[UPDATE LIÊN TỤC] Kiến thức, kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu

Đầu tư chứng khoán là một việc khó. Nên rất ít người đi theo con đường này tới cùng và trở nên thành công.

Ngược lại, người lì lợm bám trụ, đứng dậy sau thất bại thì dần trở nên cực kỳ giàu có!

Ba chữ cái rồi cũng qua. Điều làm một người trở thành NĐT thành công, vĩ đại là sau mỗi deal, họ rút ra được những gì, để các deal đầu tư tiếp theo thắng lớn hơn, hoặc thua ít lại. Là thành công!

Mình tạo topic này mục đích là để ghi lại những kiến thức kinh nghiệm mà mình đúc rút được từ đầu tư chứng khoán. Vì vậy những gì mình viết hoàn toàn dựa trên những gì mình hiểu và tin tưởng áp dụng trong tương lai.

Hi vọng những trải nghiệm này sẽ giúp mọi người kiếm được tiền, hoặc ít nhất là không mất tiền.

Chúc bạn đọc sức khỏe, may mắn và đầu tư thành công!

P/s: Hãy follow mình, vì topic này sẽ còn update liên tục trong tương lai :sunglasses:

4 Likes

#1 - Cách xác định cổ phiếu leader thị trường

Cổ phiếu leader là các cổ phiếu mang lại hiệu suất tốt hơn so với thị trường.

Khi thị trường liên tục tạo đáy thấp hơn thì các leader lại nhanh chóng phục hồi và giữ giá không thủng đáy. Đây là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung.

Khi nền kinh tế trở nên ổn định và thị trường bắt đầu phục hồi thì những leader này là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường tăng. Giá cổ phiếu sẽ liên tục lập đỉnh mới và tăng mạnh.

Các cổ phiếu leader luôn đi trước thị trường. Tạo đáy trước khi thị trường tạo đáy. Và thường tạo đỉnh trước khi thi thị trường tạo đỉnh.

>> Vậy một trong những cách cơ bản nhất để tìm cổ phiếu leader là tìm các cổ phiếu vượt trội hơn thị trường về hành động giá (tạo đáy trước, tăng bất chấp thị trường đang khó,…)

*Note: Để đầu tư thành công, nên kết hợp kỹ thuật và cơ bản. Để chọn đúng leader thực thụ, mọi người hãy xem xét thêm yếu tố cơ bản. Ưu tiên dành nhiều tỷ trọng khi tìm thấy cổ phiếu leader mang tính tăng trưởng (có lợi nhuận bảo trợ cho đà tăng giá của CP) thay vì cổ phiếu mang tính đầu cơ, tăng giá thuần về dòng tiền và kỳ vọng ảo.

Các ví dụ:

Một số cổ phiếu leader trong lịch sử chứng khoán Mỹ:



3 Likes

#2 - 7 lỗi tâm lý thường gặp khi đầu tư và cách tránh

Đầu tư là trò chơi tâm lý nhiều hơn là phân tích. Phân tích giỏi chưa chắc hành động đúng, vì cảm giác tham lam lo sợ luôn xuất hiện trong đầu NĐT.

Nói vậy để thấy tâm lý là quan trọng, vì chúng ta thường mắc sai lầm vì không kiểm soát tâm lý tốt, chứ không phải vì thiếu khả năng phân tích.

3 Likes

#3 - Cách nhồi lệnh kiểu “Kim tự tháp” như các phù thùy chứng khoán

Một vấn đề thường bị bỏ qua trong uptrend, nhưng cực kỳ quan trọng trong downtrend hoặc sideway. Là cách đi lệnh.

Đa phần NĐT tham gia TT với tâm thế “một lệnh mua đủ”. Khỏi phải nói, đây là con dao 2 lưỡi nhất là đối với người ít kinh nghiệm. Mua kiểu này có thể giúp bạn kiếm rất nhiều tiền trong uptrend, nhưng cũng mất rất nhanh trong downtrend hoặc sideway nếu mua ko chuẩn.

Để giải quyết điều này, các phù thủy chứng khoán có gợi ý phương pháp chia lệnh để mua. Lợi ích là giúp NĐT được con sóng tăng với giá vốn hợp lý, nhưng đồng thời giảm thiểu thiệt hại khi CP đi ngược kỳ vọng,

Nguyên tắc mua kiểu kim tự tháp như sau:

Giả sử bạn có 5 tỷ để đầu tư chứng khoán. Số tiền này thì nên sở hữu khoảng 4 cổ phiếu trong danh mục (tương ứng với 1 tỷ 250tr mỗi cổ phiếu).

Nếu tính cả sức mua từ margin (mua full) thì bạn thể mua 1 lượng chứng khoán trị giá 10 tỷ thì phân bổ mỗi cổ phiếu tối đa 2,5 tỷ.

Tiếp đến là xác địnhTRƯỚC vùng mua và điểm mua. Sau đó chờ đợi thời cơ.

Điểm mua đầu tiên là điểm mua chuẩn (breakout, pullback bật lên thành công từ hỗ trợ) → Mua trước 50% vị thế (tương đương 1 tỷ 250tr).

Điểm mua thứ 2 là khi giá tăng 2-2.25% so với điểm mua chuẩn, dòng tiền đổ vào mạnh mẽ → Mua tiếp 30% vị thế (tương đương 750tr).

Điểm mua thứ 3 là khi giá tăng 5% hoặc đợi test lại → Mua nốt 20% vị thế còn lại (tương đương 500tr).

Chú ý: Vì đặc thù T+2.5 ở CKVN, anh em có thể áp dụng quy tắc này linh hoạt bằng cách mua 50% vào ngày xuất hiện điểm mua. Sau đó mua đủ vào các phiên tiếp theo, khi cổ phiếu đang đi đúng kỳ vọng.

230328 - 4

4 Likes

#4 - Cách mua cổ phiếu theo trend - P1: Lý thuyết

Trường phái giao dịch theo xu hướng (Trend Following) sẽ có 2 cách mua chính là mua tích lũy bùng nổ (Breakout)mua kéo ngược (Pullback)

1. Mua tích lũy bùng nổ (Breakout): Là mua khi cổ phiếu bứt phá khỏi vùng tích lũy để tiếp tục xu hướng tăng trước đó. Lưu ý là vùng tích lũy nên có khối lượng giảm dần, và phiên breakout nên có khối lượng lớn. Kết hợp thêm giá đóng cửa ở mức cao nhất phiên sẽ tăng xác suất thành công của kiểu mua này,
2. Mua kéo ngược (Pullback): Sau một đoạn tăng, cổ phiếu sẽ có xu hướng kéo ngược về các đường hỗ trợ quan trọng (MA50 ngày, EMA21 ngày,…). Chúng ta sẽ mua vào khi giá bật tăng từ đường hỗ trợ kèm khối lượng lớn. Lưu ý: Khi kéo ngược khối lượng phải giảm theo.

Lưu ý: Điểm mua này đòi hỏi NĐT xác định đúng xu hướng lớn. Vì vậy để áp dụng được hiệu quả, NĐT nên xác định xu hướng ở nhiều khung thời gian. Chart tuần nên ở xu hướng tăng, thì điểm mua ở chart ngày mới phát huy tối ưu. Ngược lại, điểm mua ở chart ngày rất dễ thất bại nếu chart tuần đang xu hướng giảm.

1 Likes

#4 - Cách mua cổ phiếu theo trend - P2: Ví dụ minh họa

TRƯỜNG HỢP THÀNH CÔNG (HÀNG VỀ CÓ LỜI)

Điểm mua breakout

Điểm mua Pullback

TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI

Không phải mọi điểm mua kiểu này đều thành công. Khi điểm mua bị thất bại (hàng về lỗ hoặc lâu quá không tăng), việc cần làm là ưu tiên phòng thủ tài khoản nếu khoản lỗ quá lớn (âm vượt 10%).

Nếu khoản lỗ trong vùng kế hoạch, hãy cho cổ phiếu thêm thời gian để chứng minh. Trong lúc đó, bạn cũng cần đánh giá lại triển vọng để quyết định có tiếp tục nắm giữ hay thoát ra với mức thiệt hại thấp.

2 Likes

#5 - Phân bổ vốn - Position Sizing

Nếu anh em nào từng rơi vào trường hợp cổ tăng khỏe thì mua quá ít, cổ yếu thì mua nhiều. Hoặc mua quá nhiều mã để rồi TT lên không lời bao nhiêu. Hoặc mua chỉ 1 mã rồi ngậm ngùi,…

Thì có lẽ anh em đang phân bổ vốn chưa tốt.

Tài khoản quá to mà all in thì nguy hiểm. Tài khoản khiêm tốn mà dàn trải thì khi đúng chẳng tăng bao nhiêu.

Đối với NĐT mới (dưới 2 năm kinh nghiệm), sau đây là gợi ý của mình cho từng size tài khoản (tính luôn cả sức mua từ margin 1-1):

Dưới 500 triệu: 2-3 cổ phiếu, bao gồm tối đa 2 cổ phiếu chiến lược, 1 mã trading.
Từ 500 triệu đến 3 tỷ: 2-3 cổ phiếu, bao gồm tối đa 2 cổ phiếu chiến lược, 1 mã trading.
Từ 3 tỷ đến 10 tỷ: 3-4 cổ phiếu, bao gồm tối đa 2-3 cổ phiếu chiến lược, 1-2 mã trading.
Trên 10 tỷ: 3-4 cổ phiếu, bao gồm tối đa 2-3 cổ phiếu chiến lược, 1-2 mã trading.

Quy tắc này được xây dựng dựa trên việc chọn CP là cực kỳ quan trọng. Tại mọi thời điểm, anh em chỉ nên mua cổ phiếu tốt nhất - là cp có khả năng tăng giá mạnh nhất và nhanh nhất.

Vì vậy nếu phát hiện cổ phiếu mới tiềm năng hơn danh mục hiện tại, hãy cân nhắc bán mã yếu nhất để cơ cấu sang.

2 Likes