Cổ phiếu ngân hàng stb có thực sự hấp dẫn?

ảnh

Lời đầu tiên, Bắc Cao Minh đăng tải bài viết này không nhằm mục đích khuyến nghị mua/bán cổ phiếu STB - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, nhà đầu tư chỉ nên dừng lại ở mục đích tham khảo thôi.
Bắc Cao Minh rất mong giúp ích ít nhiều cho những nhà đầu tư đang quan tâm và có ý muốn sở hữu cổ phiếu STB đưa ra quyết định tối ưu.
Cổ nhân có câu nói rất hay “Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Câu nói này giúp Bắc Cao Minh liên tưởng ngay đến cổ phiếu STB - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Tại sao ư? Vì hiện tại STB đã chuyển mình và sẵn sàng tiến lên một tầm cao mới với thực lực và uy tín của mình.
Do thời gian có hạn, Bắc Cao Minh chỉ dừng lại ở việc phân tích một số yếu tố trọng yếu tác động nhiều tới đường đi giá cổ phiếu STB trong tương lai, cụ thể như: Câu chuyện dẫn tới việc tái cơ cấu STB, Bản chất của trái phiếu VAMC và tình hình xử lý trái phiếu VAMC của STB, Danh mục trái phiếu, Dư nợ cho vay bất động sản, triển vọng tương lai và cơ hội đầu tư STB.

  1. CÂU CHUYỆN DẪN TỚI VIỆC TÁI CƠ CẤU STB:
    Sacombank xử lý vấn đề tồn đọng yếu kém của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam sau khi sáp nhập.
    Việc tái cơ cấu STB nằm trong Đề án 254 của Chính phủ nhằm đảm bảo lành mạnh hoá, ổn định và phát triển hệ thống.
  • Để quý nhà đầu tư hiểu rõ ngọn ngành biến cố mà STB đã trải qua và dẫn tới việc phải tái cơ cấu.
  • Năm 1991, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập.
  • Từ năm 2010, STB xảy ra biến cố, đối mặt với một loạt các khó khăn, thử thách như sau:
  • Năm 2010, lĩnh vực bất động sản rơi vào giai đoạn trầm lắng, đóng băng.
  • Cổ đông lớn STB lần lượt thoái vốn.
  • Thay đổi bằng cổ đông mới là Eximbank.
  • Năm 2012, bầu lại toàn bộ HĐQT Sacombank theo đề nghị của Eximbank.
  • Ngày 02/11/2012, ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank (ông Đặng Văn Thành giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 15/7/1995 và là người có công lao to lớn trong việc đưa Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP lớn và uy tín tại Việt Nam).
  • Ông Trâm Bê giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank.
  • Ngày 01/10/2015, Sacombank và Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) ký kết biên bản bàn giao chính thức sáp nhập toàn bộ hệ thống Southern Bank vào Sacombank dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM.
  • Đại gia đình Trầm Bê sở hữu trên 20% vốn tại Southern Bank.
  • Đại gia đình Trầm Bê sở hữu 9,49% vốn tại Sacombank (theo Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2015).
  • Theo báo cáo của kiểm toán Nhà nước thì nợ xấu của Southern Bank năm 2013 là 55,3%, ước tính trước thời điểm sáp nhập vào Sacombank lên đến trên 70%.
  • Chính vì khoản nợ xấu quá lớn của Southern Bank, vì vậy sau khi sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, kéo theo Sacombank từ một ngân hàng khoẻ mạnh đã “lâm bệnh” trở thành một ngân hàng yếu.
  • Thương vụ sáp nhập Southern Bank vào Sacombank đã làm cho Sacombank không những không phát triển được, mà còn bị nhiều ngân hàng “đàn em” khác bỏ lại phía sau. Thậm chí, nếu tính đầy đủ các khoản nợ xấu, các khoản dự phòng ở thời điểm đó thì tình hình tài chính của Sacombank càng trở nên tồi tệ.
  • Như một hệ quả tất yếu, kết quả kinh doanh của Sacombank vào những năm 2015, 2016 và 2017 rất yếu kém.
  • Bước sang năm 2018 và năm 2019, thu nhập từ lãi thuần của Sacombank tăng lên lần lượt là 7.633 tỷ đồng và 9.180 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1.790 tỷ đồng và 2.454 tỷ đồng, cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank có cải thiện đáng kể so với trước đó.
  • Từ năm 2020 đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục có sự cải thiện tích cực hơn so với trước đó.
  1. BẢN CHẤT TRÁI PHIẾU VAMC VÀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ TRÁI PHIẾU VAMC CỦA STB
    2.1. Bản chất trái phiếu VAMC:
  • Nợ xấu đối với các ngân hàng quá cao, theo quy định phải trích lập khoản dự phòng rủi ro khá lớn ngay lập tức, làm ảnh hưởng lớn tới tính thanh khoản, gây rủi ro cho ngân hàng và cả hệ thống tài chính.
  • Giải quyết vấn đề nợ xấu đối với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu > 3% tổng dư nợ mà ngân hàng cho vay thì sẽ có một tổ chức có tên đầy đủ là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (viết tắt là “VAMC”) trên danh nghĩa là mua lại các khoản nợ xấu và đề xuất thực thi các phương án nhằm xử lý các khoản nợ xấu.
  • Vậy cách thức và bản chất mà VAMC xử lý các khoản nợ xấu như thế nào: Đầu tiên, đối với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu > 3% tổng dư nợ mà ngân hàng cho vay, được VAMC mua lại các khoản nợ xấu đó, nhưng điều đặc biệt là VAMC không mua các khoản nợ xấu đó bằng tiền, mà VAMC phát hành một loại trái phiếu đặc biệt có giá trị tương đương khoản nợ xấu đó. Như vậy, ngân hàng trên danh nghĩa sẽ chuyển khoản nợ xấu của mình cho VAMC để đổi lấy loại trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.
  • Bản chất của việc mua lại khoản nợ xấu của VAMC thực chất là việc hoán đổi từ nợ xấu thành trái phiếu đặc biệt của VAMC phát hành nhằm mục đích tránh phải trích lập dự phòng ngay lập tức các khoản nợ xấu đó, tránh nguy cơ thua lỗ của ngân hàng, từ đó tránh rủi ro về thanh khoản trong hệ thống tài chính, bởi nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn và cho khách hàng vay, mà khi một tỷ lệ lớn các khoản ngân hàng cho vay trở thành nợ xấu thì theo quy định ngân hàng phải trích lập dự phòng ngay lập tức các khoản nợ xấu đó, dẫn đến nguy cơ ngân hàng bị âm vào vốn chủ sở hữu và ngân hàng khó có nguồn tiền chi trả cho các khoản đến hạn mà ngân hàng đã huy động và ảnh hưởng xấu tới một số hoạt động khác.
  • Vì vậy, trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành phát huy tác dụng rất lớn, bởi việc xử lý nợ xấu ngân hàng thực chất chỉ là hoán đổi các khoản nợ xấu của ngân hàng thành các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, vì thế trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng không còn khoản nợ xấu đó nên không cần phải trích lập dự phòng toàn bộ các khoản nợ xấu đó ngay lập tức, mà thay vào đó ngân hàng chỉ trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt của VAMC với tỷ lệ thấp hơn và kéo dài trong nhiều năm, giúp cho tỷ lệ an toàn vốn nằm trong mức quy định, từ đó ngân hàng vẫn có thể tăng trưởng tín dụng để tạo ra lợi nhuận, có nguồn trích lập cho các khoản trái phiếu đặc biệt của VAMC.
    2.2. Tình hình xử lý trái phiếu VAMC của STB:
  • Hiện tại số dư nợ xấu tồn đọng liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Nam “Southern Bank” (thể hiện qua trái phiếu VAMC) giảm mạnh.
  • Ngày 24/02/2023, STB thông báo bán đấu giá toàn bộ 18 khoản nợ được bảo đảm bằng quyền tài sản tại Dự án Khu công nghiệp Phong Phú với giá khởi điểm là 7.934 tỷ đồng.
  • Nguồn gốc khoản nợ nêu trên phát sinh tại STB và đã được bán nợ cho VAMC, sau đó VAMC uỷ quyền cho STB bán các khoản nợ này theo quy định.
  1. DANH MỤC TRÁI PHIẾU
  • Trái phiếu doanh nghiệp (phi ngân hàng): không có.
  • Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng: Tỷ lệ không đáng kể.
  1. DƯ NỢ CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN
  • Tỷ lệ cho vay bất động sản của STB thấp và an toàn so với các ngân hàng cho vay bất động sản nhiều, đặc biệt là STB không cho vay mua nhà trả chậm vốn rất rủi ro trong giai đoạn thị trường bất động sản gần như đóng băng.
  1. TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI VÀ CƠ HỘI ĐẦU TƯ STB
    Trong bối cảnh ngành ngân hàng trong năm 2023 sẽ gặp khó khăn về huy động vốn, áp lực Nim bị thu hẹp, rủi ro nợ xấu tăng, rủi ro ngành bất động sản tăng, thì STB được coi là một ngân hàng tương đối triển vọng khi sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới khi đã xử lý tốt các khoản nợ xấu tồn đọng, dư nợ cho vay bất động sản thấp, trái phiếu doanh nghiệp (phi ngân hàng) không có, áp lực trích lập dự phòng không lớn, kéo theo Nim được mở rộng, lợi nhuận tăng trưởng mạnh, EPS tăng, không bị ảnh hưởng lớn từ thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, và đặc biệt định giá P/B và P/E hợp lý (giá cổ phiếu tại ngày 28/02/2023 là 23.750 đồng/cổ phiếu), ngoài ra còn một số điểm tích cực khác.
    Nói tóm lại, đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng trong năm 2023 thì Bắc Cao Minh sẽ ưu tiên lựa chọn STB để xem xét đầu tư vì cho rằng đây là khoản đầu tư tương đối hấp dẫn.

                                                                        BẮC CAO MINH
    

Trích nguồn từ trang blog dưới đây:

CỔ PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN “NLG” CÓ ĐÁNG ĐẦU TƯ?
Lời đầu tiên, Bắc Cao Minh lưu ý với quý nhà đầu tư là không nhằm khuyến nghị mua - bán cổ phiếu gì ở đây, đơn giản là thấy có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu ngành bất động sản, vì vậy Bắc Cao Minh góp thêm góc nhìn để nhà đầu tư tham khảo, cũng mong giúp ích ít nhiều. Chúc quý nhà đầu tư xem xét cẩn trọng, sáng suốt, biết cách đưa ra quyết định đầu tư đúng thời điểm, hiệu quả.
Trước khi đánh giá cụ thể về cổ phiếu bất động sản “NLG” - Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long thì trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ bối cảnh kinh tế vĩ mô, chu kỳ ngành bất động sản như thế nào? Vì theo quan điểm của Bắc Cao Minh thì nó chính là con hào kinh tế bảo vệ vòng ngoài rất quan trọng, giúp che chắn túi tiền của nhà đầu tư không bị hất văng tứ tung và ngăn nỗi sợ hãi, hoảng loạn không biến thành hiện thực. Nếu tuyến phòng thủ bên ngoài bị xuyên phá thì dù doanh nghiệp lớn mạnh cỡ nào cũng đều bị tổn thương khá nhiều, kéo theo lợi ích của cổ đông bị giảm sút trầm trọng và nỗi đau ập đến .v.v. Vì thế bài toàn này cần chúng ta giải quyết trước, rồi mới tính bước tiếp theo, nhằm đảm bảo nguyên tắc công - thủ phải chu toàn, tiến - lùi trong tính toán.

  1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ:
  • Sự chuyển động mạnh - yếu của dòng tiền vào thị trường chứng khoán phụ thuộc khá nhiều vào lãi suất, do một phần sức ép bên ngoài từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, ảnh hưởng cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraina, Chính sách chống dịch bệnh Covid 19 của Trung Quốc .v.v. không còn lớn như trước đây, kéo theo tỷ giá hạ nhiệt, xác suất cao là ngân hàng Nhà nước Việt Nam không tăng lãi suất, đồng thời bơm thêm tín dụng để giải cứu những tác động xấu của thị trường bất động sản vào thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
  1. CHU KỲ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN:
  • Ngành bất động sản đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, bắt đầu dịch chuyển vào giai đoạn bớt khó khăn. Những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẹn tuy còn nhiều, nhưng đáng mừng là bước đầu được tháo gỡ, cởi nút thắt, đặc biệt là việc khai thông nguồn vốn, tiếp thêm máu cho các doanh nghiệp bất động sản có tín hiệu tích cực, được xem là nguồn vốn mồi để doanh nghiệp vượt qua cơn bĩ cực, bình phục tổn thương, và dần tự đứng vững trên đôi chân của mình.
  1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM LONG “NLG”:
  • NLG là một trong những Chủ đầu tư có kinh nghiệm lâu đời nhất tại thị trường bất động sản Việt Nam với gần 30 năm hình thành và phát triển.
  • Thị trường mục tiêu của NLG tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận như Long An, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Dương và khu vực phía Bắc có Hải Phòng.
  • Các dòng sản phẩm chính của NLG là dòng căn hộ vừa túi tiền Ehome/Ehomes, dòng căn hộ trung cấp Flora và nhà phố, biệt thự Valora.
  • Hợp tác đầu tư: Đa phần các dự án NLG đều chuyển nhượng một phần và hợp tác đầu tư với đối tác Nhật Bản và đối tác trong nước, hình thức hợp tác này mang lại tác dụng vừa ghi nhận doanh thu chuyển nhượng, vừa đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
  • Lãnh đạo chủ chốt NLG nắm giữ đáng kể lượng cổ phiếu của Tập đoàn Nam Long.
  1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘ AN TOÀN VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN/CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NLG:
    4.1. Về cơ cấu tài sản:
  • Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng lớn/tổng tài sản là yếu tố trọng yếu đối với các doanh nghiệp phát triển bất động sản, là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bất động sản tăng trưởng.
  • Tiền và các khoản tương đương tiền: Đạt tỷ lệ khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, giúp NLG luôn đảm bảo dòng vốn lưu động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời.
  • Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng: Chiếm tỷ trọng nhỏ so với các doanh nghiệp cùng ngành, vì vậy không có gì phải quan ngại.
  • Tóm lại, cơ cấu tài sản của NLG là chất lượng, nhiều tiềm năng.
    4.2. Về cơ cấu nguồn vốn:
  • Tỷ lệ nợ vay/Tổng nguồn vốn: Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy khá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, nên chính sách kiểm soát chặt tín dụng vào mảng phát triển bất động sản, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu .v.v. không bị ảnh hưởng nhiều tới tiềm lực tài chính của NLG.
  • Chiếm dụng vốn: NLG ít bị chiếm dụng vốn so với các doanh nghiệp cùng ngành, cho thấy uy tín, thương hiệu của NLG trong mắt đối tác, nhà cung cấp.
  • Vốn chủ sở hữu: Chiếm gần 50%/Tổng nguồn vốn, vì vậy rất cân đối, an toàn.
  • Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn khá an toàn, vững vàng.
  1. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG CỦA NLG TRONG TƯƠNG LAI:
  • Có tiềm năng phát triển ấn tượng trong tương lai ở giai đoạn 2024 - 2025, vì NLG sở hữu quỹ đất với giá vốn rẻ, các dự án được triển khai gối đầu, năng lực thi công uy tín, sản phẩm bất động sản thanh khoản tốt, đặc biệt là sản phẩm bất động sản vừa túi tiền của người dân, đồng thời chính sách tiền tệ dần bớt siết chặt, lãi suất giảm, giúp cho người dân có điều kiện hơn trong việc tiếp cận vốn vay mua nhà và đặc biệt định giá cổ phiếu NLG ở mức hợp lý “ giải ngân vùng giá 26 - 27 nghìn đồng/cổ phiếu”.
    Đánh giá một cách toàn diện thì cổ phiếu NLG rất triển vọng trong trung hạn.

BẮC CAO MINH

Trích nguồn từ trang blog dưới đây: chiasechienluocdautuchungkhoan.blogspot.com

ĐÔI DÒNG TÂM SỰ CỦA BẮC CAO MINH VỚI QUÝ NHÀ ĐẦU TƯ, BẠN ĐỌC THÂN THƯƠNG

  • Cổ nhân có câu “Đại thế định trường xuất, thời thế xuất phương lược”, thời thế thay đổi, số phận con người cũng đổi thay, vận may nghiêng về người có đức. Nay Đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, vận nước đang lên, lòng người phấn khởi, mảnh đất dụng võ thêm an lành và rộng mở, là lúc có phần thuận lợi phát huy được tiềm năng thế mạnh bản thân trong mỗi người chúng ta.
  • Bắc Cao Minh thuận theo thời thế hành động, từ khi chính thức đăng đàn cho đến nay mang theo hành trang quý giá là “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” do chính mình tạo ra với sứ mệnh cao cả “tạo nên con đường đầu tư chứng khoán thành công bền vững và rực rỡ” và nhằm mục tiêu đầu tư “mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều, ngủ ngon giấc và bảo vệ thành quả bền vững”, có thể khẳng định rằng đây chính là chiến lược đầu tư tuyệt vời CÔNG - THỦ chu toàn, TIẾN - LÙI trong tính toán (CÔNG được hiểu là khả năng phát hiện sớm và nắm bắt nhanh cơ hội đầu tư tuyệt vời, linh hoạt dịch chuyển theo trục giá trị lớn - nơi thu hút được dòng tiền lớn đổ về từ khi mới còn là chân sóng và cũng là nơi tốt nhất bảo vệ túi tiền của nhà đầu tư, còn LÙI được hiểu là kết quả đầu tư dù không mang lại lợi nhuận bởi biến động bất lợi của thị trường chung, nhưng nhà đầu tư vẫn bảo toàn nguồn vốn, không bị hao hụt bởi lực đỡ rất lớn đến từ sức mạnh nội tại).
  • Mặc dù đến nay, Bắc Cao Minh chưa làm được việc gì lớn lao, tuy nhiên ít nhiều cũng góp phần lan toả giá trị tốt đẹp, góp phần bảo vệ cuộc sống thêm an vui theo đúng tôn chỉ hành động “Vì giấc ngủ ngon của mọi nhà”, và đó cũng chính là niềm vui trong đời vậy.
  • Cám ơn tất cả mọi người đã luôn đồng hành và lắng nghe chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của Bắc Cao Minh, bằng tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm cao của mình, Bắc Cao Minh hứa sẽ cố gắng cung cấp nhiều bài viết có giá trị hữu ích, thiết thực và sự chính trực để đáp lại niềm tin yêu của tất cả mọi người.
  • Rất mong tất cả mọi người cùng Bắc Cao Minh chung tay lan toả những bài viết có giá trị hữu ích, thiết thực và sự chính trực này tới cộng đồng để cùng nhau phấn đấu hướng tới một cuộc sống phú quý, hạnh phúc viên mãn dài lâu.
    Trân trọng cám ơn.
    BẮC CAO MINH
  • Để nghiên cứu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé.
    Trân trọng.
    Trích nguồn từ trang blog dưới đây của Bắc Cao Minh:

NHẬN DIỆN CÁC DOANH NGHIỆP RỦI RO QUA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Thưa quý nhà đầu tư chứng khoán, mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu của mình đều dựa trên một lý do nhất định nào đó, nào là doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, nào là định giá rẻ, nào là dòng tiền thông minh, nào là lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu, nào là doanh nghiệp có game tăng vốn, nào là xác định điểm mua căn cứ vào công cụ phân tích kỹ thuật, rồi thì mua theo tin đồn, mua theo người khác phím hàng .v.v. do năng lực cá nhân của mỗi người cũng muôn hình vạn trạng, vị thế, góc nhìn, tính cách, thế mạnh, phương pháp khác nhau, nên lý do đưa ra quyết định đầu tư cũng khác nhau là điều dễ hiểu.

  • Theo năm tháng, mọi thứ dần được sáng tỏ bởi kết quả từ các quyết định đầu tư lãi - lỗ sẽ biết được mình là ai, đi đến nơi đâu, tiếp tục hay dừng lại, trải nghiệm cùng với các cung bậc cảm xúc tự đắc, thấm đòn, đau đớn, tỉnh ngộ, và rồi cũng đến lúc cần sự thay đổi đúng đắn nào đó để tiến tới bước đi vững vàng bằng cách không ngừng học hỏi, nghiên cứu, hoàn thiện, sáng tạo, bản lĩnh, chia sẻ giá trị tốt đẹp, và như một lẽ tất yếu con đường đầu tư chứng khoán thành công và rực rỡ cũng sẽ trở thành hiện thực.
  • Để thực hiện tốt mục tiêu “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của Bắc Cao Minh đề ra là mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều, ngủ ngon giấc và bảo vệ thành quả bền vững, thì điều quan trọng trước tiên là phải giúp nhà đầu tư biết cách phòng tránh tối đa những rủi ro, cạm bẫy đầy rẫy trên thị trường chứng khoán.
  • Đề cập tới rủi ro, cạm bẫy trên thị trường chứng khoán thì nhiều lắm, muôn hình muôn vẻ, nói bao giờ mới hết, cần có nhiều bài phân tích về chủ đề này, và cần thời gian trải nghiệm của nhà đầu tư thì mới cảm nhận, thẩm thấu, vững vàng trên bước đường đầu tư chứng khoán của mình.
  • Do thời gian có hạn, bài viết này, Bắc Cao Minh chỉ dừng lại ở việc nhận diện các doanh nghiệp rủi ro qua việc phân tích Báo cáo tài chính. - Vâng, thưa quý nhà đầu tư, tại sao Bắc Cao Minh lại lựa chọn chủ đề này vì Báo cáo tài chính rất quan trọng, nó phản ánh sức khoẻ nội tại và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, bởi vậy không có lý do gì mà chúng ta bỏ qua hoặc xem nhẹ các thông tin phản ánh trên Báo cáo tài chính để chú tâm vào những vấn đề không quan trọng bằng, nhà đầu tư huyền thoại Peter Lynch nói rằng “Đừng bao giờ đầu tư vào một công ty mà không biết trước Báo cáo tài chính của nó”. Trên thực tế tôi biết có rất nhiều nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật đưa ra quyết định mua - bán cổ phiếu mà chẳng cần quan tâm đến Báo cáo tài chính là gì, thực sự đây là một sai lầm tai hại, thôi không nói nhiều nữa. Bắc Cao Minh đi vào trọng tâm của chủ đề bài viết này ngay sau đây.
  1. DOANH NGHIỆP CÓ CƠ CẤU TÀI SẢN KHÔNG PHÙ HỢP VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH
  • Nhà đầu tư nghĩ sao khi một doanh nghiệp kinh doanh phát triển bất động sản có tổng tài sản lên tới hàng 10.000 tỷ đồng, nhưng trong cơ cấu tài sản thì hàng tồn kho chỉ vài trăm tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cực kỳ nhỏ. Thật là khác thường phải không, đáng lẽ ra đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì hàng tồn kho phải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp mới phù hợp, nếu không doanh nghiệp lấy đâu ra quỹ đất, xây nhà bán cho khách hàng, lấy đâu ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, và lấy đâu ra giá trị thực chất mang lại cho cổ đông, và rồi cổ đông cũng chẳng hưởng lợi ích gì, thậm chí tiềm ẩn rủi ro khôn lường.
  • Lấy một ví dụ tương tự ở ngành sản xuất, nhà đầu tư thử nghĩ xem một doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực sản xuất có tổng tài sản lên tới hàng 1.000 tỷ đồng, nhưng trong cơ cấu tài sản thì tài sản cố định hữu hình nguyên giá chỉ có vài trăm triệu đồng, thử hỏi với tài sản cố định hữu hình ít ỏi như vậy thì doanh nghiệp có thể sản xuất ra bao nhiêu đơn vị sản phẩm, tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp và tương lai cổ đông đi về nơi đâu, câu trả lời nhanh thôi là hãy chạy ngay đi còn kịp, nếu không có ngày mang hoạ vào thân, thân bại danh liệt.
  1. DOANH NGHIỆP CÓ KHOẢN PHẢI THU RẤT LỚN
  • Khi khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn hiện lên trên Bảng cân đối kế toán thì nhà đầu tư hãy dè chừng, cảnh giác cao độ vì rất có thể đây là dấu hiệu của các doanh nghiệp quản trị yếu kém, không minh bạch, gian dối, bòn rút cổ đông, thường thể hiện dưới dạng cụ thể như sau: Một là, doanh nghiệp phát hành tăng vốn nhiều lần nhưng tiền không thấy đâu, đầu tư không thấy gì, còn khoản phải thu thì cứ phình to ra; Hai là, doanh nghiệp không ít lần báo lãi lớn đến từ doanh thu tài chính/thu nhập khác là chủ yếu, cuối cùng tiền không thấy đâu, toàn thấy phát hành giấy để chi trả cổ tức cho cổ đông, giá cổ phiếu ngày một teo tóp, còn khoản phải thu thì liên tục phình to; Ba là, doanh nghiệp mang cả cục tiền lớn uỷ thác đầu tư cho một cá nhân, tổ chức nhưng rốt cuộc hiệu quả kinh doanh chẳng thấy gì, chẳng mang lại giá trị thực sự gì cho cổ đông .v.v.; Bốn là, doanh nghiệp để cho khách hàng nợ tiền quá nhiều, trong khi mục tiền và tương đương còn lại rất ít, tài sản thanh khoản thấp, điều này cho thấy doanh nghiệp quản trị tài chính yếu kém, mất cân đối, không an toàn, kém hiệu quả, rủi ro cao.
  1. DOANH NGHIỆP CÓ CƠ CẤU DÒNG TIỀN KHÔNG PHÙ HỢP
  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm trong nhiều năm, còn dòng tiền từ hoạt động tài chính liên tục dương. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp gặp vấn đề nghiêm trọng, không đủ tiền tài trợ cho cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phải bù đắp bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính, nên doanh nghiệp sử dụng chiêu trò huy động vốn của cổ đông, vay nợ để duy trì hoạt động .v.v. hệ quả là doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí lãi vay, chịu thêm rủi ro về tài chính nếu không thu xếp được nguồn vốn để trả các khoản nợ vay ngắn hạn hay khoản nợ dài hạn đến hạn phải thanh toán.
  1. DOANH NGHIỆP LIÊN TỤC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ TĂNG VỐN
  • Doanh nghiệp liên tục tăng vốn nhiều lần, nhưng khoản mục tiền và tương đương tiền không có gì, luôn đặt doanh nghiệp rơi vào tình thế mất khả năng thanh toán, vì vậy đây là dấu hiệu bất thường, để che giấu, họ sẽ dùng thủ thuật biến đổi khoản tiền này thành các khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.
  1. DOANH NGHIỆP VAY NỢ QUÁ NHIỀU - Nhà đầu tư liệu có yên tâm khi đầu tư vào một doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, một đồng vốn mà vay tới 3 đồng nợ, trong khi dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi không ổn định, có tính chu kỳ cao, chẳng hạn như doanh nghiệp kinh doanh phát triển bất động sản, doanh nghiệp xây lắp .v.v. làm cho mất cân đối cơ cấu nguồn vốn giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu ở mức độ cảnh báo đỏ, doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro rất cao khi hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi hoặc gặp biến cố.
    BẮC CAO MINH
  • Để tìm hiểu kỹ hơn về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé.
    Trân trọng.
    Trích nguồn từ trang blog dưới đây của Bắc Cao Minh: chiasechienluocdautuchungkhoan.blogspot.com

CÓ NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU ĐIỆN POW VÀO THỜI ĐIỂM NÀY?
Lời đầu tiên, Bắc Cao Minh đăng tải bài viết này không nhằm mục đích khuyến nghị mua/bán cổ phiếu POW - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP, nhà đầu tư chỉ nên dừng lại ở mục đích tham khảo thôi.
Bắc Cao Minh rất mong giúp ích ít nhiều cho những nhà đầu tư đang quan tâm và có ý muốn sở hữu cổ phiếu POW đưa ra quyết định tối ưu.
Cổ nhân có câu nói rất hay “thời khắc đáng giá nghìn vàng”, có nghĩa là chúng ta lựa chọn đúng thời điểm đầu tư sẽ tối ưu về mặt thời gian, tránh việc lãng phí cơ hội, thu hồi vốn nhanh, mang về khoản lợi nhuận lớn, đầu óc cũng thảnh thơi. Vậy thời điểm hiện tại có nên đầu tư vào cổ phiếu điện POW, để làm rõ câu hỏi này Bắc Cao Minh sẽ đi sâu phân tích vài yếu tố trọng yếu tác động đến triển vọng doanh nghiệp cũng như đường đi giá cổ phiếu POW.
Do thời gian có hạn, Bắc Cao Minh chỉ dừng lại ở việc phân tích kỹ lưỡng vài yếu tố trọng yếu dưới đây.

  1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM - CTCP
  • Là doanh nghiệp có Nhà nước sở hữu tỷ lệ cổ phiếu rất lớn, đứng tên đại diện là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 1.872.141.477 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 79,9%.
  • POW thành lập ngày 17/05/2007, IPO thành công vào ngày 31/01/2018, trở thành công ty đại chúng vào ngày 31/8/2018, chính thức giao dịch giao dịch cổ phiếu trên sàn Hose vào ngày 14/01/2019.
  • Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. POW đã đầu tư và vận hành các nhà máy điện trong tất cả các lĩnh vực nhiệt điện, thuỷ điện, điện khí hoá lỏng và điện năng lượng tái tạo.
  • Bên cạnh đó, POW cũng phát triển các dịch vụ như vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật điện, cung ứng nhiên liệu cho các nhà máy điện .v.v. và trở thành doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường điện Việt Nam.
  • Chuỗi giá trị đầu vào của POW: Đầu vào là khí thiên nhiên, than và dầu Diesel (chiếm khoảng 75% chi phí sản xuất kinh doanh), trong đó Đơn vị GAS và TKV là hai đơn vị cung cấp chủ yếu nguồn nhiên liệu cho POW.
  • Hoạt động sản xuất: Hiện tại POW sở hữu 8 nhà máy phát điện với tổng công suất là 4.208 MW (chiếm khoảng 7,5% tổng công suất của cả nước), trong đó: 4 nhà máy điện khí gồm Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2; 3 nhà máy thuỷ điện gồm Hủa Na, Đakđrinh, Nậm Cắt; 1 nhà máy điện than.
  • Về tình hình đầu tư dự án của POW, thông tin cụ thể như sau: + POW đã tham gia góp 30% vốn thành lập Công ty Cổ phần Điện khí LNG Quảng Ninh căn cứ tại Nghị quyết số 60/NQ-ĐLDK ngày 23/8/2022 (Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đạt công suất là 1.500 MW). + POW đang đầu tư vào hai Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 có tổng vốn đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư bằng vốn chủ sở hữu/vốn vay tương ứng tỷ lệ 25%/75%, với quy mô công suất 1.500 MW, sử dụng công nghệ tân tiến nhất của Mỹ với hiệu suất sử dụng lên tới 62%, được hiểu là cứ đốt 100 m3 khí thì có tới 62 m3 khí được chuyển hoá thành điện, còn phần tiêu hao không chuyển hoá thành điện là 38 m3 khí. Hai nhà máy này nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Khi hai dự án đi vào vận hành sẽ giúp công suất của POW tăng hơn 35%. Hai Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 dự kiến thời gian vận hành thương mại năm 2024 và năm 2025, nhưng căn cứ theo số liệu trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang của nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 mới thực hiện được hơn 729 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022 là một con số rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng, cho thấy tình hình triển khai dự án rất chậm chạp, như vậy khả năng rất cao thời gian vận hành 2 nhà máy này theo kế hoạch dự kiến vào năm 2024 và năm 2025 sẽ bị chậm lại đáng kể.
  • Chuỗi giá trị đầu ra của POW: Các nhà máy của POW giao kết hợp đồng mua bán điện PPA với PVN, ngoài sản lượng điện được bao tiêu thì các nhà máy của POW cũng tham gia bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh.
  • POW là doanh nghiệp điện với cơ cấu điện khí chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng hơn 60% tổng công suất, điện than chiếm khoảng hơn 28% tổng công suất, thuỷ điện hơn 8% tổng công suất.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của POW như sau: Thứ nhất, nguồn cung của hệ thống điện quốc gia tăng đáng kể do bổ sung các nhà máy nhiệt điện mới và các nguồn năng lượng tái tạo nên ảnh hưởng bất lợi tới việc huy động sản lượng điện từ các nhà máy điện của POW; Thứ hai, nguồn khí cung cấp cho các nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 với giá cao nên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường điện; Thứ ba, các nhà máy thuỷ điện phụ thuộc vào tình hình thuỷ văn liên quan đến lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện cao hay thấp kéo theo ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thuỷ điện; Thứ tư, có thể nhà máy điện gặp sự cố dẫn tới hoạt động bị ảnh hưởng.
  • Như vậy, lợi thế cạnh tranh của POW: Rào cảnh gia nhập ngành khá cao, POW là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 ở Việt Nam trong đó riêng mảng sản xuất điện khí là số 1 tại Việt Nam; có cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giúp nâng cao vị thế - uy tín - thương hiệu - cơ hội làm ăn cho POW.
  1. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA POW
    2.1. Cơ cấu tài sản:
  • Tiền và các khoản tương đương tiền + tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng là hơn 9.901 tỷ đồng, chiếm gần 40% tài sản ngắn hạn, số liệu tính tại ngày 31/12/2022.
  • Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng mạnh so với đầu năm 2022 từ hơn 5.343 tỷ đồng lên hơn 9.767 tỷ đồng, tuy nhiên khách hàng là Tập đoàn điện lực Việt Nam nên không có nguy cơ phát sinh nợ xấu, số liệu tính tại ngày 31/12/2022.
  • Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng hơn gấp đôi so với đầu năm 2022 từ hơn 405 tỷ đồng lên hơn 935 tỷ đồng tính tại ngày 31/12/2022. Trong số đó chi phí xây dựng Dự án nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đạt gần 730 tỷ đồng, con số này rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với hơn 32.000 tỷ đồng. *
    Tóm lại cơ cấu tài sản nắm giữ nhiều tiền mặt, đảm bảo nguồn vốn lưu động, tài sản dở dang dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản, điều này cho thấy tình hình triển khai xây dựng các dự án đầu tư của POW trong năm 2022 diễn ra rất chậm chạp, kéo theo nguy cơ cao bị chậm tiến độ hoàn thành so với kế hoạch đề ra.
    2.2. Cơ cấu nguồn vốn:
  • Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 5.635 tỷ đồng.
  • Khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn gần 3.382 tỷ đồng.
  • Vốn chủ sở hữu hơn 33.281 tỷ đồng, chiếm hơn 58% tổng nguồn vốn.
  • Tóm lại, cấu trúc nguồn vốn an toàn được tài trợ nhiều từ vốn chủ sở hữu, nợ vay ít, áp lực tài chính không lớn.
  1. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ NHẤT: ĐỀ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII
  • Đề án Quy hoạch điện VIII định hướng phát triển sạch, tránh xu hướng tăng cao phát thái khí nhà kính CO2, hướng tới trung hoà các bon trong dài hạn đến năm 2050, do vậy kéo theo việc chuyển dịch năng lượng, giảm mạnh quy mô điện than, tăng điện khí và các nguồn năng lượng tái tạo đã được quy hoạch với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Như vậy quy hoạch điện VIII, cổ phiếu POW cũng được hưởng lợi ít nhiều từ cơ chế chính sách của Nhà nước.
  1. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ HAI: POW ĐANG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHƠN TRẠCH 3 VÀ NHƠN TRẠCH 4 VỚI QUY MÔ CÔNG SUẤT LỚN
  • Hiện tại, POW đang triển khai dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. Hai nhà máy này nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Khi hai dự án này đi vào vận hành sẽ giúp công suất của POW tăng hơn 35%, hứa hẹn câu chuyện tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
  • Hai Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 dự kiến thời gian vận hành thương mại năm 2024 và năm 2025, nhưng căn cứ theo số liệu trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang của nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 mới thực hiện được hơn 729 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022 là một con số rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng, cho thấy tình hình triển khai dự án rất chậm chạp, như vậy khả năng rất cao thời gian vận hành 2 nhà máy này theo kế hoạch đề ra vào năm 2024 và năm 2025 sẽ bị chậm lại đáng kể.
  1. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ BA: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ĐANG Ở MỨC THẤP SO VỚI TIỀM NĂNG THỰC SỰ CỦA POW
  • Giá trị sổ sách P/B của POW là 0,93 tương đối thấp so với tiềm năng, triển vọng trong tương lai của POW, giá cổ phiếu POW tại ngày 31/03/2023 là 13.200 đồng/cổ phiếu. * Tóm lại, theo góc nhìn của Bắc Cao Minh, cổ phiếu POW rất có tiềm năng, triển vọng trong tầm nhìn trung hạn. Vì vậy, Bắc Cao Minh sẽ chưa đầu tư cổ phiếu POW vào thời điểm hiện tại, chỉ dừng lại ở việc đưa vào danh sách cổ phiếu tiềm năng.
    BẮC CAO MINH
  • Để tìm hiểu kỹ về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.
    Trích nguồn từ trang blog dưới đây của Bắc Cao Minh: chiasechienluocdautuchungkhoan.blogspot.com

TRIẾT LÝ ĐẦU TƯ CỦA BẮC CAO MINH

  1. “Đối với tôi: Báo cáo tài chính được ví như một tấm bản đồ quý giá để tìm ra kho báu, thật đáng tiếc cho nhiều người không thèm quan tâm đến nó”.
    BẮC CAO MINH
  • Để tìm hiểu kỹ về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.

Trích nguồn từ trang blog dưới đây của Bắc Cao Minh: