Công thức quản trị vốn – Những điều Broker không nói với bạn
Lấy khoảng cách giữa điểm vào và take profit đem chia cho khoảng cách giữa điểm vào và stop loss. Tỷ lệ này chính là tỷ lệ giữa số lợi nhuận bạn kiếm được trong 1 giao dịch nếu thắng, so với số tiền mất đi nếu giao dịch đó thua. Nôm na nói tỷ lệ lời lỗ 2:1 tức là ăn 2 thua 1. Tỷ lệ lời lỗ có 2 vấn đề cần lưu tâm
- Tỷ lệ lời lỗ trung bình thực tế:
Việc đặt kỳ vọng Risk/Reward cho mỗi lần giao dịch cần phải xem xét tới thực tế quá khứ giao dịch, từ đó xác định được mức lãi trung bình đạt được và mức lỗ trung bình bằng cách tính:
Mức lãi trung bình= tổng lợi nhuận thực tế/ tổng số trận thắng
Mức lỗ trung bình= tổng lỗ thực tế/ tổng số trận thua
Risk Reward Ratio thực tế= Mức lãi trung bình/ Mức lỗ trung bình
Để tìm được tỉ lệ thực tế này, bạn cần có 1 tập lệnh thực tế từng giao dịch trong quá khứ trong thời gian dài. Tỉ lệ lãi lỗ này ảnh hưởng rất lớn tới quyết định bỏ vốn cho 1 lần giao dịch mà chúng ta sẽ nói vào phần tiếp sau đây.
II. Mối liên hệ mật thiết giữa xác suất thắng của hệ thống giao dịch với tỷ lệ lời lỗ:
Biểu đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa Tỷ lệ lời lỗ và xác suất thắng (winrate), chúng ta thấy ngay 2 tỷ lệ này có tương quan ngược chiều, tức là tỷ lệ thắng càng cao thì tỷ lệ lời lỗ càng thấp. Giải thích điều này rất đơn giản, khi dịch take profit của 1 lệnh gần hơn điểm vào và stop loss xa hơn, ta sẽ làm tăng khả năng thắng của lệnh đó, bù lại giảm đi tỷ lệ lời lỗ của nó. Về dài hạn, việc này sẽ làm tăng xác suất thắng của hệ thống và giảm đi Tỷ lệ lời lỗ của hệ thống đó.
Như vậy nếu giữ nguyên tỷ lệ lời lỗ 2:1 cho tất cả các lệnh, thì 1 hệ thống tốt chỉ cần thắng 33% số lệnh là đã có thể kiếm lời trong dài hạn.
III. Công thức Kelly- Trả lời câu hỏi chúng ta nên bỏ vốn bao nhiêu cho 1 lần giao dịch:
Khi yếu tố thanh khoản của cổ phiếu không phải vấn đề bận tâm thì việc bỏ vốn bao nhiêu để đạt lợi nhuận tối ưu trong dài hạn lại là vấn đề mà nhiều trader bỏ quên khi lòng tham trổi dậy.Chúng ta thường được nghe về tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhưng có lẽ nói thì dễ hơn là thực hiện. Chúng ta sẽ bỏ bao nhiêu tiền cho mỗi lượt trade? Khi nào thì vào lệnh Buy hay Sell? Nhưng câu hỏi đó đều được giải đáp bằng một hệ thống Quản lý vốn. Một trong những kỹ thuật Quản lý vốn hiệu quả mà chúng ta cần phải biết đó là Tiêu chuẩn Kelly (Kelly Criterion).
CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN KELLY
Có hai yếu tố cơ bản để cấu thành nên tiêu chuẩn Kelly:
Tỷ lệ Win (W): xác suất bạn thắng trong tổng lượt giao dịch, hoặc xác suất thắng lý thuyết của hệ thống phương pháp bạn đang giao dịch có được bằng cách back test hệ thống hoặc nhật kí giao dịch ( với mình thì ưa chuộng nhật kí giao dịch vì đó là thành tích thực).
Tỷ lệ Reward:Risk ®: tỉ lệ lãi lỗ thực tế hoặc lý thuyết như đã xác định ở đầu bài viết( mình ưa chuộng sử dụng tỷ lệ lý thuyết sau khi vạch chiến lược mua cổ phiếu và hành động theo thực tế sao cho các giao dịch thua được giới hạn mức thua lô nhỏ hơn mức trung bình để có phần bù lỗ trong dài hạn).
Chúng ta có công thức sau:
Kelly % = W – [ ( 1 – W ) / R ]
CÁCH SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN KELLY
Hệ thống Kelly có thể sử dụng theo các bước sau:
-
Đầu tiên phải có 1 lịch sử cỡ 100 – 200 giao dịch. Bạn xem lại lịch sử của mình rồi thống kê lại hoặc phải backtest hệ thống nếu bạn chưa có lịch sử.
-
Tính toán số “W”. Ví dụ bạn trade 50 lệnh, bạn thắng 20 lệnh thì W = 20/50 = 0.4. Con số này càng gần về 1 thì càng tốt, thông thường thì trên 0.5 là ok.
-
Tính toán số “R”. Tỷ lệ Reward: Risk thì ai cũng biết rồi. Số này lớn hơn 1 thì ok, tức là lợi nhuận của bạn đủ bù hoặc vượt qua rủi ro mà bạn phải chịu.
-
Thế số vào công thức, tính K% chính là % vốn mà bạn được phép tham gia cho mỗi lần giao dịch.
Trên đây là phần chia sẻ về tiêu chuẩn Kelly trong bỏ vốn, các kiến thức liên quan tới tỷ lệ thắng và Risk Reward Ratio mà mình tổng hợp được. Theo tiêu chuẩn này đòi hỏi bạn phải có 1 hệ thống giao dịch và phải test nó với số lệnh đủ lớn để thống kê được:
-
Tỷ lệ Win
-
Tỷ lệ Reward / Risk
Sau đó áp dụng vào công thức trên để tìm ra khối lượng giao dịch chắc ăn. Từ đây bạn sẽ có kiến thức cơ bản để giao dịch. Để trả lời câu hỏi chúng ta cần 1 số vốn bắt đầu bao nhiêu để tham gia giao dịch cổ phiếu hoặc giao dịch phái sinh VN30F1M ở Việt Nam