1. Thiếu nguồn cung
- Hiện nguồn cung dự án mới vẫn rất hạn chế. Đơn cử như ở đô thị lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều vấn đề tồn tại đang khiến thị trường lệch pha và cần giải pháp thiết thực để “thoát khỏi” tình trạng này.
- Báo cáo thị trường quý 1 của Savills cho thấy thị trường căn hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2.150 căn mở bán. Với dân số hơn 10 triệu người, nguồn cung đó không đủ nên khi mở bán dễ dàng được hấp thụ hết. Giá bất động sản dự báo sẽ tăng cho đến khi nguồn cung được cải thiện.
- Mặt khác, nhiều bộ luật còn chồng chéo mà cụ thể là Luật Đất đai và Luật Xây, gây nên sự khó khăn trong quá trình xin phê duyệt của các chủ đầu tư.
2. Bị siết chặt tín dụng. - Thêm một khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay là việc thiếu hụt quỹ đất tại các thành phố lớn, dẫn đến nguy cơ bong bóng. Thời gian qua, tình trạng đầu cơ diễn ra ở nhiều địa phương khiến giá thị trường nhà ở không hướng tới người mua cuối cùng.
- Điều này sẽ khiến xã hội và nền kinh tế phát triển không lành mạnh trong dài hạn- Một thị trường không hướng đến người mua cuối cùng thì không thể bền vững. Do đó, cần những giải pháp tăng quỹ đất, đặc biệt cho các dự án bình dân, hỗ trợ người mua có nhu cầu ở thực, cũng như xây dựng quy trình đấu giá đất công minh bạch để hạn chế đầu cơ.
- Cùng với đó, thị trường bất động sản cũng đang gặp khó do chính sách siết tín dụng cho phân khúc này. Hiện tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ. Việc hạn chế các nguồn vay ngắn hạn nước ngoài để tài trợ cho các dự án trung và dài hạn cũng đang được cân nhắc.
3. NHNN tăng lãi suất - Theo đó, lãi suất tái cấp vốn là 5,0%/năm, tăng 1%/năm so với quy định cũ. Lãi suất tái chiết khấu là 3,5%/năm, tăng 1%/năm so với quy định cũ.
- Vì đa số mọi người mua nhà đều dùng khoản vay ngân hàng để mua nhà, nên nếu tăng lãi suất thì mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc trả lãi dẫn đến họ có thể không mua hoặc chỉ đi thuê
- Còn theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản, nếu tăng lãi suất, doanh nghiệp bất động sản sẽ chịu nhiều khó khăn và rủi ro nhất. Vì bản thân doanh nghiệp bất động sản khi hoạt động cũng chủ yếu trên nguồn vốn đi vay ngân hàng, bản thân người mua nhà cũng phải vay tiền, nên ngành này sẽ chịu tác động kép.
- Nếu lãi suất thấp, người dân có xu hướng rút tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản để tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn. Nhưng nếu lãi suất cao, ngược lại, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng, dòng tiền vào bất động sản hạn chế. Mặt khác, lãi suất cho vay tăng, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính không có khả năng trả nợ sẽ buộc phải bán cắt lỗ.