Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán

I. Vài nét về nền Kinh tế Việt Nam

Nhìn chung, nền kinh tế đang trong giai đoạn kiểm soát lạm phát khi ở mức trần, các số liệu ở mức phục hồi nhẹ. Mũi nhọn thúc đẩy chủ yếu sẽ đến từ vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xuất khẩu công nghiệp chế biến.

  • Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2023 ước tính tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 3,6% svck, tính chung 2 tháng đầu năm IIP ước giảm 6.3% svck 2022

  • Trong tháng 2, cả nước có 8.841 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 18,5% so với tháng trước và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 2 ước đạt gần 30 nghìn tỷ, tăng 36,9% svck. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,3% kế hoạch năm và tăng 18,3% svck

  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại VN 2 tháng đầu 2023 ước tính đạt 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% svck.

  • Tổng thu NSNN tháng 02/2023 ước đạt 124,6 nghìn tỷ đồng tăng 10,6% svck

  • Tổng chi NSNN tháng 02/2023 ước đạt 112,7 nghìn tỷ đồng tăng 6% svck

  • Cán cân thương mại hàng hóa tháng 2 ước tính xuất siêu 2,3 tỷ USD. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,82 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,3 tỷ USD)

  • Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 5,08%, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,6%) chủ yếu do mức nền cao

  • Sau nhiều đợt giảm lãi suất huy động từ đầu năm 2023, đến nay chỉ còn 8 ngân hàng có mức lãi suất từ 9,5%/năm, giảm đáng kể so với cuối năm 2022

II. Cơ hội kiếm lợi nhuận từ Chứng khoán

Thị trường Chứng khoán sẽ phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế trong khoảng 3-6 tháng. Do đó, với những gì đã đề cập ở phần trên cộng với các diễn biến của TTCK trong 2 tháng trở lại đây NDT sẽ thấy xu hướng đi ngang vẫn sẽ tiếp diễn trong ít nhất 3-6 tháng tiếp theo.

Trong thị trường sideway đi ngang với biên độ lớn vẫn có những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

Biến động của TTCK trong các đợt tăng giảm đang ở mức trung bình 10% (khi thanh khoản thấp) và 30% (khi thanh khoản cao), biểu hiện trong tháng 1-2/2023 và đà phục hồi ở tháng 11/2022.

Tích luỹ tài sản bằng tiền hoặc cổ phiếu không chỉ dựa vào việc chỉ mua cổ phiếu liên tục: Các NDT cũng có thể dễ dàng nghe về tích sản. Cách thông thường nhất mà NDT thường hay nghĩ đến là mua gom cổ phiếu theo thời gian nhưng như vậy là chưa đủ và chưa thực sự là tối ưu.

Thời kỳ bùng nổ của Chứng khoán sẽ lại đến, lúc đó NDT sẽ có thể gia tăng bằng lần số tài sản của mình khi đầu tư, con số bắt đầu càng lớn, tài sản được gia tăng cũng sẽ lớn hơn. Do đó, khi NDT nắm được mấu chốt của chênh lệch giá, từ đó có thể Gia tăng được số lượng cổ phiếu nắm giữ hoặc Gia tăng tài sản bằng tiền mà không cần bơm vốn liên tục.

Nhìn vào biểu đồ, ước tính biên độ hoạt động của VNIndex trong 6 tháng tới sẽ vào khoảng 1000-1200 (có thể lên mức 900-1300 ở những thời điểm có thông tin quan trọng)

III. Những nhóm ngành ưu tiên đầu tư:

Sự chọn lựa các nhóm Ngành và Doanh nghiệp để đầu tư thực sự quan trọng khi mặt bằng chung sự phân hoá rất rõ nét, các nhóm ngành sau được đề xuất:

1. Ngân hàng: Nhóm ngành huyết mạch, nâng đỡ TTCK

Danh mục: STB, LPB, VIB

2. Chứng khoán: Mức độ nhạy cảm cao với TTCK khi đã thể hiện được tầm quan trọng

Danh mục: HCM, VCI

3. Thép: nhu cầu hồi phục sau động đất, chiến tranh, dịch bệnh

Danh mục: HPG, HSG, NKG

4. Dầu khí: chuẩn bị đầu tư các dự án mới

Danh mục: PVS, PVD, PVT

5. Đầu tư công: đang là nhóm ngành được ưu tiên giải ngân từ Chính Phủ

Danh mục: LCG, PLC, HHV, VCG, KSB

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Bà con có vẻ chán nản từ việc DJ giảm điểm hôm qua nhỉ.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487