1. Tổng quan DN:
- Tên đầy đủ: Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng.
- Vốn điều lệ: 3184 tỷ đồng.
- Lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, xây lắp, dịch vụ du lịch, dịch vụ dầu khí, xuất khẩu lao động.
- Ngành nghề chính: Đầu tư phát triển KĐT, KCN; xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng…
2. Phân tích BCTC - Bảng CĐKT: Tính đến hết năm 2020 tổng tài sản đạt 11814 tỷ, tăng 44.1% so với năm trước.
Tiền mặt dồi dào với hơn 408 tỷ. KPT ngắn hạn tăng 14.9% đạt 1081 tỷ: chủ yếu phải thu khách hàng tại các dự án của công ty. Phải thu dài hạn khác tăng mạnh so với năm trước, đạt 3111 tỷ. TSCĐ hữu hình tăng 137% đạt 745 tỷ do đầu tư mua thêm nhà cửa và vật kiến trúc. Tài sản vô hình có giảm nhẹ những chú ý đến công ty đã đầu tư lớn vào phần mềm công nghệ với số dư cuối năm đạt hơn 902 triệu đồng. Chi phí trả trước dài hạn tăng 135% đạt 54 tỷ. Hàng tồn kho chủ yếu là Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và Hàng hóa BĐS, trích lập dự phòng giảm giá HTK giảm so với năm trước.
NPT vào thời điểm cuối năm 2020 đạt 7032 tỷ tăng 67.9%. Trong đó chú ý: người mua trả tiền trước tăng 15.7%; DT chưa thực hiện tăng 27.1%; nợ vay ngắn hạn tăng 27.7%; nợ vay dài hạn tăng 11.8%. Điều này cho thấy công ty đã tăng số lượng sản phẩm bán được trong năm, đồng thời huy động thêm vốn vào đầu tư dự án.
Cơ cấu tài sản: Nợ vay/VCSH=31.7%, tỷ lệ an toàn. Nợ/Tổng TS=59.5%. Đây là tỷ lệ an toàn đối với một DN trong lĩnh vực BĐS. - Kết quả HĐKD:
DT bán hàng đạt 2505 tỷ tăng 15.9% so với năm 2019. DT tài chính giảm 80.5%. LN khác tăng mạnh đạt 612 tỷ, nguyên nhân so đánh giá lại hàng tồn kho, tăng 590 tỷ. LNST tăng 51.2 % so với năm ngoái, đạt hơn 641 tỷ. LNST tăng hơn 51% trong khi DT bán hàng chỉ tăng hơn 15% là do DN giảm chi phí bán hàng và chi phí QLDN, DT hoạt động khác tăng trong khi chi phí khác giảm. - Báo cáo LCTT:
Hoạt động lưu chuyển tiền tệ trong kinh doanh cải thiện đáng kể so với năm 2019, thu về hơn 1938 tỷ, tăng mạnh so với con số 19 tỷ năm 2019. Nguyên nhân do tăng hiệu quả thu tiền về trong hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính. Hoạt động đầu tư lưu chuyển tiền âm 2440 tỷ, chủ yếu do chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; cho vay và mua công cụ nợ. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dương, tăng gấp đôi so với năm trước, đạt 317 tỷ, nguyên nhân do tăng tiền vay, giảm tiền trả nợ vay và giảm chia cổ tức.
3. Luận điểm đầu tư -
Doanh nghiệp thuộc nhóm vay nợ thấp trong ngành. Từ năm 2015 đến 2020, DIG đã có giai đoạn tăng trưởng ấn tượng với mức tăng trưởng LNST tăng 45 lần. Tăng trưởng LN ròng năm 2020 là 60.1%. Những cải thiện trong hoạt động kinh doanh đã giúp tình hình tài chính DIG cải thiện, hệ số nợ vay/ Vốn chủ sỡ hữu (VCSH) đã giảm liên tục từ mức 0,62 lần trong năm 2016 về mức 0.32 lần vào cuối 2020.
-
Với quỹ đất sạch đang sở hữu tại các vị trí đắc địa như Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Hà Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hậu Giang, Kiên Giang… đủ để DIC Corp phát triển trong nhiều năm tới. Đây đều là những khu vực có thuận lợi rất lớn của việc kết nối hạ tầng giao thông liên kết vùng, kết nối với các trung tâm phát triển mạnh về kinh tế và là điểm đến chiến lược của nhiều nhà đầu tư BĐS trong nước và quốc tế. Có thể kể đến một số dự án đáng chú ý như: Khu Trung tâm Chí Linh - Vũng Tàu (99.7 ha), Khu đô thị Nam Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (446.92 ha), Khu đô thị sinh thái Đại Phước – Đồng Nai (464.6 ha), Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu (90.5ha), Khu đô thị du lịch Long Tân (331 ha).
Ngày 10/3 vừa qua, HĐQT DIC Corp (DIG) đã thông qua việc đầu tư dự án Khu đô thị Bắc Vũng Tàu - Giai đoạn 1 (Khu C) với tổng vốn 3.822 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành vào quý 4/2022. Công ty cũng thông qua Nghị quyết về việc vay vốn cho giai đoạn 1 với số tiền tối đa 1.900 tỷ đồng. Tổng vốn huy động cho giai đoạn 2021-2025 đạt trên 30.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 đến 2026.
DIC Corp (DIG) muốn vay 1.900 tỷ để triển khai Giai đoạn 1 dự án Khu đô thị Bắc Vũng Tàu -
Chiến lược trong những năm tới chủ yếu vào lĩnh vực đầu tư bất động sản, trong đó tập trung 02 lĩnh vực chính: Bất động sản nhà đất (khu đô thị, nhà ở, chung cư, biệt thự…); Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (khách sạn, resort, golf, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái…). Về lĩnh vực du lịch và dịch vụ: Tập trung kinh doanh khai thác các khách sạn sẵn có với tổng số phòng khoảng 1.000 phòng.
Cho năm 2021, DIG cũng đã có các dự án đảm bảo mức tăng trưởng so với 2020. Trong đó các dự án Nam Vĩnh Yên, CSJ (Cap Saint Jacques), Dự án KDC Hiệp Phước, dự án KDL sinh thái Đại Phước (Đồng Nai) sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch kinh doanh 2021. Ngoài ra các dự án CSJ (Cap Saint Jacques)- GĐ2, dự án Vị Thanh (Hậu Giang), KĐT mới Bắc Vũng Tàu, KĐT du lịch Long Tân (Đồng Nai) dự kiến cũng sẽ duy trì đóng góp vào doanh thu và LN 2022. - Điểm trừ của DIG là tốc độ GPMB còn chậm, trong đó chú ý đến 2 dự án Long Tân và Bắc Vũng Tàu. Do đó, DIG sẽ tập trung thực hiện GPMB trong năm 2021.
Hình 1: Dự án Gateway Vũng Tàu
Hình 2: Dự án KDL sinh thái Đại Phước – Đồng Nai
Khuyến nghị: MUA cho mục tiêu dài hạn.
Lưu ý: NĐT tự chịu trách nhiệm về quyết định mua bán của mình. Khuyến nghị chỉ mang quan điểm cá nhân của người phân tích.
Thông tin trong bài được người viết tự tổng hợp dựa trên các tài liệu tham khảo: BCTC 2020 của DIG, BCTN 2019 của DIG, website dic.vn, báo cafef.vn, báo cáo phân tích của MRAS.
](Redirecting...cft[0]=AZXTTOEMmhA60nOW1zSN-75jOXdS1ygQf2ZqXlIEwOJonkFPohtoV9xtXTQErJrGrjsaoliqSV70DC-pZ4DuZqoMdaD6wsOoaRKTpiT7SNYfusHg8CyguKv7hoKSoe3fQIY&tn=-]K-R)