CP Ngân hàng cho quý 3!

NGÀNH NGÂN HÀNG

Ngân hàng. Yếu tố tăng giá là sự kỳ vọng. Mua xu hướng !

  1. Là ngành có đòn bẩy hoạt động cao.

Về cơ bản hoạt động chính của ngân hàng cơ bản là 1 doanh nghiệp đi buôn tiền để ăn chênh lệch giá. Nhập tiền chỗ giá thấp và bán cho chỗ giá cao.

Kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay cao quá, ít người vay và ngân hàng cũng sợ rủi ro không dám cho vay. Ít người và ít tiền cho vay hơn. Đơn giản ngân hàng sẽ vẫn phải chịu chi phí đi huy động như vậy mặc cho có ít hay nhiều người vay hơn.

Biểu đồ cho thấy tiền từ dân cư đang bị hút vào ngân hàng trong khi tỷ lệ ngân hàng cho vay ra lại đang tăng trưởng rất thấp. Tiền không được cho vay nhiều nhưng với động thái giảm lãi suất cho vay liên tục của đồng loạt các ngân hàng. Đều tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng chạy trở lại. Ngân hàng cho vay được nhiều hơn.

  1. Là ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh tế.

Khi kinh tế mở rộng, môi trường lãi suất thấp sẽ ít thu hút tiền gửi vào ngân hàng hơn mà chảy vào nơi hấp dẫn hơn có thể là sản xuất kinh doanh hay đầu tư. Đồng thời cũng sẽ có nhiều người muốn đi vay hơn vì lãi suất rẻ đi. Khiến nhiều người tiếp cận được nguồn vốn hơn đẩy mạnh cho vay ra. Từ đó cho vay được nhiều hơn và vòng quay tiền sẽ được cải thiện, tiền được tạo ra nhiều hơn. Với ngân hàng đồng nghĩa với nhiều doanh thu hơn.

Ngân hàng vừa là ngành nhạy với chu kỳ kinh tế, vừa có đòn bẩy hoạt động cao nên theo điều kiện bình thường thì ngân hàng sẽ là 1 trong những ngành nhạy với chu kỳ kinh tế nhất.

Tình hình hiện tại:

· Ngân hàng đang ít cho vay và ít ngươi đi vay. Có thể thấy vòng quay tín dụng đang chậm lại ro rệt so với 2022 do tiền vẫn nghẽn ở trái phiếu và kinh tế còn đang khó khăn, hoạt động tín dụng không được đẩy mạnh nhiều. Nhưng cũng vì vậy mà dư địa để tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm vẫn còn là rất lớn khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay NHNN đề ra là 14-15% trong khi 5 tháng đầu năm con số mới chỉ đạt 3.2%

Quý 3- Quý của TTCK

· Hiện tại ngân hàng không thiếu tiền. Có chăng câu chuyện cần bàn là về việc ngân hàng có cho vay nhiều hơn được không? Nhưng với tình hình hiện tại. Việc giảm lãi suất huy động đang diễn ra nhưng khi lượng tiền ngân hàng đi vay đáo hạn dần sẽ giúp giảm chi phí đồng thời cũng giúp ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay được nhiều hơn nữa.

· Ngân hàng cũng là ngành huyết mạch của nền kinh tế. Tín dụng vẫn đang là kênh dẫn vốn chính. Nên trong giai đoạn phục phục hồi nền kinh tế như hiện tại thì vai trò này càng quan trọng và là không thể thiếu.

Chọn ngành ổn rồi giờ thì đến cổ phiếu nào ?

Quý 3- Quý của TTCK

Định giá toàn ngành vẫn đang nằm trong vùng hấp dẫn. Nhưng đứng trước mốc thời gian quan trọng là kỳ công bố kết quả kinh doanh quý 2 nên Long sẽ đưa anh chị 2 góc nhìn.

· Mua vì kết quả kinh doanh tốt ( Bán khi kết quả kinh doanh ra )

Chiến lược này là 1 dạng của chiến lược mua theo sự kiện (Event Study)

Doanh nghiệp nào cho vay được nhiều từ đầu năm tới giờ sẽ kỳ vọng có 1 kết quả kinh doanh tốt.

Quý 3- Quý của TTCK

TCB, HDB, MSB: Là 3 ngân hàng có tăng trưởng tín dụng lớn và gần như đã cho vay gần hết room tín dụng lần 1 mà NHNN đặt ra. Và sẽ kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 này vẫn sáng.

· Mua theo dòng tiền: Bản chất là sự đánh giá rủi ro

Những cổ phiếu an toàn sẽ được mua trước sau đó là đến những cổ phiếu trung tính, tiền vẫn còn sẽ tới nhóm rủi ro. Nếu thị trường vẫn nhiều tiền sẽ tiếp tục lặp lại như vậy tùy theo giai đoạn.

Hiện tại những cổ phiếu được cho là an toàn nhất của ngành là nhóm big 4: CTG, VCB, BID đều đã phục hồi rất tốt từ đáy

Sự ưu tiên dành cho nhóm trung tính như: MBB, VIB , LPB

Cách phân biệt dòng tiền và tương ứng phù hợp với những giai đoạn thị trường em sẽ viết trong phần sau.

Với cách đi của giá cổ phiếu ngành ngân hàng. Giá tăng sẽ là do kỳ vọng và kết quả kinh doanh, giá điều chỉnh sẽ liên quan tới nỗi lo ngại về nợ xấu. (kỳ vọng trước, kết quả sau)


P/s: Không phải chuyên gia nên có thể đúng hoặc sai. Anh chị em bằng hữu nên coi như 1 góc nhìn và cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định!