và việc di dời ra khỏi Trung Quốc.
Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, một số xu hướng được kỳ vọng sẽ tiếp tục xuất hiện, chẳng hạn như: Ngành công nghiệp 4.0 và sản xuất chế tạo thông minh hơn; hiện đại hóa chuỗi cung ứng; hình thức bán - thuê lại tài sản; các mô hình khu công nghiệp mới và quy hoạch tổng thể hiện đại; trung tâm dữ liệu và kho lạnh.
Đồng thời, việc mở cửa những chuyến bay quốc tế sẽ là một trong những yếu tố tiên quyết cho một năm 2022 thành công cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
— Gộp bài viết, 29/11/2021, Bài cũ: 29/11/2021 —
VGC, KBC sắp đuổi tới đít IDC roài…
Khủng long quá…
Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, trong 11 tháng, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 26,46 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Điểm đặc biệt là, ngoại trừ phần đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần giảm khá mạnh (giảm 33% so với cùng kỳ), đạt 4,4 tỷ USD và điều này là hoàn toàn dễ hiểu trong bối cảnh thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) toàn cầu sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đều tăng mạnh.
Nối dài đà tăng FDI vào Việt Nam
Nguyên Đức - 29/11/2021 08:00
Hướng dòng vốn Nhật Bản vào những lĩnh vực ưu tiên
Sản xuất thấu kính tại Nhà máy R Technical (Hòa Bình). Ảnh: Đức Thanh
Nối dài đà tăng trưởng
Dù tốc độ tăng trưởng chưa cao, nhưng trong 2 tháng gần đây, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục có xu hướng tăng điểm. Cụ thể, theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, trong 11 tháng, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 26,46 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Điểm đặc biệt là, ngoại trừ phần đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần giảm khá mạnh (giảm 33% so với cùng kỳ), đạt 4,4 tỷ USD và điều này là hoàn toàn dễ hiểu trong bối cảnh thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) toàn cầu sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đều tăng mạnh.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong 11 tháng, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới đạt gần 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, vốn điều chỉnh đạt trên 8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Mức tăng này là rất tích cực trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu vẫn đang khá trầm lắng.
Vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần được dự báo sẽ sớm tăng lên, khi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Thông tin được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Việt Nam dự kiến mở lại đường bay quốc tế từ tháng 12/2021. Khi các chuyến bay quốc tế được thiết lập lại, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, nghiên cứu và ra quyết định “mua bán”.
Động thái gần đây, Tập đoàn SK (Hàn Quốc) chi 340 triệu USD mua cổ phần của The CrownX, công ty con của Tập đoàn Masan; hay Tập đoàn De Heus mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan… cũng đã góp phần “làm nóng” thị trường M&A Việt Nam.
Khi giá trị của các thương vụ này được ghi nhận, số liệu thống kê về tình hình đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần sẽ được cải thiện, qua đó tạo hiệu ứng tích cực lên số liệu thống kê tổng thể về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2021. Hiện tại, phần tăng trưởng của đầu tư mới và đầu tư mở rộng đang phải “gánh” phần sụt giảm mạnh của đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần. Chính vì thế, tính chung, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 11 tháng qua chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Chờ đón nhiều dự án lớn
Trong khi ở Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài “chốt sổ” tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng, thì ở Nhật Bản, hàng loạt sự kiện quan trọng đã diễn ra nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Các chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo đất nước thời gian gần đây đều gắn liền với việc xúc tiến đầu tư. Có thể kỳ vọng, đầu tư vào Việt Nam sẽ tốt hơn trong thời gian tới, nhất là trong năm 2022.
Một trong số đó là Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, với chủ đề “Việt Nam - Nhật Bản nâng tầm quan hệ, hợp tác cùng phát triển”. Sau gần 2 năm bị gián đoạn bởi Covid-19, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt - Nhật đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức trở lại theo hình thức trực tiếp, tại Nhật Bản và đã thu hút được sự quan tâm của hàng ngàn doanh nghiệp hai nước.
Năm ngoái, do Covid-19, sự kiện này đã buộc phải tổ chức theo hình thức trực tuyến, trong sự hồ hởi của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, bởi thực tế, mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản tới thị trường Việt Nam là rất lớn.
Và thông tin là rất tích cực, khi tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ ký 44 thỏa thuận hợp tác, trị giá hàng tỷ USD.
Trong số đó, có thỏa thuận hợp tác đầu tư Nhà máy Điện Lạng Sơn,trị giá 1,75 tỷ USD; thỏa thuận phát triển dự án chăn nuôi, chế biến, phân phối bò thịt tại Vĩnh Phúc, trị giá 500 triệu USD; thỏa thuận hợp tác phát triển Khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng), trị giá 250 triệu USD; biên bản ghi nhớ về việc Tập đoàn AEON xây dựng AEON Mall, 170 triệu USD, tại Thừa Thiên Huế…
Không những thế, trong khung khổ chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp hàng loạt tập đoàn lớn, như Hitachi, Sumitomo, MUFG, Idemitsu, Ngân hàng JBIC, Ngân hàng Mizuho… Các tập đoàn này đều khẳng định sự quan tâm và đề xuất các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các nhà đầu tư tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng đã thẳng thắn nói rằng, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ với các bộ trưởng để xem xét giải quyết. Thủ tướng Chính phủ cũng luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của doanh nghiệp.
“Vướng mắc ở cấp nào thì ở cấp đó phải giải quyết, nếu không giải quyết được thì các ngài trực tiếp gửi thư đích danh cho Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Một thông điệp như vậy chắc chắn sẽ tạo dựng được lòng tin với các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó, góp phần quan trọng kéo dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn.
Chia sẻ điều này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng cho biết, số lượng cam kết đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng. “Các chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo đất nước thời gian gần đây đều gắn liền với việc xúc tiến đầu tư và động thái rất khả quan. Do đó, có thể kỳ vọng, đầu tư vào Việt Nam sẽ tốt hơn trong thời gian tới, nhất là trong năm 2022”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Thông tin tích cực là sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, với dày đặc các hoạt động tiếp xúc với các tập đoàn lớn, thì ************* Nguyễn Xuân Phúc cũng lên đường công du Thụy Sỹ và Liên bang Nga. Tuy Thụy Sỹ và Liên bang Nga không phải là các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam, song chắc chắn, sẽ tiếp tục có những kế hoạch hợp tác kinh doanh, đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và hai quốc gia này.
Những cơ hội mới đang tiếp tục được mở ra. Các dự án lớn, các “món ngon” còn đang ở phía trước…
FDI vào Việt Nam tiếp tục đà tăng, đạt 26,46 tỷ USD trong 11 tháng
Nguyên Đức 26/11/2021 11:44
Trong 11 tháng qua, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới tăng 3,76%, còn vốn tăng thêm tăng 26,7% so với cùng kỳ. Tính cả phần góp vốn, mua cổ phần, cả nước thu hút được 26,46 tỷ USD.
Cuối năm, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng mạnh
29/11/2021 17:51 GMT+7
Bất chấp những hạn chế trong việc đi do Covid-19, nhưng giá thuê bất động sản công nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Dịch Covid-19 khiến kinh tế bị đình trệ, đứt gãy dẫn đến suy yếu; nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể, liên tục phải dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng bán dự án.
Thị trường cũng chứng kiến tình trạng đứt gãy cung ứng nguyên vật liệu – thiết bị; khó khăn thực hiện thủ tục đầu tư, kéo dài thời gian phê duyệt – cấp phép xây dựng; vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến không thể phê duyệt hồ sơ đầu tư dự án.
Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên). Ảnh: Hòa Phát
Trong báo cáo vừa công bố, Savills Việt Nam nhận định, phân khúc bất động sản công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn (RBF) vẫn đang là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư do nhu cầu thuê nhà xưởng và nhà kho chất lượng cao đang tăng. Trong đó, giá thuê bất động sản công nghiệp đã và đang tăng chậm lại cả ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc lẫn phía Nam.
Tuy nhiên, đáng lưu ý có một số tỉnh như Hưng Yên và Bà Rịa -Vũng Tàu có giá thuê tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, giá chào thuê đất khu công nghiệp (KCN) tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 94 USD/m2 (khoảng 2,1 triệu đồng), tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất động sản công nghiệp sẽ bứt phá những tháng cuối năm?[/paste:font]
Ở khu vực phía Bắc, Hưng Yên có mức tăng mạnh nhất, đạt mức 22% so với cùng kỳ năm ngoái và giá là 101 USD/m2 (hơn 2,3 triệu đồng), tương đương khu vực Hải Phòng.
Về nguồn cung đất công nghiệp, bất chấp đợt bùng phát Covid-19 mới ở Việt Nam, một số khu công nghiệp mới đã được thành lập và các dự án công nghiệp trọng điểm đã bắt đầu hoạt động.
Ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp - Savills Việt Nam nhận định, sự gián đoạn sản xuất tại các nhà máy và khu công nghiệp đã được các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi. Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang bắt đầu hình thành ở những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á do Việt Nam không còn cung cấp các ưu đãi như cũ, và những ngành này (như dệt may và nội thất) phải vật lộn để tìm nguồn lao động và đất đai có giá cả phải chăng tại Việt Nam.
Tuy nhiên theo vị này, các nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
Chuyên gia Savills cho rằng, Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị nhờ vào tốc độ tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh, các hiệp định thương mại tự do FTA và việc di dời ra khỏi Trung Quốc. Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, một số xu hướng được kỳ vọng sẽ tiếp tục xuất hiện.
Ối KBC, BCM bằng giá IDC roài các cụ ei…