Các dấu hiệu tạo đáy của thị trường được đúc rút từ những bài học quý giá khi nghiên cứu các chu kỳ thị trường trong lịch sử hơn 100 năm của Thị trường chứng khoán Mỹ và Thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi thấy các dấu hiệu này, bạn gần như đã nắm trong tay sự chắc chắn để đầu tư.
1. Đáy dài hạn
Hãy chờ đợi ngày “Bùng nổ theo đà”.
Nghiên cứu của William Oneil về mọi chu kỳ thị trường kể từ năm 1880 đã phát hiện ra rằng không có thị trường tăng giá nào bắt đầu mà không có “Ngày bùng nổ theo đà”. Vì vậy, thay vì dựa vào linh cảm hoặc dự đoán, hãy đợi tín hiệu được xác nhận thị trường đã chạm đáy và một xu hướng tăng mới đã bắt đầu. Sau đây là các yếu tố chính của “Ngày bùng nổ theo đà”
Đáy mới
Khi thị trường chứng khoán đang trong xu hướng giảm, có ít nhất một chỉ số chính (VNIndex, VN30 hoặc HNXIndex) giảm và tạo đáy sâu mới.
Nỗ lực phục hồi
Sau khi chạm mức đáy sâu mới, hãy tìm ra ngày mà chỉ số đóng cửa cao nhất hoặc gần cao nhất trong ngày. Nó cho thấy chỉ số đã dừng đà giảm, thiết lập một “đáy” mới và có khả năng phục hồi.
Nhưng một ngày không đủ để kết luận xu hướng thị trường. Vì vậy, chúng ta hãy tính đó là Ngày đầu tiên của một đợt nỗ lực phục hồi.
Từ đó, miễn là chỉ số duy trì trên mức đáy thấp trước đó, thì đợt phục hồi đã cố gắng vẫn còn nguyên giá trị.
Ngày bùng nổ theo đà: Tăng điểm mạnh mẽ kèm theo bùng nổ khối lượng
Ngày bùng nổ theo đà cho thấy đợt nỗ lực phục hồi đã thành công!
Để được tính là một ngày Bùng nổ theo đà, ít nhất một chỉ số chính phải đóng cửa trên 1.25% hoặc cao hơn, với khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm trước. Khối lượng giao dịch không nhất thiết phải cao hơn khối lượng trung bình, chỉ cần cao hơn phiên hôm trước.
Ngày bùng nổ theo đà thường sẽ xuất hiện ngẫu nhiên từ ngày thứ 4 trở đi trong đợt nỗ lực phục hồi. Nó có thể xuất hiện vào ngày thứ 3, nhưng thường 3 ngày là quá sớm để xác nhận Xu hướng tăng đã bắt đầu.
Các đợt điều chỉnh diễn ra sau “Ngày bùng nổ theo đà”
Không phải mọi “Ngày bùng nổ theo đà” đều dẫn đến một xu hướng tăng mạnh mẽ và chắc chắn. Có khoảng 25-30% “Ngày bùng nổ theo đà” sẽ thất bại, sau đó thị trường sẽ nhanh chóng trở lại xu hướng giảm. Đó là lý do tại sao chúng ta chỉ nên mua vào dần dần cổ phiếu khi “Ngày bùng nổ theo đà” xuất hiện và xu hướng thị trường chuyển từ “Thị trường đang điều chỉnh” thành “Xu hướng tăng đã được xác nhận.”
Nếu xu hướng tăng được giữ vững và các cổ phiếu CANSLIM hàng đầu bắt đầu tăng cao hơn khi các nhà đầu tư tổ chức mua vào, bạn có thể bắt đầu tham gia mua vào mạnh mẽ hơn. Nếu xu hướng tăng không thành công, hãy tuân theo các quy tắc bán của bạn và đứng ngoài thị trường một cách an toàn.
Theo dõi các ngày phân phối
Nếu bạn thấy các ngày phân phối xuất hiện chỉ sau vài hôm tính từ “Ngày bùng nổ theo đà”, hãy cẩn trọng! Điều này chỉ ra rằng có thể xu hướng tăng mới bắt đầu sẽ không được giữ vững và sẽ nhanh chóng rơi vào điều chỉnh. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra thị trường để biết số ngày phân phối hiện tại và bất kỳ cảnh báo nào về những thay đổi trong xu hướng.
Tất cả đều là một phần của chu kỳ thị trường: Trong quá trình thị trường điều chỉnh trước đó, các siêu cổ phiếu hình thành các mẫu hình nền giá quan trọng. Sau đó, giá bùng nổ ngay khi xu hướng thị trường thay đổi, thường vào ngày “Bùng nổ theo đà” hoặc trong vòng hai – ba tuần sau đó.
Danh mục cổ phiếu triển vọng, có định giá rẻ, tăng trưởng vượt trội trong tương lai … là điều kiện CẦN.
Định giá thị trường về mức thấp trong lịch sử, đã có sự bán tháo hoảng loạn, tin xấu ra liên tục … là điều kiện CẦN.
Dấu hiệu tạo đáy của thị trường được xác thực bởi những tiêu chí chất lượng nêu trên… là ĐIỀU KIỆN ĐỦ.
Vậy nếu không có bùng nổ theo đà thì thị trường có tăng được không?
Có những giai đoạn thị trường diễn biến “khó chịu”, các xu hướng tăng và giảm trở nên biến động nhanh và biên độ hẹp hơn nhiều. Những đợt tăng thị trưởng chỉ vọn vẹn kéo dài 1-2 tháng, đôi khi chỉ kéo dài từ 1-2 tuần và nhanh chóng quay trở lại xu hướng giảm. Để nhìn ra các diễn biến này là một công việc cần có sự nghiên cứu và bám sát chỉ số chính, nhóm ngành dẫn dắt, thanh khoản thị trường một cách sát sao. Và việc đánh giá xu đúng diễn biến thị trường có thể giúp nhà đầu tư lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp (như Lướt sóng) hoặc đứng ngoài theo dõi, chờ đợi khi những con sóng lớn.
2. Đáy trung hạn - kéo dài từ 1 - 2 tháng
Sau khi ngày dừng rơi xuất hiện, thị trường không cho ta cảm giác tăng mạnh mẽ liên tục.
Sau khi tạo 1 đáy đầu tiên chữ V, đợt hồi phục yếu ớt và nhanh chóng giảm trở lại hình thành đáy thứ 2; quá trình này diễn ra từ 3-4 tuần và hình thành 2 đáy W. Các đường MA10 và MA20 đóng vai trò là các mức kháng cự ngắn hạn trong quá trình hình thành đáy W.
Khối lượng giao dịch thấp trong vùng đáy W, và tăng dần khi giá thoát ra khỏi đáy W.
Sau khi tăng 1-2 tháng, điểm số có dấu hiệu tăng ngày càng chậm chạp.
Bắt đầu xuất hiện từ 2-3 phiên phân phối đỉnh trở lên: Giá đi ngang hoặc giảm với khối lượng lớn.
3. Đáy ngắn hạn - kéo dài tối đa 1 tháng
Sau khi ngày dừng rơi xuất hiện, thị trường không cho ta cảm giác tăng mạnh mẽ liên tục, thay vào đó là cảm giác giao dịch chậm chạm, yếu ớt.
Các chỉ số tạo 1 đáy hình chữ V, từ phiên giao dịch thứ 3 đến phiên giao dịch thứ 10 khối lượng giao dịch suy yếu, giảm dần; càng ngày điểm số tăng càng chậm chạm.
Không xuất hiện ngành dẫn dắt, không có ngành nào thể hiện sức mạnh giá vượt trội và đồng loạt.
Chỉ số có thể tăng đến đường MA10 ngày và dừng chân tại đó.