Các yếu tố tiêu cực đã bớt xấu đi nhiều

Cho vay Margin 1-5(cả Upcom) zl 0964.114.529

Thực tế, sau hơn 3 năm bán ròng trên thị trường Việt Nam, khối ngoại đã quay trở lại từ tháng 3, 4/2022 - thời điểm chứng khoán Việt Nam có những cú giảm mạnh. Đến nay, họ vẫn tiếp tục mua vào, nguyên nhân do giá cổ phiếu đang rẻ tương đương năm 2011, khi nền kinh tế trong nước gặp phải rất nhiều vấn đề. Nếu so sánh với thị trường khác trong khu vực, định giá thị trường Việt Nam đang rẻ hơn 25 - 30%, bình thường chỉ rẻ hơn 15 - 20%.

Nhìn nhận về các yếu tố đang và sẽ tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, ông Minh cho biết, một số yếu tố quốc tế đang chuyển từ tiêu cực sang bớt tiêu cực hơn. Lạm phát toàn cầu chậm lại, đồng USD bắt đầu yếu đi sẽ có lợi cho các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ trên thế giới dần được nới lỏng. Đặc biệt, Trung Quốc sau 3 năm áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn với dịch bệnh đã có dấu hiệu buông lỏng hơn.

Còn trong nước, các yếu tố đang tiếp tục tiếp diễn biến là lãi suất, tỷ giá, vi phạm trên thị trường,… Trong đó, vấn đề tỷ giá đang diễn ra theo hướng tích cực, vì đầu năm nay, VND mất giá so với USD khoảng 10%, tới nay chỉ còn 5%, cùng với xu thế đồng USD yếu đi trên thế giới sẽ là yếu tố tích cực cho Việt Nam.

Về lãi suất, cách đây vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã tăng room tín dụng cho toàn hệ thống từ mức 14% lên 15,5 - 16%. Đây là tin được thị trường ngóng chờ rất lâu và là tin tốt, vì sau giai đoạn Covid-19 khó khăn, lãi suất tăng, lạm phát tăng, các doanh nghiệp vô cùng khát vốn, còn ngân hàng thì hết room tín dụng để cho vay.

Dòng tiền đang phân hóa rồi,các cp nóng bắt đầu hạ nhiệt,nhường chỗ cho những cp còn dư địa