Nếu nói về dầu khí, không thể nào bỏ cổ phiếu đã giúp nhà đầu tư “X3 lần” tài khoản trong giai đoạn hoàn kim 2016-2018, đó là GAS. Tiếp tục Series dầu khí của Hòa, Hòa sẽ cùng mọi người đánh giá GAS, để xem chúng ta sẽ lại được thấy GAS trở lại vị trí dẫn đầu của nó như giai đoạn trước không nhé !
SERIES DẦU KHÍ - GAS
Đầu tiên, Hòa xin remind lại Midstream là gì.

-
Hiểu đơn giản, midstream sẽ bao gồm các công việc liên quan tới hoạt động vận chuyển, dự trữ và phân phối.
-
Hiện tại có 3 GAS, OIL và PVT là các cổ phiếu thuộc nhóm midstream.
Sơ lược về GAS
- Được thang lập vào năm 1990 với quy mô nhỏ, sau khi tiếp quản hai bể “FLAGSHIP” Cửu Long và Nam Côn Sơn cùng với các mỏ khác, GAS hiện nay đã trở thành công ty có quy vô > 6 tỷ USD.
- GAS được sở hữu bởi: 96% từ PVN, 3,1% NĐT nước ngoài, 0,9% cổ đông khác.
Đánh giá sơ bộ: Với cơ cấu này, có thể thấy free-float của GAS không quá nhiều.
Bussiness model:
GAS là công ty đường ống vận chuyển khí độc quyền (monopoly Pipeline company). GAS mua lại khí từ miệng giếng các mỏ, vận chuyện nó và bán sỉ lại cho nhiều khách hàng (thường chủ yếu là nhà máy điện khí)
Hiện tại GAS có 2 mảng kính:
(1) Khí khô (đường ống) chiếm tỷ trọng cao nhất
(2) mảng khí hóa lỏng (LPG)
Giải thích tác động của giá dầu đến GAS.
Nêu như PVD và PVS có chịu tác động gián tiếp từ giá dầu thế giới do làm hỗ trợ upstream, thi GAS lại có sự khác biệt.
GAS có chức năng vận chuyển trung nguồn và tính phí, vậy giá dầu sẽ tác động như sau:
Cơ chế giá mua/bán của Gas bao gồm:
(1) Giá mua khí đầu vào cố định xấp xỉ quanh 3,5 USD/MMBTU ở cả 2 mỏ Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Giá bán (ngoài phần bao tiêu của nhà máy điện khí), thường được neo theo giá dầu với công thức 46%MFO + tariffs.
Như vậy nếu giá bán thay đổi (tăng hay giảm) sẽ tác động tới lợi nhuận gộp của công ty, và sẽ không bị lỗ do GAS luôn được tính cước tariffs, chỉ có thấp hay cao
ĐÁNH GIÁ
Nhìn vào model ta có thể thấy được vài vấn đề:
ĐỐI VỚI MẢNG KHÍ KHÔ
(1) Tác động dịch bệnh ảnh hướng đến giá dầu, làm ảnh hưởng tới giá đầu ra trong giai đoạn vừa qua.
(2) sản lượng giảm từ 2 mỏ FLAGSHIP Cửu Long và Nam Côn Sơn vì 2 mỏ này dần cạn kiệt. (có thể tính toán sơ bộ giảm từ 7 tỷ mét khối/năm xuống còn 3)
(3) giảm giá bán do nhu cầu hàng không và đi làm xa giảm và khó phục hồi.
=>> Vấn đề này có thể giải quyết với Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt với xấp sỉ 2 tỷ mét khối/năm bổ sung cho GAS. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng tình hình chính trị hiện tại trên biển Đông là một yếu tố khó lường và là rào cản khiến các dự án khí mới rất tiềm năng nhưng không triển khai được.
=>> Mảng phân phối khí LNG với 2 dự án khổng lồ Sơn Mỹ, Bình Thuận và Thị Vải, Vũng Tàu cực kì tiềm năng. Hiện tại mảng mới LNG này, khí sẽ nhập khẩu từ Bắc Mỹ, và Hòa đánh giá sẽ không hề rẻ nếu không nói là đắt đỏ so với giá đinệ hiện hành của EVN. Do đó, tiềm năng đến đâu, phải theo dõi biên lợi nhuận mảng này đem lại. CAPEX 3 tỷ USD cũng là một điều đáng nói ở mảng khí LNG này nếu xét về mặt chi phí.
ĐỐI VỚI MẢNG KHÍ HÓA LỎNG
(1) sẽ ổn định vì dựa trên nhu cầu sử dụng bếp gas/nhiên liệu đốt vẫn còn tương đối ổn định.
(2) Có thể vấp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm bếp từ/hồng ngoại mới hiện nay.
KẾT LUẬN CUỐI CÙNG.
GAS đang là doanh nghiệp bước vào bước chuyển mình. Câu trả lời từ Hòa đối với câu hỏi ở tiêu đề là “ĐỂ NHÀ MÁY VẬN HÀNH”. Chúng ta bắt buộc phải chờ, vì GAS hiện tại giống như CASE XÂY DỰNG NHÀ MÁY VỐN ĐẦU TƯ LỚN, phải cần có số liệu thực sự để đánh giá hiệu quả và biên lợi nhuận thực tế, để chúng ta có thể đầu tư vào GAS. Và xet tới mức ROE cao, tiền mặt nhiều và chính sách tiền mặt tương đối tốt, chúng ta có thể theo dõi và đánh giá TIỀM NĂNG cho GAS.