Chương 12. hướng dẫn bí quyết giao dịch của livermore

LIVERMORE CHÌA KHÓA KHAI MỞ BỈ MẬT CỦA THỊ TRƯỜNG

Nội dung được giữ chính xác như bản in năm 1940

IVERMORE - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Phần chìa khóa thành công trên thị trường của Livermore trong cuốn sách này được ghi lại chính xác như phiên bản năm 1940 đã được xuất bản bởi Duell, Sloan và Pearce, New York. Tất cả các biểu đồ và ghi chú giải thích cũng được thêm vào một cách chính xác như phiên bản năm 1940. Phần này của cuốn sách bao gồm các bản in, các trang tính thực tế của Livermore; cùng với các ghi chú nhận xét hàng ngày của chính Livermore về hệ thống của ông ấy khi nó được áp dụng cho việc giao dịch trên thị trưởng thực tế với các cổ phiếu cụ thể.

Nếu bạn là một sinh viên chuyên ngành chứng khoán và là người thận trọng, sau khi đọc và nghiên cứu phần này, bạn sẽ nhận ra rằng một số con số được Livermore sử dụng làm ví dụ rất khó để hiểu một cách chính xác.

Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu những ví dụ này, ngay cả khi xem đến ấn bản thứ hai được xuất bản vào năm 1966 boi Investor’s Press, Inc. của Palisades Park, New Jersey. Mục tiêu của chúng tôi là xem liệu có bất kỳ vấn đề nào với các trang tính thực tế mà chúng tôi có thể không nhận thấy trong phiên bản gốc được xuất bản năm 1940 hay không.

Và chúng tôi nhận thấy hoàn toàn không có sự khác biệt
diều này chính xác như cách Livermore đã trình bày b thuyết then chốt về thị trường của mình.

RICHARD SMITTEN

LIVERMORE - CHÌA KHOA THÀNH CÔN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Tôi đã dành nhiều năm trong cuộc đời để đầu cơ trước khi tôi nhận ra rằng những thứ đang xảy ra trên thị trường. chứng khoán đều là sự lặp lại của quá khứ, các biến động giá chỉ là sự lặp đi lặp lại, rằng mặc dù các cổ phiếu có sự thay đổi khác nhau nhưng mô hình giá nhìn chung vẫn giống nhau.

Như tôi đã nói, tôi luôn bị thôi thúc phải giữ các bản ghi vì chúng có thể sẽ là hướng dẫn cho các biến động giả sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này đã được tôi thực hiện với toàn bộ niềm say mê. Và rồi, tôi bắt đầu cố gắng tìm ra điểm bắt đầu của chuỗi biến động, từ đó giúp tôi dự đoán những diễn biến sẽ xảy ra trong tương lai. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Bây giờ tôi có thể nhìn lại những nỗ lực ban đầu đó và hiểu ra tại sao chúng lại không có kết quả ngay lập tức. Lúc đó, với tâm trí đầu cơ thuần túy, tôi đã cố gắng đưa ra một phương pháp để có thể giao dịch trên thị trường mọi lúc. Tôi đã sai ngay từ điều này, và sau đó tôi đã nhận thức được rõ ràng sự thật.

Tôi tiếp tục những ghi chép của mình, tự tin rằng chúng có giá trị và chỉ chờ tôi khám phá. Cuối cùng, bí mật đã được hé lộ. Các ghi chép đã nói với tôi rằng chúng sẽ vô dụng tại một số thời điểm vì khi đó hành động của thị trường là ngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự đoán. Nhưng nếu tôi sử dụng đôi mặt của mình và quan sát thật kỹ, tôi sẽ thấy có sự hình thành của các mô hình báo trước các chuyển động chính.

Ngay khi nhận ra điều này tôi quyết định bỏ qua tất cả các chuyển động nhỏ không thể xác định.

Bằng cách tiếp tục nghiên cứu kỹ nhiều bản ghi chép tôi đã lưu giữ, tôi nhận ra rằng yếu tố thời điểm rất quan trọng để có thể đưa ra một quan điểm đúng đắn về các chuyển động chính sắp diễn ra. Với điều mới phát hiện này, tôi chi tập trung vào các chuyển động chính. Tôi đã từng khao khát khám phá ra một phương pháp có thể dự đoán những biến động nhỏ. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng một thị trường trong một xu hướng xác định vẫn có nhiều dao động ngắn hạn và việc cố gắng dự đoán chúng là một điều sai làm. Tôi không cần quan tâm quá nhiều đến chúng.

Nhưng tôi vẫn muốn tìm hiểu xem liệu điều gì đã tạo nên những sự điều chỉnh ngắn hạn hay chúng ta hay gọi chúng là những “phản ứng tự nhiên”. Vì vậy, tôi bắt đầu kiểm tra khoảng cách của các biến động giá. Tôi đã cố gằng xem xét tính toán tại mọi thời điểm cho đến khi cuối cùng xác định được một điểm tôi nghĩ đã tạo thành sự khởi đầu của một phản ứng tự nhiên.

Để đơn giản, tôi đã tạo ra một bảng ghi đặc biệt – gồm nhiều cột khác nhau - thứ mà tôi đặt tên là “Bản đồ dự đoán các chuyển động trong tương lai”. Đối với mỗi cổ phiếu, tôi sử dụng sáu cột. Giá được ghi lại ở mỗi cột khi chúng thỏa mãn điều kiện của từng cột. Mỗi cột đều có tiêu đề riêng của chúng. Cột 1: Secondary Rally - Phục hồi thứ cấp. Cột 2: Natural Rally - Thục hồi tự nhiên.

Cột 3 Upward Trend – Xác nhận xu hướng, tăng Cột 4: Downward Trend - Xác nhận xa nướng G

Cột 5: Natural Reaction - Điều chỉnh tự nhiên. Cột 6: Secondary Beaction - Điều chỉnh thứ cấp.

Nếu cổ phiếu đang trong một xu hướng tăng, tôi sẽ diễn mức giá vào cột xu hướng tăng sử dụng mực đen. Trong hai cột bên trái cột xu hướng tăng (cột 1 và 2), tôi sẽ ghi các số liệu bằng bút chỉ. Ngược lại nếu cổ phiếu tối quan tâm đang trong một xu hướng giảm, chúng sẽ được ghi ở cột xu hướng giảm bằng mực đỏ và trong hai cột bên phải cột xu hướng giảm (cột 5 và 6), các số liệu cũng được viết bằng bút chì.

Bằng cách này tôi có thể ghi lại giá cả trong cột xu hướng tăng hoặc trong cột xu hướng giảm. Sau đó, những con số sẽ nói chuyện với tôi. Quy tắc phân biệt màu mực được tối tuân thủ nghiêm ngặt, để tôi có thể nhận biết chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Trong khi theo dõi và để ý đến các dao động tự nhiên, tôi sẽ ghi bằng bút chì giống như một bản nháp có thể dễ dàng cập nhật. Sau này trong quá trình tổng hợp lại các bản ghi, các giá trị được ghi bằng bút chì sẽ được tôi chuyển sang mực màu xanh.

Tôi sẽ đưa ra kết luận một cổ phiếu đang quanh mức 30 đô la đang trong một phản ứng tự nhiên nếu chúng sẽ điều chỉnh xuống hoặc lên trong biên độ khoảng sáu giá. Sự phục hồi hoặc điều chỉnh này không cho thấy rằng xu hưởng của cổ phiếu đã thay đổi. Nó đơn giản chỉ ra rằng thị
trưởng đang trải qua một phản ứng tự nhiên. Xu hướng vẫn

hoàn toàn được giữ nguyên. Ở đây tôi muốn giải thích lại rằng tôi sẽ không kết luận xu hưởng của một nhóm ngành đã thay đổi chỉ vì một cơ phiếu nào đó cho thấy vài tín hiệu. Thay vào đó, tôi sẽ tiến hành kết hợp so sánh ít nhất hai cổ phiếu trong cùng một nhóm trước khi tôi đưa ra nhận định rằng xu hướng của nhóm ngành đã thay đổi. Bằng cách kết hợp chuyển động giả của hai cổ phiếu, tôi sẽ tìm ra cái mà tôi gọi là mức giá then chốt”. Tôi thấy rằng một cổ phiếu riêng lẻ đôi khi có biến động đủ lớn để có thể xếp nó vào cột xu hướng tăng hoặc giảm. Nhưng có nguy cơ sai lệch nếu chỉ phụ thuộc vào một cổ phiếu và đưa ra bất kỳ kết luận nào về cả nhóm ngành. Sự chuyển động của hai cổ phiếu kết hợp với nhau mang lại sự đảm bảo và hạn chế sai lệch. Sự thay đổi của xu hướng chung của nhóm ngành phải được xác nhận bởi giá then chốt.

Hãy để tôi minh họa phương pháp giá then chốt này. Tôi tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng mức giao động sáu giá làm cơ sở nó sẽ tương đương khoảng 20% mức thị giá của cổ phiếu. Tổng hợp mức biến động giá của hai cổ phiếu sẽ tạo thành giá then chốt. Trong trường hợp tôi đang phân tích sẽ là mức giá giao động trung bình của mỗi cổ phiếu là 6 giá hoặc 12 giá nếu tính mức giá then chốt của cả hai cổ phiếu.

Khi đạt đến điểm giá mà bạn đã ghi nhận – nghĩa là giá phiếu có mức giao động trong biên độ trung bình sáu co giá - tôi sẽ tiếp tục theo dõi và ghi chép mức giá cao nhất và thấp nhất trong ngày, bất cứ khi nào cổ phiếu đạt mức giá cao hơn hoặc thấp hơn các mức giá đã được ghi chép cuối cùng thì tôi sẽ cập nhật mức giá mới này trong một xu hướng tăng hoặc trong cột xu hướng giảm, tôi gọi đó là các điểm cực đoan. Tôi tiếp tục điều này cho đến khi có thể xác định biên giao động của cổ phiếu. Ban sẽ nhận thấy rằng từ đó trở đi có phiếu hiếm khi đi

ra khỏi những điểm cực đoan đó. Tôi nhận thấy hiếm có ngoại lệ. Tôi cũng sẽ không bao biện, nếu kết quả không đúng như tôi dự đoán. Hãy nhớ rằng, mức giá do thị trường. quyết định, chúng ra chỉ ghi nhận lại chúng theo những diễn biến thực tế xảy ra trong ngày.

Dần dần tôi sẽ tự tin để nói rằng tôi đã biết gần đúng các điểm cực đoan của cổ phiếu. Từ những ghi chép này, tôi có thể hình dung một sơ đồ hữu ích và có thể tự tin trong việc xác định mức giá an toàn có thể giao dịch.

Ai đó đã nói rằng thành công đến ngay vào giờ phút bạn đưa ra quyết định.

Chắc chắn để thành công với kế hoạch này phụ thuộc vào sự can đảm hành động và hành động kịp thời dứt khoát khi những ghi chép báo hiệu đã đến lúc hành động. Không có chỗ cho sự chần chừ. Bạn phải rèn luyện tâm trí của mình và luôn sẵn sàng. Nếu bạn định đợi sự giải thích từ người khác hoặc chờ một lý do hoặc sự cam đoan, thời cơ sẽ vụt mất.

Để tôi đưa ra một ví dụ minh họa: Tất cả các cổ phiếu đều giảm giá mạnh ngay sau khi châu Âu đưa ra lời tuyên chiến khởi đầu cho một cuộc chiến tranh, một phản ứng tự nhiên đã xảy ra trên toàn thị trường. Nhưng ngay sau đó, tất cả các cổ phiếu trong bốn nhóm nổi bật đều phục hồi lại mức trước khi xảy ra phản ứng tự nhiên và sau đó tất cả đều vượt đỉnh cũ tạo nên những mức giá cao mới – ngoại trừ các cổ phiếu thuộc nhóm thép. Bất cứ ai ghi chép hồ sơ theo phương pháp của tôi sẽ phải chú ý rất nhiều đến hành động của cổ phiếu thép. Chắc hắn đã có lý do chính đảng khiến cổ phiếu thép từ chối việc phục hồi, tiếp tục đà tăng giống như các nhóm khác. Luôn có một lý do chính đúng! Nhưng vào thời điểm đó tôi không biết nó là gì, và tôi tin rằng không ai đó có thể đưa ra lời giải thích xác đáng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, bất kỳ ai đã từng ghi chép giá sẽ nhận ra xu hướng tăng giá của nhóm thép đã kết thúc. Mãi đến giữa tháng 1 năm 1940, tức bốn tháng sau, công chủng mới được biết sự thật và hành động của cổ phiếu thép tại thời điểm đó mới được giải thích. Một thông báo được đưa ra rằng trong thời gian đó, Chính phủ Anh đã thanh lý hơn 100.000 cổ phiếu của US Steel, và ngoài ra Canada đã bán 20.000 cổ phiếu. Khi thông báo đó được đưa ra, giá của US Steel thấp hơn 26 điểm so với mức giá cao của nó trước đó vào tháng 9 năm 1939 và Bethlehem Steel thấp hơn 29 điểm, trong khi giá của ba nhóm nổi bật khác đã tăng từ 2.5 đến 12.75 giá so với mức cao trước đó. Sự cố này đã chứng tỏ sự điên rồ khi cố gắng tìm ra “nguyên do chính đáng” đằng sau những biến động giá. Nếu bạn chờ đợi cho đến khi bạn hiểu được nguyên do ẩn đằng sau các biến động giá, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội hành động kịp lúc! Lý do duy nhất mà một nhà đầu tư hoặc nhà đầu cơ cần quan tâm ngay thời điểm đó là biển động của thị trường. Bất cứ khi nào thị trường hoạt động không đúng hoặc không theo cách mà nó nên như vậy, thì chính sự vô lý của thị trường đã là lý do để bạn thay đổi quan điểm của mình và bạn phải thay đổi nó ngay lập tức. Hãy nhớ rằng: luôn có lý do để cổ phiếu biến động theo cách của nó. Nhưng cũng nên nhớ rằng: Rất có thể khi bạn hiểu rõ lý do vào một thời điểm nào đó trong tương lai, thì đã quá muộn để hành động và đạt được lợi nhuận. Tôi xin nhắc lại rằng phương pháp của tôi không cung

, điểm mua thêm cổ phiếu có sự đảm bảo tuyệt đỉn trong các biến động ngắn hạn xảy ra trong một xu hướng lớn. Mục đích là để nắm bắt các phản ứng thường sẽ xảy ra khi mức giá chạm đến mức giá cực đoan từ đó giảm thiểu rủi ro khi mua thêm cổ phiếu đề của tăng, vị thiếu và với thực dịch như vậy, bạn sẽ tìm thấy công thức giá trị đầu trung thành theo đuổi và tuân thủ các nguyên tắc. Có lẽ cũng nên nhắc lại rằng công thức này được thiết kế cho các cổ phiếu. đang bán trên mức giá hoặc xấp xỉ 30 đô la. Mặc dù các nguyên tắc cơ bản có thể tác dụng trong việc dự đoán hành động thị trường của tất cả các cổ phiếu, nhưng phải thực hiện một số điều chỉnh nhất định trong công thức trước khi áp dụng đối với những cổ phiếu có mức giá bán rất thấp.

Không có gì phức tạp cả. Trong những thời kỳ khác nhau sẽ luôn có những người có đủ sự quan tâm để có thể tìm hiểu, tiếp thu nhanh và thực hành nó.

Trong chương tiếp theo là bản sao chép chính xác các ghi chép của tôi, với lời giải thích đầy đủ về các số liệu mà tôi đã ghi chép.

GIẢI THÍCH CÁC QUY TẮC

  1. Ghi chép giá trong cột xác nhận xu hướng tăng (cột 3) bằng mực đen.

  2. Ghi chép giá trong cột xác nhận xu hướng giảm (cột 4) bằng mực đỏ. 3. Ghi chép giá trong bốn cột còn lại bằng bút chì.

  3. (a) Khi đang trong một xu hướng tăng (giá được cập nhật theo ngày trong cột 3), đột nhiên giá cổ phiếu điều chỉnh giảm với biên độ khoảng 6 giá, bạn sẽ ghi lại mức giá này vào cột điều chỉnh tự nhiên (cột 5), sau đó gạch dưới bằng mực đỏ mức giá cuối cùng đã được ghi nhận trên cột xu hướng tăng (cột 3).

(b). Khi đang xảy ra trường hợp 4(a) bên trên, nếu giá tăng trở lại với biên độ 6 giá, mức giá này sẽ được cập nhật vào cột xu hướng tăng (cột 3), sau đó gạch dưới bằng mực đỏ mức giá cuối cùng đã được ghi nhận trên cột điều chỉnh tự nhiên (cột 5) .

Bây giờ bạn đã có hai điểm Pivotal để theo dõi và tùy thuộc vào cách di chuyển của giá khi thị trường có mức giá xung quanh một trong những điểm Pivotal này, bạn sẽ có cơ sở để có thể đưa ra những nhận định về việc liệu xu hướng chính có được tiếp tục hay không hay liệu xu hướng chính đã kết thúc và cổ phiếu đang đi vào một

xu hướng mới. Xử lý tương tự với xu hướng giảm:

(c) Khi đang trong một xu hướng giảm (giá được cập nhật theo ngày trong cột 4), đột nhiên giá cổ phiếu phục hồi tăng với biên độ khoảng 6 giá, bạn sẽ ghi lại mức giá này vào cột phục hồi tự nhiên (cột 2), sau đó gạch dưới bằng mực đen mức giá cuối cùng đã được ghi nhận trên cột xu hướng giảm (cột 4).

(d) Khi đang xảy ra trường hợp 4(c) bên trên, nếu giá giảm trở lại với biên độ 6 giả, mức giá này sẽ được cập nhật vào cột xu hướng giảm (cột 4), sau đó gạch dưới bằng mực đỏ mức giá cuối cùng đã được ghi nhận trên cột phục hồi tự nhiên (cột 2)

  1. (a) Trong khi ghi chép giá ở cột 2, nếu giá tiếp tục tăng thêm từ 3 giá trở lên, thì giá đó sẽ được nhập bằng mực

đen vào cột xu hướng tăng (cột 3).

(b) Trong khi ghi chép giá ở cột 5, nếu giá tiếp tục giảm từ 3 giá trở lên, thì giả đó sẽ được nhập bằng mực đỏ vào cột xu hướng giảm (cột 4

  1. (a) Sau khi xảy ra sự điều chỉnh tự nhiên với biên độ 6 giá – giá đã được cập nhật vào cột 5 – và sau đó giá tiếp tục giảm hơn mức đã được ghi nhận trước đó, thì mức giá thấp mới này sẽ được tiếp tục cập nhật tại cột 5.

(b) Trong khi ghi nhận trường hợp 6(a), nếu mức giá giảm xuống thấp hơn mức giá cuối cùng được ghi nhận ở cột xu hướng giảm (cột 4), thì mức giá mới này sẽ được cập nhật bằng mực đỏ vào cột xu hướng giảm (cột 4).

(c) Tương tự như vậy, sau khi xảy ra sự phục hồi với biên độ 6 giá – giá đã được cập nhật vào cột 2, và sau đó giá tiếp tục tăng hơn mức giá đã được ghi nhận trước đó, thì mức giá cao mới này sẽ được cập nhật vào cột 2.

(d) Trong khi ghi nhận trường hợp 6(c), nếu mức giá tăng lên cao hơn mức giá cuối cùng được ghi nhận ở cột xu hướng tăng (cột 3), thì mức giá mới này sẽ được cập nhật bằng mực đen vào cột xu hướng tăng (cột 3).

(e) Nếu bạn đang ghi nhận mức giá ở cột 5 (điều chỉnh tự nhiên), và mức giá tiếp tục giảm thấp hơn mức giá cuối cùng được ghi nhận ở cột xu hướng giảm (cột 4) thì mức giá thấp mới này sẽ được cập nhật vào cột xu hướng giảm (cột 4). (f) Tương tự với trường hợp ngược lại, nếu bạn đang ghi nhận mức giá ở cột 2 (phục hồi tự nhiên), và mức giá tiếp tục tăng cao hơn mức giá cuối cùng được ghi nhận

ở cột xu hướng tăng (cột 3) thì mức giá cao mới này sẽ

được cập nhật vào cột xu hướng tăng (cột 3). (g) Trong trường hợp bạn đang ghi nhận số liệu trong cột 5 (Điều chỉnh tự nhiên) và mức giá không tiếp tục giảm mà bật tăng trở lại thì mức giá sẽ được ghi ở cột 6 (Điều chỉnh thứ cấp), mức giá sẽ tiếp tục được ghi nhận cho để khi nó cao hơn mức giá cuối cùng được ghi tại cột 3 (khi đó nó sẽ được cập nhật vào mức giá tại cột 3) hoặc thấp hơn mức giá cuối cùng được ghi tại cột 5 (khi đó nó sẽ được cập nhật vào mức giá tại cột 5),

(h) Trong trường hợp bạn đang ghi nhận số liệu trong cột 2 (phục hồi tự nhiên) và mức giá không tiếp tục tăng mà giảm trở lại thì mức giá sẽ được ghi ở cột 1 (phục hồi thứ cấp), mức giá sẽ tiếp tục được cập nhật cho đến khi nó thấp hơn mức giá cuối cùng được ghi tại cột 4 (khi đó nó sẽ được cập nhật vào mức giá tại cột 4) hoặc cao hơn mức giá cuối cùng được khi tại cột 2 (khi đó nó sẽ được cập nhật vào mức giá tại cột 2).

  1. Các quy tắc tương tự cũng được áp dụng vào mức giá chốt – khi bạn sử dụng mức giao động mười hai giá làm cơ sở thay vì mức sáu giá áp dụng cho cổ phiếu riêng lẻ.

  2. Giá cuối cùng được ghi lại trong các cột xu hướng giảm (cột 4) hoặc xu hướng tăng (cột 3) sẽ trở thành những điểm Pivotal ngay khi bạn bắt đầu ghi giá vào các cột phục hồi tự nhiên (cột 2) và cột điều chỉnh tự nhiên (cột 5). Sau khi một cuộc điều chỉnh hoặc phục hồi kết thúc và bạn chuyển sang điền giá tại các cột xu hướng tăng (cột 3), xu hướng giảm (cột 4) thì mức giá cuối cùng được ghi tại cột 2 và cột 5 sẽ lại trở thành những điểm Pivotal khác.

Sau khi bạn có được hai điểm Pivotal, những ghi chép này mới trở nên có giá trị đối với bạn trong việc giúp bạn dự đoán chính xác chuyển động quan trọng tiếp theo. Các điểm Pivotal này cần thu hút sự chú ý của bạn bằng cách gạch chân chúng bằng mực đỏ hoặc mực đen. Những đường gạch chân này được vẽ với mục đích giữ những điểm đó nổi bật hơn để bạn có thể theo dõi chúng cần thận bất cứ khi nào giá lại gần một trong những điểm đó. Hành động của bạn sẽ phụ thuộc vào phản ứng của giá cổ phiếu trong những ngày tiếp theo (hành động giá cổ phiếu khi tiếp cận gần các điểm Pivotal thể hiện tâm lý của thị trường, hoặc chúng sẽ đảo chiều khi gặp điểm Pivotal hoặc chúng sẽ xuyên thủng các điểm Pivotal).

  1. (a) Khi bạn xem các ghi chép của mình và nhận ra giá cổ phiếu đang tiếp cận mức giá cuối cùng được mạch chân bằng mực đen trong cột xu hướng giảm tức là bạn sắp nhận được tín hiệu có thể đây chính là điểm mua vào an toàn.

(b) Khi bạn xem các ghi chép và nhận ra giá cổ phiếu đang gần các mức giá cuối cùng được gạch chân bằng mực đen trong cột phục hồi tự nhiên (cột 2), đó là lúc bạn sẽ tìm hiểu xem thị trường có đủ mạnh để bút phá điểm Pivotal đi xào một xu hướng tăng hay không. (c) Điều ngược lại cũng đúng khi bạn thấy giác cổ phiếu đang gần các mức giá cuối cùng được gạch chân bằng mực đỏ được trong cột xu hướng giảm và các mức giá được gạch chân bằng mực đỏ trong điều chỉnh tự nhiên (cột 5).

  1. (a) Toàn bộ phương pháp này được thiết kế để giúp nhà đầu cơ có thể thấy rõ liệu một cổ phiếu có đang hoạt động theo cách mà nó nên diễn ra hay không, sau khi trải qua các đợt điều chỉnh tự nhiên và phục hồi tự nhiên. Nếu chuyển động giá được tiếp diễn theo xu hướng trước đó . lên hoặc xuống – thì nó sẽ vượt qua điểm Pivotal (Cần vượt qua khoảng 3 giá so với mức giá tại điểm Pivotal)

(b) Nếu cổ phiếu không thực hiện được điều này - không vượt được qua khoảng 3 giá so với mức giá tại điểm Pivotal cuối cùng, điều đó sẽ cho thấy rằng xu hướng hiện tại đã kết thúc,

(c) Áp dụng quy tắc tương tự trong xu hướng giảm: Bất cứ khi nào, sau khi cuộc phục hồi tự nhiên kết thúc và các mức giá mới được cập nhật trong cột xu hướng đi xuống, những mức giá mới này phải thấp hơn ba giá trở lên so với điểm Pivotal cuối cùng (được gạch chân bằng mực đen trong cột phục hồi tự nhiên, cột 2), khi đó xu hướng giảm sẽ được tiếp tục.

(d) Nếu cổ phiếu không thực hiện được điều này - Không giảm được quá 3 giá so với điểm Pivotal cuối cùng (được ghi trong cột xu hướng giảm với gạch chân bằng mực đen), điều đó sẽ cho thấy rằng xu hướng giảm của cổ phiếu sắp kết thúc. (e) Khi ghi chép trong cột phục hồi tự nhiên (cột 2), nếu đợt phục hồi kết thúc một khoảng cách ngắn bên dưới Pivotal cuối cùng (với gạch chân màu đỏ) trong cột xu hướng tăng (cột 3) và cổ phiếu cách điểm Pivotal từ 3 điểm trở lên, thì đó là một tín hiệu nguy hiểm, điều này sẽ cho biết xu hướng tăng của cổ phiếu đó đã kết thúc.

(f) Khi ghi chép trong cột điều chỉnh tự nhiên, nếu đợt điều chỉnh kết thúc một khoảng cách ngắn trên điểm Pivotal cuối cùng (được gạch chân bằng mực đen) trong cột xu hướng giảm (cột 4) và cổ phiếu cách từ 3 giá trở lên so với mức giá tại điểm Pivotal, thì đó là một tín hiệu nguy hiểm, điều này sẽ cho thấy xu hướng giảm của cổ phiếu đó đã kết thúc. LIVERMORE