HBC – Ngày trở lại liệu còn xa?

Sau một quý lao đao vì Covid, hầu như mọi ngành nghề liên quan đến Bất động sản đều đóng băng, vì vậy việc lựa chọn một mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành phục hồi sau dịch không phải là điều khó. Lần này sự tìm kiếm của chúng tôi hướng đến với nhóm ngành xây dựng và cụ thể là mã cổ phiếu HBC của CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình. Là một trong hai ông lớn trong ngành Xây dựng nhưng thị giá cũng như mức vốn hóa của HBC lại có khoảng cách khá lớn với CTD. Vì vậy, bài viết lần này chúng tôi tiếp tục đào sâu để tìm ra và nhận xét xem khoảng gap này là có hợp lí hay không. Cũng qua đây chúng tôi sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư với cổ phiếu HBC này.

Link bài viết cũ của team về HBC 2020 và nhận định HBC khó có tiềm năng tăng giá trong giai đoạn 20-21 HBC: LIỆU CỔ PHIẾU CÓ CƠ HỘI NÀO ĐỂ TĂNG THỊ GIÁ?

I. Tình hình kinh doanh Q2/2021

Theo BCTC hợp nhất của HBC, Quý 2 công ty ghi nhận 3.180 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lãi sau thuế của công ty mẹ lại đặt 59 tỷ đồng, tăng mạnh gấp 6,75 lần do với cùng kỳ. Theo giải trình của công ty lí do cho khoản lãi bất thường này là do chuyển nhượng pháp nhân là Công ty con CTy Nhà Hòa Bình, giúp doanh thu tài chính tăng 67,7 tỷ đồng. Giả sử không có khoản lãi đột biến này thì Q2 vừa qua công ty đã ghi nhận khoản lỗ đầu tiên từ ngày lên sàn. Chi phí bán hàng tăng 29% nhưng cả chi phí tài chính (-18%) và chi phí quản lý (-12%) đều giảm khá đáng kể so với với cùng kỳ. (Hình 1)

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần công ty đạt 5.443 tỷ đồng, khá tương đương so với con số 5.410 tỷ đồng cùng kỳ. Tuy vậy do Q2/2021 có khoản chuyển nhượng nên công ty ghi nhận lãi sau thuế 66,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ là 13 tỷ đồng. Như vậy công ty ghi nhận hoàn thành lần lượt 40% và; 29% kế hoạch năm. Chúng tôi cho rằng với tình hình khó khăn ngay trong Q3 và chỉ có thể trở lại từ Q4 thì công ty khó mà hoàn thành kế hoạch năm 2021. (Hình 2)

Tuy nhiên chúng tôi nhìn thấy nhiều điểm sáng trên bảng cân đối kế toán HBC. Một trong số đó là chỉ số đòn bẩy tài chính dù ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu giảm dần. Cụ thể đến hết Q2/2021 thì chỉ số nợ/VCSH là 107,9% - giảm khá nhiều so với con số 131,2% của cùng lỳ và 118,8% của Q1/2021. Công ty ghi nhận chủ yếu nợ ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, và với việc nợ ngắn hạn đang giảm dần qua các quý, vốn chủ được tăng lên từ nguồn LNST chưa phân phối thì gánh nặng tài chính lên những quý sau sẽ được dần cải thiện. (Hình 3)

Bên cạnh đó, dòng tiền của doanh nghiệp cũng được cải thiện khá đáng kể, CFO từ lỗ 451 tỷ đồng đã tăng mạnh 691,5 tỷ trong kỳ này. Lí do là công ty đã tăng mạnh được các khoản phải trả gần 2k tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc người mua ứng trước hợp đồng xây dựng. Dù giữa mùa dịch nhưng có vẻ HBC vẫn không hề thiếu việc để làm! (Hình 4)

Mặc dù báo cáo không ghi nhận những khoản tăng trưởng nào (sau khi trừ đi lợi nhuận bất thường), nhưng không khó để thấy khi HBC ra báo cáo thì thị giá của doanh nghiệp này đã tạo đáy ở vùng giá quanh 12.000đ và đã tăng khoảng 25% từ đáy ấy. Phải chăng báo cáo của HBC đang ẩn chứa những “hạt giống” để vươn mình lên đón nắng mai mà nhiều nhà đầu tư đã bỏ qua khi chỉ chăm chăm tìm kiếm sự tăng trưởng? (Hình 5)

II. Những điểm sáng bắt đầu lộ diện trên BCTC

Có 2 lí do để chúng tôi yêu thích báo cáo của HBC là: (1) công ty đang cho thấy dù mùa dịch nhưng vẫn có hợp đồng, cơ cấu tồn kho đang tăng lên trong khi khoản phải thu thì vẫn ổn định; và (2): công ty đang loại bỏ những mảng kinh doanh ngoài lề để tập trung phát triển lĩnh vực xây dựng công nghiệp. Chúng tôi cũng sẽ so sánh HBC và CTD để làm nổi bật lên nhận định này của team.

1. Dù dịch nhưng vẫn ghi nhận hợp đồng.

Mặc dù dịch bệnh đang diễn ra theo chiều hướng khá xấu trong Q3 này, nhưng HBC vẫn liên tục kí kết được các hợp đồng mới. Tính đến cuối tháng 7, tổng số tiền kí kết được là 11.000 tỷ đồng, xấp xỉ kế hoạch năm là 14.000 tỷ đồng. Riêng trong tháng 7, một trong những tháng cao điểm của dịch bệnh, HBC cũng ký kết được 1.900 tỷ cho thấy doanh nghiệp này vẫn đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng tích cực trong tương lai.

Link: hbc-thong-bao-ve-viec-trung-thau-du-an-voi-tong-gia-tri-hon-1123-ty-dong.pdf (cafef.vn)

Còn trên bảng cân đối kế toán, HBC đang cho thấy khoản mục hàng tồn kho vẫn tăng đều đặn qua từng quý. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của công ty chỉ tăng khoảng 27 tỷ đồng từ đầu năm nhưng bù lại hàng hóa BĐS để bán đã tăng đến 83 tỷ đồng. Tuy nhiên với báo cáo Q3 chúng tôi cho rằng con số kinh doanh dở dang sẽ tiếp tục bị chậm bởi tình hình dịch bệnh và chỉ đến Q4 dòng chảy này mới tạm có thể quay lại bình thường khi các tỉnh thành - lớn nhất là Hà Nội và tp. HCM quay trở lại trạng thái bình thường.

Hình 6: Hàng tồn kho và phải thu của HBC đang tăng qua từng quý.

Ngoài ra, nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh đến hơn 200 tỷ đồng cũng là một điều cần lưu ý. Nhiều nhà đầu tư cho rằng giá thép lên sẽ làm ảnh hưởng đến biên lãi của các hợp đồng kí kết trong giai đoạn này. Thế nhưng quan điểm của chúng tôi lại cho rằng HBC là một doanh nghiệp lâu năm trong nghề xây dựng, nên sẽ đánh giá được rủi ro giá thép tăng và nâng giá trị hợp đồng, chuyển một phần rủi ro này cho khách hàng của mình. Chưa kể mỗi hợp đồng thường theo chu kì xây dựng một vài năm, nên giả sử khi tất toán hợp đồng trong giai đoạn giá thép giảm sẽ còn giúp HBC ghi nhận biên lãi tích cực. Chúng tôi đánh giá rủi ro giá thép tăng là không quá áp lực với công ty. (Hình 7)

Bên cạnh đó, các khoản phải thu của HBC thường xuyên ở mức 10k – 11k tỷ đồng, trong đó phải thu khách hàng và phải thu theo tiến độ HĐXD lần lượt là 2 khoản chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là 2 khoản đánh giá tốt nhất một công ty xây dựng đang có hợp đồng để chạy liên tục hay không. Và trong trường hợp này, không khó để thấy những “hạt mầm” đang được HBC ươm trồng, khi các phải thu liên tục gối đầu nhau, cho thấy công ty không hề thiếu việc để làm ngay giữa mùa dịch. (Hình 8)

Đối chiếu sang với CTD, chúng tôi nhận thấy công ty này lại không được chiếm được ưu thế như vậy. Có thể thấy rõ xu hướng của CTD là giảm hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng không hề tăng trưởng. Không khó có để giải thích lí do doanh thu và lợi nhuận của công ty này lại giảm dần qua từng quý, trong khi HBC doanh thu đang tạo đáy để hồi phục.

Hình 9: Hàng tồn kho và Các khoản phải thu của CTD thì lại cho thấy chiều hướng tiêu cực hơn.

2. Cơ cấu và tập trung phát triển lĩnh vực xây dựng

Nếu tinh ý, thì nhà đầu tư có thể nhận thấy HBC chưa từng có quý nào ghi nhận lỗ. Trong Q4/2020 và gần nhất là Q2/2021, công ty này đều ghi nhận những khoản doanh thu tài chính bất thường để “cứu thua” một bàn trong thấy cho công ty. Trong Q2/2021 này thì do công ty bán Công ty con và lãi 67,7 tỷ đồng, đây cũng là nước đi đã được Chủ tịch Lê Viết Hải nêu ra trong cuộc họp ĐHCĐ 2021 vừa qua. Theo ông Hải, công ty hiện đầu tư 11 dự án BĐS với 4 dự án lớn và sẽ thoái vốn ra khỏi các dự án này. Trong đó 4 dự án lớn nhất có khả năng thu về được trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra công ty cũng sẽ thoái vốn ở một số công ty con và liên kết ở lĩnh vực chứng khoán, sản xuất sợi thủy tinh, nội thất,… Trong năm nay công ty dự kiến thu về được từ 500 – 800 tỷ đồng tiền thoái vốn. (Hình 10)

Như vậy có thể thấy rõ quyết tâm cải tổ và tối giản bộ máy của HBC. Công ty sau khi thoái vốn tại các dự án BĐS sẽ quay trở lại lĩnh vực xây dựng dân dụng, và việc HBC tích cực tìm nguồn thầu ngay cả trong mùa dịch cũng đã cho thấy quyết tâm này của ban lãnh đạo. Trên báo cáo tài chính công ty cũng đã thể hiện việc thoái vốn đã được thực hiện từ cuối 2019 đến nay. (Hình 11)

III. Một vài lưu ý và định giá

Để tổng kết lại thì chúng tôi nhận thấy HBC sẽ là một ứng cử viên khá sáng giá cho khoảng thời gian nền kinh tế hồi phục sau dịch bệnh. Ở báo cáo này, chúng tôi nhận thấy công ty đang tích cực chuyển mình, tích cực gia tăng các hợp đồng dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và ngành xây dựng đang có nhiều biến chuyển. Công ty cũng đã thoái vốn ở những mảng không đem lại hiệu quả mà tập trung vào mảng mạnh nhất – xây dựng công nghiệp truyền thống. Vì vậy, chúng tôi tin HBC sẽ có một mức giá phù hợp hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiên để đầu tư vào HBC thì có 2 điều chúng tôi cần lưu ý:

  • Một là báo cáo Q3 của công ty này chắc chắn sẽ khá xấu bởi tình hình Covid ảnh hưởng chung đến toàn ngành. Nếu công ty không ra thêm thông tin thoái vốn trong tháng 9 này thì chúng tôi cho rằng nhiều khả năng công ty sẽ ghi nhận lỗ.
  • Hai là, HBC đang tiệm cận vùng đỉnh cũ ở mức giá khoảng 16k và cần thời gian để vượt qua. Xa hơn nữa thì sẽ có cột mốc số 19k, cho thấy mã cổ phiếu này sẽ có những bước đi khá khó chịu và nhà đầu tư cần sở hữu cổ phiếu dài hơi thì mới đem lại trái ngọt.

Với 2 điểm cần lưu ý trên, chúng tôi cho rằng hiện chưa phải là thời điểm thích hợp để đầu tư HBC. Sau khi báo cáo Q3 phát hành, nhiều khả năng thị trường sẽ chiết khấu HBC về một mức giá rẻ hơn, cũng như công ty cần thêm thời gian tích lũy để vượt đỉnh. Vì vậy chúng tôi sẽ lưu HBC vào trong tầm ngắm và chờ thời điểm phù hợp hơn để giải ngân với mã cổ phiếu này.

———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-

7 Likes

HBC (+10% kể từ thời điểm kiến nghị)
Thị trường chiết khấu sâu tại quý 3 vô tình mở ra 1 chu kì tạo đáy cho rất nhiều cổ phiếu do tính tiêu cực tại Q3 và tính chất hồi sinh sau khi hết dịch. Ngành xây dựng với HBC là 1 case tiêu biểu như vậy.Cổ phiếu đã được phân tích công khai trên page tại link:
https://langtubuonnuocmam.com/hbc-ngay-tro-lai-lieu-con-xa/
HBC đã tăng 10% kể từ ngày được admin Toàn Vũ-Chuyên viên tư vấn của team kiến nghị.

3 Likes

HBC sẽ tăng mạnh cùng dòng cp bđs.

1 Likes

Hbc sẽ là đầu ngành của vn . Thay ctd . Hiên giá thép đang lao dôc ko phanh . Năm 2022 là thời điểm đỉnh cao lợi nhuân hbc

2 Likes

HBC giờ ôm thêm được không cụ

Hbc năm nay loi nhuân nghìn tỷ

Sẽ còn tăng phi mã

Hbc đi tới đc đây thì sẽ vượt ctd thôi

Thep đang lao dôc . Hbc sẽ lai lớn vì chi phi đầu vào giam mạnh . Công goi 800 nghìn tỷ thì hbc lên 200k là binh thương

Chờ HBC chỉnh để mua thêm mà không chỉnh.

Siêu cổ thế này mà không có ai sinh hoạt tút này nhỉ!
Chart đẹp thế này rồi cơ mà!

1 Bài phân tích rất chất lượng, cảm ơn Team nước mắm nhá. Em cập nhật lại cái chart thế này được không các Bác.

Chuẩn mẫu hình Hai Đáy (W) của William O’Neil.
image

Ngày mai các Bác cùng theo dõi Bác Hải chủ tịch chia sẻ nhé, có rất nhiều thông tin tốt lành, em nghĩ HBC sẽ có được 1 cái nhìn khác hơn và khách quan hơn. Các Bác sẽ mường tượng ra được HBC ở 1 thế mới, 1 tầm mới và sẵn sàng chinh phục đỉnh cao : Ngôi vương ngành xây dựng.

Trỗi dậy sau khủng hoảng số 4: Ngành xây dựng đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ? (cafef.vn)

Mai khả năng các Anh Em lại phải đua tím thôi, khi mà vượt nền thì tiền chắc đu mạnh lắm đó các Bác ạ

Các bác đã múc HBC chưa, chuẩn bị cho chặng đường tăng tiếp theo về 3X nào. CTD nó 90 rồi mà Hòa Bình lại không có giá 3x hay sao!

Trỗi dậy sau khủng hoảng: Ngôi vị số 1 không phải là đích đến cuối cùng, nhưng Xây dựng Hoà Bình bắt buộc phải đi qua

đi qua

10-12-2021 - 14:18 PM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ](javascript::wink:

BÁO NÓI - 15:15

Trỗi dậy sau khủng hoảng: Ngôi vị số 1 không phải là đích đến cuối cùng, nhưng Xây dựng Hoà Bình bắt buộc phải đi qua

Tại buổi trò chuyện này, ông Hải sẽ mang đến câu chuyện về những thách thức cũng như cơ hội của ngành xây dựng trong bối cảnh bình thường mới. Đồng thời, ông cũng sẽ chia sẻ chiến lược của Xây dựng Hoà Bình để có thể nắm bắt cơ hội, tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

Số thứ 4 của chuỗi talk show “Trỗi dậy sau khủng hoảng”, Trí thức trẻ sẽ có cuộc trò chuyện với ông Lê Viết Hải – Đại diện Hiệp hội xây dựng và VLXD Tp.HCM, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) - một doanh nhân có rất nhiều tâm huyết, trăn trở với ngành xây dựng Việt Nam. Đồng thời, ông Hải cũng như Xây dựng Hoà Bình được biết đến là người đầu tiên khai phá thị trường quốc tế. Trong đó, năm 2011, Xây dựng Hoà Bình đã sớm “đem chuông đi đánh xứ người”.

Ngành xây dựng vừa trải qua áp lực kép từ đại dịch Covid-19 cũng như sự tăng giá của VLXD. Đến nay, dù Việt Nam đã dần nới lỏng giãn cách cũng như bước vào thời kỳ bình thường mới, giá cả VLXD cũng hạ nhiệt, song theo ông Lê Viết Hải khó khăn nhất của ngành vẫn chưa qua.

Bởi, bên cạnh đại dịch cũng như VLXD tăng, ngành xây dựng còn chịu một áp lực rất lớn về tiềm năng tăng trưởng. Trong đó, so với những năm trước 2015, ngành xây dựng Việt Nam tăng trưởng với một tốc độ cao hơn nhiều. Từ khi có những khó khăn về pháp lý dự án, ngành đã có sự chững lại.

Nhưng, không chỉ vậy.

Chúng ta không có dư địa để công ty xây dựng tư nhân tăng trưởng mạnh hơn nữa

Thực tế ghi nhận doanh nghiệp (DN) tư nhân đã phát triển rất mạnh, riêng Hoà Bình tăng trưởng bình quân 38%/năm trong 30 năm qua. Và khi tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, các DN tư nhân đã làm nên một cuộc cách mạng đó là nhà thầu Việt Nam đã thay thế nhà thầu ngoại tại các dự án có quy mô lớn, yêu cầu tính mỹ thuật cao. Từ năm 2015 trở đi không còn thấy nhiều cần cẩu mang thương hiệu nhà thầu ngoại, và đến năm 2018 thì hoàn toàn biến mất.

Tuy nhiên, khi các nhà thầu ngoại không còn báo dáng trên các đô thị Việt Nam, thì cũng là lúc ngành xây dựng khủng hoảng. Bởi vì, chúng ta không có dư địa để công ty xây dựng tư nhân tăng trưởng mạnh hơn nữa, mà chỉ tăng trưởng ở mức độ bình thường theo sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS). Mà thị trường này thì mỗi năm giỏi lắm là 15%, vì sức mua cũng có giới hạn.

Chưa kể, trước khi tất cả các công ty sẵn sàng để bước vào giai đoạn tăng trưởng với tốc độ cao cũng như huy động mọi nguồn lực để duy trì được đà tăng trưởng đó, thì họ phải tìm cho được việc đã, phải kiếm cho ra công trình. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt về giá giữa các công ty xây dựng.

Nhìn chung, các nhà thầu trong nước từ năm 2018-2020 chỉ đạt được mức lợi nhuận rất thấp. Và sang 2020-2021 thì gặp phải đại dịch.

Đại dịch theo tôi vẫn còn tác động dù có giảm đi nhiều. Nhưng quan trọng nhất vẫn là quy mô thị trường của các DN xây dựng tư nhân hiện nay là đang giảm dần. Dù sắp tới có tăng thì vẫn rất hạn chế.

Riêng về HBC, tốc độ tăng trưởng 38% thì ít có công ty nào đạt được. Với tốc độ này, sau 5 năm doanh thu tương ứng tăng 5 lần. Và thực tế, khi quy mô đã lớn thì doanh thu còn tăng mạnh hơn nữa. Cụ thê, từ năm 2013-2018, doanh thu HBC từ mức chưa đến 3.500 tỷ đã tăng lên 18.600 tỷ đồng.

Tiềm năng quá lớn mà không tìm ra thị trường để giải phóng thì sẽ giết chết cái năng lực này

Mặt khác, ngành có liên quan mật thiết với xây dựng là BĐS, sau khi có chủ trương của Chính phủ mà trước tiên là quy hoạch lại các khu đất có thể xây dựng được NOXH, nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp… thì tôi nghĩ sự nỗ lực của Chính phủ sẽ tác động lên thị trường BĐS ở các phân khúc này. Tuy nhiên, có làm nhanh đến mấy thì chúng ta cũng sẽ mất một vài năm, chứ không phải có ngay kết quả.

Ngoài ra, phân khúc nhà ở trung bình, trung bình cao và cao cấp, tôi nghĩ năm tới cũng sẽ được khôi phục, do Chính phủ cũng đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc về pháp lý dự án. Việc này nhằm trong mục tiêu khôi phục kinh tế sau đại dịch, và theo tôi đây là quyết định rất đúng đắn.

Nhìn chung, đồng ý là thị trường bất động sản nói chung cũng như ngành xây dựng nói riêng có khởi sắc hơn. Song có thể nói hầu hết các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng, nhu cầu phát triển đã được được rất cao trước đây.

Giống như một chiếc xe đang chạy rất nhanh trên xa lộ đi vào đường hẻm, không còn giữ được tốc độ cao nữa. Muốn khôi phục được trọn vẹn năng lực của các công ty xây dựng tư nhân thì cần phải mở một thị trường mới.

Thống kê cho thấy thị trường trong nước quy mô rất nhỏ so với thị trường toàn cầu. Chúng ta làm ra mỗi năm khoảng 50-60 tỷ USD tổng sản phẩm xây dựng, trong khi thị trường toàn cầu lên đến 12.000 tỷ USD, tức gấp hơn 200 lần thị trường trong nước. Như vậy, chỉ có mở ra một thị trường mới thì công ty xây dựng Việt Nam mới có thể phát huy hết tiềm năng.

Theo tôi được biết thì hầu hết các tên tuổi hiện nay như Hoà Bình, Coteccons, Delta, Ecoba, An Phong… đều đạt được mức tăng trưởng rất cao trong quá khứ, mỗi năm không dưới 25%, và cũng có công ty trên 30-35%. Trong đó, Hoà Bình đạt được 38%, xấp xỉ 40%. Với tốc độ đó, nếu không có thị trường nước ngoài, thì các nhà thầu tư nhân trong nước sẽ bị kìm hãm do thị trường hiện quá nhỏ mà nhu cầu phát triển thì quá lớn.

Chưa kể, các nhà thầu cạnh tranh giảm giá thì không có tích luỹ. Bởi, tiềm năng quá lớn mà không tìm ra thị trường để giải phóng sức sản xuất đó thì sẽ giết chết cái năng lực này.

Cần đưa xây dựng là ngành mũi nhọn: Nếu thời gian này không làm điều đó, thì sẽ không bao giờ làm được nữa!

Tôi cũng nhận ra rằng năng lực của ngành xây dựng Việt Nam nếu biết cách khai thác thì có thể đưa xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Có thể nói, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam rất thần kỳ. Với tốc độ phát triển này, thị trường trong nước đang dần trở nên chật chội, bão hòa không đủ để các DN phát huy hết khả năng của mình.

Cùng với đó, trong xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, chúng ta không thể đứng im nhìn sự vận động của thế giới mà cần quyết tâm đem hết nỗ lực, phát huy năng lực cạnh tranh nhằm đưa ngành xây dựng Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Một thị trường có quy mô gấp vài trăm lần so với thị trường trong nước. Tôi tin rằng thúc đẩy phát triển thị trường này ngành xây dựng sẽ có đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia và xây dựng sẽ sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Nếu thời gian này chúng ta không làm điều đó, thì sẽ không bao giờ chúng ta làm được nữa.

Đây là giai đoạn rất quý giá khi mà quy mô dân số của chúng ta là xấp xỉ 100 triệu dân, thì hết 70 triệu là người đang ở độ tuổi lao động. Những nước nhược tiểu muốn bứt phá lên thì phải tranh thủ vào giai đoạn dân số vàng. Mà thời gian ấy chúng ta không còn nhiều, từ đây cho đến nay 2033, qua năm 2034 chúng ta sẽ không còn cơ cấu dân số vàng nữa.

Chính vì vậy thời gian này rất quý, chúng ta cần phải nỗ lực lên gấp 3 lần nữa thì mới có thể bứt phá được. Và xây dựng là một trong những ngành có triển vọng, có tiềm năng để có thể giúp cho quốc gia bứt phá.

Nhà thầu Việt Nam vượt trội thế giới về năng lực xây dựng dự án cao tầng

Riêng Hoà Bình, từ khá lâu rồi vào năm 2011, Công ty đã ra nước ngoài. Năm đó Hoà Bình đã hợp tác với đối tác Malaysia để quản lý xây dựng nhiều dự án ở Kuala Lumpur, có những dự án đến 600 căn hộ, 7 tầng hầm, 42 tầng… Lúc đó, chủ đầu tư nhận xét năng lực nhà thầu Việt Nam có sự khác biệt với nhà thầu của Malaysia nên họ mời Hoà Bình qua để quản lý.

Sau đó là đi Myanmar cũng làm quản lý dự án. Như vậy, từ một công nghiệp lạc hậu không khác gì giai đoạn mới giải phóng, tức phải mất 3-4 tuần/tấm, bằng công nghệ mới chúng ta giúp họ 1 tuần/tấm. Điều này cho thấy năng lực của DN xây dựng tư nhân tăng lên rất nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Với tốc độ phát triển mạnh như vậy thì cần thiết phải có thị trường. Và chỉ có một câu trả lời là phải đưa ngành xây dựng Việt Nam ra thế giới.

Và Hoà Bình đã làm từ rất sớm. Tuy nhiên có thể nói dù tôi đã rất nỗ lực những vẫn chưa thành công, hiện vẫn có rất nhiều thử thách. Thời gian qua do đó là thời gian Hoà Bình thăm dò, tìm hiểu thị trường. Và Hoà Bình có thể xác định được đâu là thị trường tiềm năng nhất hiệu quả nhất để ngành xây dựng Việt Nam có thể thâm nhập được.

Tôi cũng đã có chia sẻ ở cuốn Trang sử vàng: Chúng ta nên làm nhà ở cao tầng ở nước ngoài vì khi khảo sát thị trường tôi thấy không nhiều nhà thầu nước ngoài có năng lực cao, kinh nghiệm nhiều và hiểu biết về công nghệ phong phú trong việc xây dựng dự án cao tầng.

Năm xưa ctd 8x thì hbc 3x. Giờ thì liệu lịch sử có lặp lại?

1 Likes

Xây dựng Hoà Bình (HBC): Tổng thầu 2021 dự kiến vượt 30-40% chỉ tiêu, nhiều đối tác đặt vấn đề nếu chấp nhận có thể chào bán cổ phiếu rất nhanh với giá cao
Xây dựng Hoà Bình (HBC): Tổng thầu 2021 dự kiến vượt 30-40% chỉ tiêu, nhiều đối tác đặt vấn đề nếu chấp nhận có thể chào bán cổ phiếu rất nhanh với giá cao

Theo kế hoạch tiết lộ, trong năm 2021 Xây dựng Hoà Bình (HBC) có thể sẽ chào bán một lượng nhỏ cổ phiếu cho đối tác chiến lược, giá đàm phán tương đối cao. Và năm 2022, Công ty sẽ cân nhắc phương án phát hành lượng lớn hơn nhằm huy động vốn.

Năm 2021 có thể được xem là năm đặc biệt khó khăn với ngành xây dựng, khi không chỉ đối diện với áp lực cạnh tranh gia tằng mà còn bị giáng đòn bởi Covid-19, sự biến động của giá đầu vào (VLXD).

Dù vậy, Xây dựng Hoà Bình (HBC) trong chia sẻ mới đây cho biết dự kiến tổng thầu cả năm 2021 sẽ vượt 30-40% chỉ tiêu ban đầu là 14.000 tỷ đồng. Hiện, con số đâu đó đã vượt đến 27%. Về lợi nhuận, tại Hoà Bình do các định phí không thay đổi nhiều nên doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng tương ứng.

Mới nhất, HBC vừa khởi công xây dựng dự án The Peak Garden tại quận 7, Tp.HCM. Đây là dự án do CTCP Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư và là dự án thứ hai hợp tác với HBC. Dự án có quy mô 5,2 ha, HBC sẽ là nhà thầu chính thi công phần thô và hoàn thiện, thời gian thi công trong vòng 25 tháng.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, HBC ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.536 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Công ty thu về lãi ròng gần 81 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Đây là kết quả của Công ty sau nhiều năm tái cấu trúc, tổng nợ vay cũng giảm mạnh và dòng tiền dương trở lại trong quý 3.

Xây dựng Hoà Bình (HBC): Tổng thầu 2021 dự kiến vượt 30-40% chỉ tiêu, nhiều đối tác đặt vấn đề nếu chấp nhận có thể chào bán cổ phiếu rất nhanh với giá cao - Ảnh 1.

Được biết, năm 2021 Công ty tiếp tục kế hoạch tái cấu trúc, trong đó sẽ thoái vốn tại các dự án bất động sản để tập trung cho mảng chủ lực là xây dựng. Theo chia sẻ của Chủ tịch Lê Viết Hải tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, HBC đang đầu tư khoảng 11 dự án, trong đó có 4 dự án lớn. Tổng thoái vốn 4 dự án lớn thì khả năng HBC sẽ thu về trên 1.000 tỷ đồng.

Dù vậy, thực tế không như kỳ vọng, đại diện HBC bày tỏ năm nay khó đạt 1.000 tỷ vì việc thoái vốn mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Trong đó, dù không nhiều dự án, tuy nhiên các dự án của HBC có giá trị cao trong khi pháp lý chưa hoàn thiện, và bên đối tác nhận chuyển nhượng yêu cầu HBC phải làm xong pháp lý. Ngoài ra, tại một số công trình khác thì đang triển khai dở dang, muốn bán cũng phải dọn dẹp và làm việc lại với khách hàng.

Về kế hoạch kinh doanh thời gian tới, HBC không chỉ mở rộng lĩnh vực sang mảng hạ tầng, công nghiệp… mà còn tiếp tục theo đuổi giấc mơ mở rộng thị trường ra quốc tế.

Trong đó, tận dụng làn sóng đầu tư công, Hoà Bình dự tăng tỷ trọng mảng công nghiệp lên 20% tổng doanh thu trong năm 2022. Theo Chủ tịch Lê Viết Hải, thời gian gần đây Hoà Bình được mời đấu thầu nhiều dự án tốt.

Với kế hoạch xuất ngoại, HBC đã thực hiện rất sớm từ năm 2011, song trong chia sẻ mới đây lãnh đạo cho biết vẫn chưa thành công. Bởi có rất nhiều khó khăn thử thách, tuy nhiên nếu vượt qua được giai đoạn đầu thì sẽ suôn sẻ hơn, và HBC theo ông Hải đã gần vượt qua giai đoạn khó khăn rồi.

Thời gian tới, HBC sẽ chọn những quốc gia châu Âu, Canada, Úc, Mỹ… để xúc tiến, bởi những thị trường trong khu vực theo người cầm cương không tiềm năng. Hiện, HBC đã hoạt động tại Malaysia, Myanmar… những quốc gia này thị trường cũng cạnh tranh bằng giá (tương tự Việt Nam) nên không hiệu quả.

Đặc biệt, trong chiến lược phát triển ra thị trường nước ngoài, Công ty đã lên kế hoạch sẽ đầu tư trước vào các dự án bất động sản nhưng theo hình thức hợp tác với các đối tác chứ không chiếm đa số. Đây cũng là cách để HBC thăm dò, thâm nhập dần ngành xây dựng sở tại.

Cuối cùng liên quan đến kế hoạch phát hành tăng vốn, phía HBC cho biết thời điểm này là thích hợp. Tuy nhiên, HBC rất là cân nhắc, thận trọng trong việc chọn nhà đầu tư.

"Có khá nhiều tập đoàn xây dựng nước ngoài muốn đầu tư vào HBC, họ chưa bàn về giá nhưng mà đưa ra một số điều kiện, nếu chấp nhận có thể phát hành một cách rất nhanh với giá cao. Nhưng tôi cân nhắc, vì HBC một ngày có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường nước ngoài ", ông Hải nói.

Theo kế hoạch tiết lộ, trong năm 2021 HBC có thể sẽ chào bán một lượng nhỏ cổ phiếu cho đối tác chiến lược, giá đàm phán tương đối cao. Và năm 2022, Công ty sẽ cân nhắc phương án phát hành lượng lớn hơn nhằm huy động vốn.

Xây dựng Hoà Bình (HBC): Tổng thầu 2021 dự kiến vượt 30-40% chỉ tiêu, nhiều đối tác đặt vấn đề nếu chấp nhận có thể chào bán cổ phiếu rất nhanh với giá cao - Ảnh 2.

Sau cả chục năm bị Coteccons áp đảo, Hòa Bình liệu có tận dụng được cơ hội để vượt lên về cả doanh thu, lợi nhuận lẫn vốn hóa?
https://s.cafef.vn/hbc-453191/xay-dung-hoa-binh-hbc-tong-thau-2021-du-kien-vuot-3040-chi-tieu-nhieu-doi-tac-dat-van-de-neu-chap-nhan-co-the-chao-ban-co-phieu-rat-nhanh-voi-gia-cao.chn

Đấy tím rồi các Anh ạ, nay các Anh thoải mái chốt lời nhé. Rồi mai lại tiếc