Đầu tư công kỳ vọng lớn của thị trường

Đầu tư công là một hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế, nguồn lực Đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay, các dự án Đầu tư công cũng đang có những yếu tố hỗ trợ để thúc đẩy nhanh quá trình triển khai và khai thác như:

  • Thứ nhất, nợ công của Việt Nam đã giảm đáng kể trong những năm qua nhờ tăng trưởng GDP khá trong giai đoạn 2016-2022 và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, nợ công của Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 51% cuối năm 2016 xuống 40% vào cuối năm 2022 (ước tính của IMF), thấp hơn nhiều so với trần nợ công của Việt Nam là 60% GDP. Nợ công thấp tạo dư địa cho việc mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

  • Thứ hai, lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam giảm mạnh kể từ đầu năm 2023. Tính đến ngày 10/5, trên thị trường sơ cấp, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm và 15 năm giảm 167 và 170 điểm cơ bản so với đầu năm, xuống lần lượt là 3,0% và 3,1%. Trên thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm và 10 năm của Việt Nam giảm lần lượt 242 và 189 điểm cơ bản so với đầu năm, xuống lần lượt 2,6% và 3,2%.

  • Thứ ba, lạm phát đã hạ nhiệt trong vài tháng vừa qua giảm xuống 2,8% so với cùng kỳ trong Tháng 4/2023. Khi áp lực lạm phát giảm bớt, chính phủ có thể cân nhắc nới lỏng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

  • Thứ tư, khởi công các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trước ngày 30/6. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ngành Giao thông Vận tải hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công 3 tuyến đường cao tốc Châu Đốc Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuật và 2 đường vành đai gồm vành đai 4 Hà Nội và vành đai 3 TP.HCM. Các dự án này cần khởi công trước 30/6 năm nay

Với các chính sách đẩy mạnh tốc độ giải ngân Đầu tư công của Chính Phủ cũng như tiềm năng tăng trưởng cho thấy các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi lớn và bứt phá về doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn 2023-2025. Cụ thể, các công ty đáp ứng tiêu chí như năng lực thi công tốt; sức khỏe tài chính lành mạnh sẽ có đà lợi nhuận tốt hơn. Theo đó, KSB và VCG, C4G, LCG, HHV sẽ là những doanh nghiệp hưởng lợi hàng đầu.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Chú ý LCG anh em nhé.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Múc mạnh LCG

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Cao tốc Bắc - Nam đã giải ngân 44.500 tỷ đồng trong 10 tháng

Thông tin từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), trong tổng số vốn hơn 16.300 tỷ đồng được giao năm 2023, tính đến hết tháng 10, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã giải ngân gần 11.300 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch.

Tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu qua địa bàn thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Trong khi đó, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021 - 2025) với tổng số vốn hơn 46.400 tỷ đồng được bố trí trong năm 2023, tính đến hết tháng 10/2023, dự án đã giải ngân được hơn 33.200 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch.

Như vậy tình hình chung số tiền giải ngân cho dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đạt 44.500 tỷ đồng.

Cụ thể, trong các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 1, đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, dự án Nha Trang - Cam Lâm có tiến độ giải ngân tốt nhất, đạt 83% kế hoạch. 5 dự án có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70%, gồm: Nghi Sơn - Diễn Châu đạt 74%, Diễn Châu - Bãi Vọt đạt 72%, Cam Lộ - La Sơn đạt 73%, Cam Lâm - Vĩnh Hảo đạt 75%, Phan Thiết - Dầu Giây đạt 78%.

4 dự án khác, gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45 và cầu Mỹ Thuận 2 cùng đạt tỷ lệ giải ngân 61%, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn giải ngân được 64%, Vĩnh Hảo - Phan Thiết đạt 60% kế hoạch.

Đối với dự án đường bộ cao tốc giai đoan 2, đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hai dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Cần Thơ - Hậu Giang đạt 91%, Vũng Áng - Bùng đạt 86%.

Các dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% trở lên gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt 74%, Bùng - Vạn Ninh đạt 70%, Vạn Ninh - Cam Lộ đạt 75%, Vân Phong - Nha Trang đạt 73%, Hậu Giang - Cà Mau đạt 77%.

5 dự án thành phần khác, gồm: Hàm Nghi - Vũng Áng tính đến hết tháng 10/2023 giải ngân 66%, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn giải ngân 69%, Hoài Nhơn - Quy Nhơn giải ngân 66%, Quy Nhơn - Chí Thạnh giải ngân 60%, Chí Thạnh - Vân Phong giải ngân 64% kế hoạch vốn.

Thông tin về tiến độ giải ngân chung các dự án của Bộ Giao thông vận tải, ông Lưu Quang Thìn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), đến hết tháng 10/2023, sản lượng giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Giao thông Vận tải đạt khoảng 63.500 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch năm. Riêng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chiếm hơn 60% tổng kế hoạch vốn của Bộ Giao thông Vận tải được giao trong năm 2023.

Ông Lưu Quang Thìn cho hay, để đáp ứng mục tiêu giải ngân tối đa kế hoạch vốn được giao, nhiều giải pháp đang tiếp tục được Bộ Giao thông Vận tải quán triệt các chủ đầu tư thực hiện như: phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu xây dựng; chỉ đạo đơn vị thi công tập trung nguồn lực tăng ca, tăng kíp, tăng mũi thi công; đẩy nhanh nghiệm thu thanh toán; kịp thời điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt; kiêm quyết điều chỉnh khối lượng và xử lý ngay nhà thầu yếu kém…