Bản tin tối 26/5/2021

BẢN TIN TỐI 26/5

(bản tin được làm thủ công, không copy paste tiêu đề như bên khác*)*


TIN TRONG NƯỚC

KINH DOANH – TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN

  • Kết thúc phiên 26/5, VN-Index tăng 10,6 điểm (0,82%) lên 1.308,58 điểm. Toàn sàn có 212 mã tăng, 193 mã giảm và 60 mã đứng giá. Thanh khoản thị trường ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 908 triệu cổ phiếu, trị giá 25.700 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh24.300 tỷ đồng.

  • Khối ngoại mua ròng hơn 110 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 36 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu PLX, VHMVRE trên sàn HOSE. THDSHB là những mã được mua ròng nhiều nhất tại sàn HNX.

  • Kết phiên ngày 26/5, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục duy trì sắc xanh tích cực giúp chỉ số VN- Index chinh phục mốc mới 1.316 điểm. Đà tăng của nhóm cổ phiếu này được duy trì kể từ cuối tháng 3/2021 khi một số ngân hàng bắt đầu hé lộ kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2021 cùng các “game” bán vốn cho đối tác chiến lược, tăng vốn, chi trả cổ tức cao… được công bố trong mùa đại hội cổ đông. Trong đó nổi bật là:

(1) VPB: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hiện là cổ phiếu có thị giá tăng mạnh nhất, từ mức 32.500đ/cp (31/12/2020) đến 67.600đ/cp (26/5/2021), tăng 108% kể từ đầu năm đến nay.
Đà tăng của VPB đến từ sau thông tin VPBank có kế hoạch bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho Tập đoàn SMBC (Nhật Bản) với mức định giá 2,8 tỷ USD.

(2) LPB: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) với mức tăng hơn 104% kể từ đầu năm đến nay, hiện giao dịch ở mức 25.400đ/cp. Bên cạnh kết quả kinh doanh quý I tích cực cùng triển vọng khả quan trong năm nay, việc ông Nguyễn Đức Thụy (còn gọi là bầu Thụy) chính thức được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của LienVietPostBank được cho là nhân tố thúc đẩy cổ phiếu LPB tăng phi mã trong thời gian qua.

(3) STB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Kể từ đầu năm đến nay, với mức tăng hơn 74%, cp STB hiện đang được giao dịch tại mức giá 29.500đ/cp. Đà tăng này nhờ những thông tin tích cực về kết quả kinh doanh quý I/2021, quá trình tái cơ cấu ngân hàngxử lý nợ xấu diễn ra thuận lợi sau 4 năm sáp nhập… đã giúp cổ phiếu STB trở nên hấp dẫn hơn.

  • TCB: Techcombank dự kiến phát hành hơn 6 triệu cổ phiếu, trong đó có 705.367 cổ phiếu phát hành cho người lao động nước ngoài và hơn 5,3 triệu cổ phiếu phát hành cho người lao động Việt Nam. Tỷ lệ cổ phiếu phát hành/tổng cổ phiếu đang lưu hành là 0,1714%. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.

  • EIB dẫn đầu nhóm ngành ngân hàng khi kết phiên với sắc tím kịch trần (28.650đ/cp, tăng 6,9%), SSB (37.200đ/cp) và LPB (25.400đ/cp) cùng vượt 6%, BVB (19.200đ/cp) và MBB (37.500đ/cp) xanh hơn 4%, VIB (63.000đ/cp) tăng hơn 3%, TPB (35.950đ/cp), TCB (52.800đ/cp), NAB (19.400đ/cp) và SHB (30.000đ/cp) cùng tăng hơn 2%. BID là mã giảm duy nhất của ngành với sắc đỏ nhẹ dưới mức tham chiếu (46.650đ/cp).

  • VIC: VinFast từng có kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) tại thị trường chứng khoán Mỹ với mục tiêu huy động 2-3 tỷ USD (định giá 50-60 tỷ USD) thông qua việc trực tiếp IPO hoặc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Tuy nhiên, thương vụ này có thể gặp một số trở ngại do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã tăng cường giám sát các công ty SPAC này.

  • FTP: Nhóm quỹ liên quan đến Dragon Capital đã mua ròng 2,4 triệu cổ phiếu FPT, nâng tỷ lệ sở hữu lên 5,07%. Như vậy, nhóm quỹ này đã quay trở lại thành cổ đông lớn của FPT tại ngày 25/5.

  • VNM: VNDirect nhận thấy giá sữa bột nguyên liệu đã tác động tiêu cực lên P/E của Vinamilk và cứ 5% tăng lên của giá sữa bột nguyên liệu có thể khiến lợi nhuận gộp của công ty giảm 0,4 đến 0,5 điểm %. Theo Bloomberg, giá sữa bột toàn cầu đã tăng 32,7% so với đầu năm và chạm mức cao nhất kể từ tháng 4/2014 do nguồn cung bị thiếu hụt.

  • PTB: CTCP Phú Tài thông báo hủy ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2020 và nhận cổ phiếu thưởng từ nguồn cổ phiếu quỹ là 28/5 và sẽ điều chỉnh ngày chốt danh sách sau khi nhận được hướng dẫn từ HoSE… Nguyên nhân doanh nghiệp đưa ra là đợi ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về điều chỉnh giá tham chiếubiên độ giá tại ngày giao dịch không hưởng quyền.

  • BCG: HĐQT Bamboo Capital chốt quyền chia cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 8% (1 cp nhận 800 đồng), ngày chốt danh sách cổ đông chia cổ tức tiền mặt dự kiến trong tháng 7, thời gian thanh toán dự kiến 29/7. Công ty cũng dự kiến phát hành gần 4,1 triệu đơn vị để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 2%, cổ đông sở hữu 50 cổ phiếu được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 7.

  • MWG: CTCP Đầu tư Thế giới Di động vừa công bố tình hình kinh doanh tháng 4/2021 và 4 tháng đầu năm. Ghi nhận, doanh thu tháng 4 của MWG tăng trưởng 6%, lợi nhuận tương ứng tăng 4% so với tháng 3 liền trước. Lũy kế 4 tháng, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 40.449 tỷ đồng, tăng 9%lợi nhuận sau thuế 1.691 tỷ đồng, tăng 26%. So với kế hoạch cả năm, 4 tháng Công ty đã thực hiện được 32% chỉ tiêu doanh thu36% chỉ tiêu lợi nhuận.

  • VTP: Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) đặt ra mục tiêu 5 năm tới tăng 55% doanh thu cho mảng logistics. Để thực hiện được mục tiêu này, công ty sẽ bắt tay với đối tác chiến lược Tân Cảng Sài Gòn - đơn vị khai thác cảng biển lớn nhất tại Việt Nam (chiếm khoảng 60% thị phần cảng biển). Trong đó, Viettel Post dự kiến chi 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho liên doanh mới này trong 5 năm tới.

  • BMI: HĐQT Tổng CTCP Bảo Minh đã phê duyệt triển khai phương án phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ thực hiện 20% (1 cp được hưởng 1 quyền, 10 quyền được nhận 2 cp mới), tương đương 18.27 triệu cp. Thời gian dự kiến phát hành từ tháng 5 đến tháng 7.

  • HVA: Nhằm muốn tăng tỷ lệ sở hữu, ông Vương Lê Vĩnh Nhân - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của CTCP Đầu tư HVA đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HVA từ ngày 23/04 đến 20/05. Do giá chưa phù hợp, ông Nhân chỉ mua thành công hơn 345,000 cổ phiếu.

  • C32: Công ty CIC39 thông báo ngày 21/6 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại của năm 2020 tỷ lệ 12% (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng). Tổng số tiền doanh nghiệp chi ra là 18 tỷ đồngngày thanh toán29/7.

  • DVN: Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) thông tin Bộ Y tế đang xem xét phê duyệt chứng thư thẩm định và phương án thoái vốn tại Vinapharm. Bộ Y tế hiện đang sở hữu 65% vốn Vinapharm và theo lộ trình là phải giảm sở hữu xuống 36% trong năm 2020.

  • VIH: Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, HĐQT Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà trình việc rúthủy đăng ký giao dịch cổ phiếu tại hệ thống UPCoM do không đáp ứng yêu cầu công ty đại chúng. Tính đến 13/5, Việt Hà chỉ có 91 cổ đông, thấp hơn mức quy định 100 cổ đông. Hiện nay UBND thành phố Hà Nội là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 51% vốn Việt Hà, tiếp đến là Tổng Công ty Rau quả Nông sản sở hữu 36,1% và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI) sở hữu 12,6%.

  • Thủ tướng Nguyễn Minh Chính đã đồng ý chủ trương chưa cổ phần hóa Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) theo đề nghị của UBND TP HCM về quản lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh có giá trị lịch sử, kiến trúc, vị trí đảm bảo quốc phòng - an ninh.

BẤT ĐỘNG SẢN, HÀNG HÓA

  • Hội tụ những yếu tố đắt giá từ vị trí giao thông thuận lợi, thiết kế thông minh, tiện ích phong phúPhúc Đạt Tower kiến tạo không gian sống hiện đại, tối giản dành cho đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật cao tại Bình Dương và các khu vực lân cận.

  • Việc giá vàng thế giới trở lại vùng 1.900 USD/ounce giúp giá vàng trong nước bỏ xa vùng 56 triệu đồng/lượng và đang hướng về mốc 57 triệu đồng. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 56,1 - 56,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và đứng yên ở chiều bán ra

  • Theo báo cáo của Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), nguồn cung hạt tiêu toàn cầu hạn chế do diện tích giảm, năng suất thấp do yếu tố thời tiết không thuận lợi và kỹ năng bảo quản chưa tốt. IPC nhận định sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2021 dự kiến đạt 555 nghìn tấn, giảm 21 nghìn tấn so với năm 2020. Trong đó, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam dự kiến đạt 220 nghìn tấn, giảm 20 nghìn tấn so với năm 2020.

KINH TẾ - XÃ HỘI

  • Trước tình trạng thế giới thiếu chip, một số nhà bán lẻ và bán buôn hàng điện tử đang tăng tích trữ hàng tồn kho từ đầu năm. MWG tăng gần 3.800 tỷ đồng hàng tồn kho quý đầu năm do lo ngại thiếu chip và đón đầu nhiều sự kiện thể thao trở lại. Petrosetco cũng tăng hàng tồn kho sau khi phân phối thêm sản phẩm Apple. Digiworld lại giảm giá trị hàng tồn kho trong quý đầu năm.

  • Theo khảo sát của Harvard Business Review, 73% người tiêu dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau trong quá trình mua hàng và có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh

  • Sau khi ủng hộ 25 tỷ đồng cho quỹ mua vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế, Vietcombank tiếp tục tiên phong hỗ trợ 38 tỷ đồng kinh phí mua vaccine cho 10 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Tp.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn.

  • Thủ tướng quán triệt việc tiêm vắc xin COVID-19 phải có kế hoạch, lộ trình bài bản, khoa học, hiệu quả, Thủ tướng lưu ý ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp.

  • Đại diện Big C Thăng Long cho biết đã bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn để mở cửa hoạt động trở lại. Theo Central Retal (đơn vị sở hữu Big C và GO!), tất cả các hệ thống siêu thị Big C cũng như GO! trên cả nước sẽ thực hiện đo thân nhiệt cho 100% khách hàng đến mua sắm tại siêu thị.

TIN THẾ GIỚI

  • Giá vàng thế giới vượt 1,900 USD và lập đỉnh 4 tháng sau khi một quan chức Fed cho rằng lạm phát tăng mạnh chỉ là tạm thời. Giá vàng thế giới tăng gần 10 USD lên 1,907 USD/oz vào lúc 10h38 ngày 26/05 (giờ Việt Nam). Giá vàng đã tăng 7.8% trong tháng này.

  • Chính quyền Hồng Kông cho biết tỷ lệ tiêm chủng ở thành phố này vẫn thấp, chưa tới 20%. Tuy nhiên, họ sẽ phải bỏ đi vài triệu liều vắc xin trong vài tháng tới vì hết hạn sử dụng. Hồng Kông đang đề nghị tặng vắc xin cho các quốc gia, vùng lãnh thổ cần tới chúng hơn.

  • Tỷ lệ nợ tại các nền kinh tế mới nổi tăng lên gấp hơn hai lần so với thập kỷ trước đó, và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng khối lượng dư nợ toàn cầu, theo báo cáo của Moody’s Analytics. Tổng dư nợ giữa chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình và các phân khúc tài chính tăng lên kỷ lục 24.000 tỷ USD trong năm 2020, theo một phân tích của Moody’s Analytics. Mức tăng này góp phần nâng tổng dư nợ toàn cầu lên 366% GDP.

  • Kinh tế Đài Loan hiện đang phải hứng chịu ba cú đòn liên hoàn liên quan tới hạn hán, mất điệndịch Covid-19. Cơ sở hạ tầng điện của Đài Loan liệu có đủ sức duy trì hoạt động sản xuất chip hay không là rất quan trọng trong thời điểm cả thế giới thiếu hụt chip.

  • Nhật Bản: Trong một bài xã luận, nhật báo Asahi Shimbun kêu gọi Thủ tướng Yoshihide Suga “bình tĩnh, đánh giá khách quan về tình hình và đưa ra quyết định hủy bỏ Thế vận hội mùa hè năm nay” để hạn chế tình trạng lây nhiễm dịch Covid-19.

  • Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn chấp thuận kế hoạch vay 16 tỷ USD của chính phủ để bảo vệ nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Theo đó, Chính phủ Thái Lan có thể vay 500 tỷ baht (16 tỷ USD) tại thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tài trợ các biện pháp cứu trợ Covid-19 cho người dân và doanh nghiệp. Khoản vay mới được huy động bằng nhiều phương thức và phải hoàn tất vào tháng 9/2022.

P/s: Nếu trung bình bạn bỏ ra 3 phút để đọc hết 1 bài báo, giả sử bản tin có 100 tin (tương đương 100 bài báo), bạn sẽ cần 300 phút (5 tiếng) để đọc hết 100 bài báo đó, trong khi bạn chỉ mất 3 phút có thể đọc được 100 tin này qua bản tin. Nếu mỗi năm bạn đều phải đọc tin mỗi ngày trên các báo chính thống, thì mỗi năm bạn có thể phải mất 1800 tiếng cuộc đời (75 ngày) dành cho việc đọc báo, và nếu bạn gắn bó với thị trường 5-10 năm hoặc lâu hơn thì số thời gian cuộc đời bạn bị mất cho việc đọc còn khủng khiếp hơn. Hãy ủng hộ các bạn trong Team đã phải thức khuya dậy sớm để làm bản tin cho quý vị chỉ bằng hành vi đơn giản là Like động viên.

1 Likes