Chúng ta đang quá chú ý vào 0.25 hay 0.5
Vấn đề không còn là FED nâng lên bao nhiêu điểm, 0.25% hay 0.5% không quan trọng, có 2 vấn đề cần quan tâm
1 là thông điệp của ông Powell đưa ra sau đó về tình trạng hiện tại và kế hoạch trong tương lai, cùng biểu đồ DotPlot (và thậm chí có thể biểu đồ này cũng không còn nhiều ý nghĩa)
2 là tình trạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu chứ không còn chỉ mỗi Mỹ.
FED giờ đang trong thế tiến thoái lưỡng nan, cực khó. So với thời của ông Paul Volcker thời kì suy thoái do lạm phát chi phí đẩy năm 1980 thì tình trạng của ông Powell bây giờ ở thế lưỡng nan hơn nhiều. Vì khi đó lãi suất đồng đôla còn cao, nền kinh tế còn động lực phát triển, toàn cầu hóa, các đồng minh Mỹ vẫn mạnh,… nhiều lợi thế hơn.
Nếu ông Powell chọn chấp nhận trung thành với mục tiêu đưa lạm phát về 2%, tức là còn khướt mới đến nới lỏng thì nền kinh tế xác nhận gánh 1 đợt khủng hoảng nặng hơn Đại Khủng Hoảng 2008.
Nếu ông Powell chọn đầu hàng lạm phát (kịch bản rất cao) thì đến 1 mức nào đấy kinh tế và thị trường cũng chết. Lạm phát lên cao, chênh lệch giàu nghèo diễn ra, FED chịu sức ép, bất ổn xã hội.
Kịch bản dễ rơi vào nhất lúc này vẫn là mức nâng 0.25%, xoa dịu thị trường rằng tốc độ nâng lãi suất sẽ chậm lại chứ khó ngừng hẳn, vì ngừng hẳn nghĩa là FED không nhất quán với những gì đã nói trong phiên điều trần với Ủy ban kinh tế.
Biểu đồ DotPlot thể hiện dự đoán của các quan chức trong hội đồng FED về mục tiêu lãi suất sẽ lên đến mức nào giờ cũng không còn quan trọng. Giữa lúc nước sôi lửa bỏng thì nhà điều hành như lái 1 con xe ô tô phóng tốc độ cao, phía trước vô cùng lắm vật cản nên không còn rộng cửa vạch kế hoạch tôi sẽ đi như nào, mà đến đâu sẽ nắn lộ trình phù hợp đến đấy, thậm chí nếu đổ vỡ thì lập tức cho lãi suất rơi nhanh trở lại về cận 0.
Hình bên dưới cho chúng ta thấy tương quan giữa lãi suất FED và các cuộc khủng hoảng suy thoái, các chu kì, cột xám chính là các cuộc khủng hoảng. Nhà đầu tư hãy xem kĩ. Một khi lãi suất rơi nhanh, lúc đó là khủng hoảng xảy ra chứ không phải khi lãi suất vừa mới tăng là thị trường chứng khoán lao dốc.
Qúa trình diễn ra như sau: khi FED nâng lãi suất từ đáy, kinh tế bắt đầu yếu đi, nhưng các báo cáo chưa phản ánh ngay vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, có thể lúc đó báo cáo vẫn đẹp do còn dư âm từ thời kì nới lỏng. Giới đầu tư khi nghe thông tin thắt chặt sẽ phản ứng tức thì, nhưng rõ ràng như đã nhấn mạnh rất nhiều lần trong các bài viết từ đầu năm ngoái, thắt chặt là 1 quy trình, không phải nâng lãi suất là thị trường sẽ bắt đầu lao dốc.
Qúa trình thắt chặt diễn ra đến 1 lúc nào đó, khi nền kinh tế xuất hiện những vấn đề như chúng ta đang thấy ngay bây giờ đây, tức thực tế đã vào giai đoạn suy thoái. Nhưng vì các dữ liệu => đầu vào cho các đánh giá về vĩ mô, doanh nghiệp là các dữ liệu bị trễ (lagging Indicator) vì vậy khi có 1 sự kiện thiên nga đen xảy ra, thể hiện nền kinh tế hết sức chịu đựng rồi, khi ấy sẽ là khủng hoảng!
Nếu xã hội Việt Nam chưa có các vụ đốt lò chuyển giao quyền lực, bong bóng trái phiếu chưa nổ thì hiện tại sẽ vẫn bò ngang tại 1500. Vì vậy thời gian tới, khi thế giới khủng hoảng và lao dốc, thị trường Việt Nam vẫn sẽ lao dốc theo nhưng với cường độ nhẹ hơn vì đã giảm rất sâu kể từ năm 2022. Dĩ nhiên như đã nói trong bài viết đầu năm, tôi có đề cập rằng đầu năm nay, với định giá rất rẻ, thị trường sẽ đón nhận làn sóng vốn ngoại P-note tràn vào đẩy mặt bằng lên cao và nhà đầu tư nên tận dụng nguồn lực vàng này, nhưng đây vẫn chưa phải là thời điểm tích sản dài hạn, thời điểm tích sản dài hạn rơi vào nửa đầu năm sau. Và đó là cơ hội kim cương cho các nhà đầu tư nào còn nguồn lực với các khoản đầu tư x7-10 lần chỉ trong 2-3 năm.