Các bác nghĩ sao về quy định mới về phát hành TPDN?

, ,

Cuối tuần hot rần rần Nghị định 08/2023 sửa đổi một số quy định về trái phiếu. Về việc này cũng có nhiều bên đánh giá, tham khảo người trong ngành, em xin đánh giá thế này để ace cùng bàn luận:

  1. Thanh toán gốc, lãi TP bằng tài sản khác – Có thể là BĐS.

Đây là một hướng xử lý để tránh rủi ro vỡ nợ. Một số doanh nghiệp cũng đã làm. Tuy nhiên hướng này dường nhỉ chỉ áp dụng được với các doanh nghiệp BĐS có thương hiệu (như Novaland) bởi giá trị của BĐS. Có nhiều bất cập nếu xử lý bằng phương án này: (1) Nếu trả bằng BĐS thì định giá BĐS đó như thế nào? (2) Dự án BĐS đang ở giai đoạn pháp lý nào? Dự án còn đang 1/2000 thì… Thêm vào đó trái chủ là ngân hàng thì cái này không có ý nghĩa. Thực tế lượng trái phiếu ngân hàng nắm giữ chiếm phần đa.

  1. Đàm phán kéo dài kỳ hạn TP tối đa 2 năm

Đây là sửa đổi mang tính chất hoãn binh. Thực tế ngành ngân hàng đã làm đối với nợ xấu COVID rồi và có hiệu quả. Nợ xấu chuyển về tương lai, doanh nghiệp phát hành và ngân hàng có thêm thời gian để thu xếp. Đối với trái chủ là cá nhân thì việc này tương đối mệt mỏi, nỗi đau thêm dài.

  1. Tạm ngưng định nghĩa NĐT cá nhân chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm đến cuối năm

Việc này giúp khơi thông giao dịch của thị trường trái phiếu khi tiêu chuẩn dành cho người mua chưa tăng lên. Những NĐT vốn “ít” <2 tỷ có thể mon men tham gia. Nhưng cũng không giúp được nhiều vì thị trường này hiện đang đóng băng rồi.

Việc tạm hoãn xếp hạng tín nhiệm giảm bớt áp lực từ phía nhà phát hành, nhưng chỉ mang tính hình thức chứ không cốt lõi. Bản chất việc xếp hạng tín nhiệm là rất tốt khi đem đến minh bạch cho thị trường TP.

Như vậy trong lần sửa đổi này, ý chí của chính phủ thể hiện muốn giải quyết vấn đề một cách từ từ, mà ý số 2 về kéo dài kỳ hạn TP có thể sẽ làm nhiệm vụ tốt nhất. Số 1 mang tính chất cục bộ, không áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp phát hành. Số 3 mang tính hình thức và tác động cũng sẽ chậm. Điều có thể giải quyết từ việc sửa đổi này là có thêm thời gian để thu xếp vốn, giúp nhóm nợ không bị xấu hơn. Còn về mục đích phát hành trái phiếu vẫn quy định nghiêm ngặt, điều này không giúp cho những trái phiếu phát hành mới (phát hành để đảo nợ như ngày trước).

Sửa đổi mang tính chất hoãn binh, để các bên trong thị trường từ từ giải quyết một cách tự nhiên, không có cứu bên nào cả (vẫn có thiên vị NVL một chút – bởi nó to). Nhưng điều này cũng hợp lý trong giai đoạn hiện tại. Cùng xem TTCK phản ứng gì,

1 Likes

Dãn nợ chỉ thêm thời gian xử lý, còn tiền ở đâu thì chưa thấy đề cập

công nhận bác ạ. thế mới nói như này là hoãn binh, để thị trg trái phiếu thẩm thấu. phương án xử lý như này là xử lý từ từ rồi.

chính phủ cũng phải đợi xem kết quả của lần sửa đổi này như này. nếu k ổn mới tung ra con bài tiếp theo. việc đảo nợ như trước vẫn khó, nhưng phát hành đảo nợ không healthy lắm.

1 Likes

Tình hình thế giới đợi này có vài nhân vật lớn ngã ngựa công bố phá sản VN thì chắc phải có vài nhân vật phải ra đi để làm sạch thị trường

Xử lý trái phiếu đổi sang BĐS nhưng các doanh nghiệp nâng giá BĐS x2.
Ví dụ căn chung cư giá thị trường 4 tỷ, Nhưng NĐT cầm trái phiếu 8 tỷ mới đổi được 1 căn chung cư.
Vậy thì NĐT gần như là thiệt 1 nửa.
Mà chưa chắc dự án đã hoàn thành để đưa vào sử dụng luôn.
Nhà nước cần can thiệp và hỗ trợ NĐT sâu hơn.

1 Likes

Hoãn binh như phương án 2 là hợp lý. Nhưng chưa giải quyết triệt để
“Bom” trái phiếu chắc vẫn sẽ nổ thôi. Cho nó rơi về vùng giá hấp dẫn hơn

+1 đồng tình với ý kiến!

Phương án này thực tế chưa giải quyết triệt để lắm. Đường về bờ vẫn còn xa nhà lắm :rofl::rofl::rofl: