Tin từ BVSC:
"Hiện tại trên thị trường đang lan truyền về dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNH, xin được điểm lại một số điểm chính đáng lưu ý như sau:
- Yếu tố nới lỏng:
(1) cho phép tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán trong vòng 12 tháng khi thỏa mãn điều kiện;
(2) cho phép tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích tăng vốn lưu động. Tuy nhiên, điểm này dường như đang có xung đột với điểm c, khoản 8, điều 4 của thông tư 16/2021/TT-NHNN cũng như quy định không cho phép pháp hành trái phiếu riêng lẻ với mục đích tăng vốn hoạt động trong nghị định 65.
(1) bổ sung quy định tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ và trái phiếu (kể cả trái phiếu dự kiến phát hành) không quá 5 lần vốn chủ sở hữu;
(2) bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích mua phần góp vốn, hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp khác.
- Đánh giá nhanh: Mặc dù dự thảo có nới có thắt nhưng nhìn chung là dự thảo này mang nhiều yếu tố tích cực hơn trong việc xử lý những vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệp"
Link đây nhé các bác:
https://nld.com.vn/kinh-te/goi-tin-dung-lon-chua-tung-co-20230323215956194.htm?gidzl=fAhFC6gl83UalCimRRWeDgUnmpHtkI4yiEAOQ7QyTsdfjinXSxuXOE_bosKbuIbYxB-MCZR-FTenQw4jEG
Join with us - For Free

1 Likes
Trước tt te tua vì trái phiếu, nay trái phiếu được hỗ trợ giãn nợ là động lực tăng của thị trường bds và ck nhé các bác
Bàn một chút về tin đồn sửa đổi Thông tư 16, có thể thấy có yếu tố nới lỏng và có yếu tố thắt chặt, nghĩa là có sự thay đổi, nhưng dè dặt theo hướng vừa quan sát vừa điều chỉnh. So với giai đoạn vừa qua, thì đây là điều tích cực cho thị trường trái phiếu, đặc biệt đối với DN BDS.
Dollar Index tiếp tục giảm, lãi suất FED được kì vọng giữa nguyên hoặc tăng nhẹ, trong nước, lãi suất điều hành tiếp tục giảm, sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản tốt cho thị trường trong đoạn tới.
Trong sự chuyển biến tích cực trên, suy thoái kinh tế sẽ được phản ánh trong kế hoạch kinh doanh 2023 của các DN công bố trong ĐHCĐ. Qua quan sát hành xử của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là FED, họ chấp nhận suy thoái kinh tế để cứu lạm phát nhưng ngược lại thì không đối với vấn đề bank run. Tuy nhiên, liệu mức chấp nhận của họ tới đâu thì không thể khẳng định khi có quá nhiều biến số trong giai đoạn này.
Join with us - For Free

Phó Thống đốc nhận định vốn trong nền kinh tế đang dư thừa, do đó NHNN khuyến khích cho doanh nghiệp vay. Ông tiết lộ sắp tới sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa để giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường …
Link bài viết: Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sắp có thêm một đợt giảm lãi suất điều hành, sẽ triển khai giãn hoãn nợ cho DN (vietnambiz.vn)
Chính sách cho hoãn, giãn nợ với khách vay đã từng được ban hành trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19 và kết thúc cuối tháng 6/2022.
Thế giới đã đa cực hơn nên Việt Nam đã có thể linh hoạt giảm lãi suất điều hành dù Mỹ và các ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển vẫn tiếp tục tăng lãi suất.
Đây là giai đoạn chờ đợi báo cáo KQKD, thị trường sẽ phân hóa khá mạnh. Sau khi ra báo cáo lại phân hóa lần nữa, đó sẽ là thời gian rõ nhất để quan sát nhóm nào mạnh yếu.

Link bài viết tham khảo: NHNN sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất điều hành (chinhphu.vn)
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành ngay từ 03/04
Đặc biệt trong đợt điều chỉnh giảm lần này : Lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm
Quan điểm đưa thêm tiền ra nền kinh tế đã thể hiện rõ nét hơn trong đợt điều chỉnh giảm lần này nhằm gỡ nút thắt về hàng loạt vấn đề quan trọng như Giải ngân đầu tư công, Bài toán đáo hạn trái phiếu, Bất động sản đóng băng, …
***: Dù chưa biết thị trường sẽ phản ứng như thế nào nhưng lúc này bên nắm giữ cổ phiếu đang vui hơn bên cầm tiền.
Tuy nhiên dòng tiền bên ngoài cần thời gian thẩm thấu vào thị trường. Việc điều chỉnh có thể xảy ra khi một số nhóm ngành dẫn dắt đang cho tín hiệu Overbought.
Mùa Báo cáo Tài chính Q1 đã đến!
Trong 2 tuần đầu tiên của tháng 4 sẽ lần lược công bố kết quả kinh doanh Quý 1/2023 của các doanh nghiệp. Dự đoán hầu hết các doanh nghiệp sẽ có Kết quả kinh doanh thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên luôn có những doanh nghiệp tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành và mở ra cơ hội đầu tư.
Nhóm ngành Tài chính trong Quý 1 ít chịu ảnh hưởng ít nhất với việc nới lỏng dòng tiền, cắt giảm lãi suất.
*** Thị trường giao dịch trong 1 tháng qua chủ yếu là sự luân chuyển dòng tiền từ nhóm ngành này sang nhóm ngành khác. Có thể Dòng tiền còn đứng bên ngoài chờ đợi cơ hội sau các Báo cáo Kết quả Kinh doanh.
Dòng tiền lớn đã quay trở lại VNINDEX?
Trong suốt Q1-2023 thanh khoản thị trường chỉ dao động quanh 8.000 đến 10.000 tỷ đồng trong suốt phiên giao dịch. Chủ yếu di chuyển qua từng nhóm ngành hưởng lợi từ thông tin vĩ mô trong và ngoài nước.
Với việc giảm lãi suất điều hành lần này, kỳ vọng dòng tiền quay trở lại thị trường mạnh mẽ và cho một mục tiêu ngắn hạn trong 3 - 6 tháng khi:
- Nhóm Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất huy động để thu hút doanh nghiệp vay vốn, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng vẫn tăng chậm.
- Nhu cầu vốn của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế: khi cầu vẫn chưa thực sự quay trở lại do đơn hàng giảm, tình trạng tồn kho cao, thiếu nhân công…
- Nhu cầu Bất động sản vẫn còn đóng băng do dấu hiệu suy thoái từ chính sách tín dụng và huy động vốn qua trái phiếu gặp khó khăn. Các doanh nghiệp Bất động sản đang tìm hướng tái cấu trúc.
*** Vì vậy kênh Chứng khoán hiện tại đang cho thấy là nơi thu hút dòng tiền sau đợt giảm lãi suất. Với bằng chứng là trong phiên giao dịch vừa qua Toàn bộ thị trường tăng hơn 4.000 tỷ khối lượng giao dịch so với phiên liền kề trước.
Được thời một tốt cũng thành công 
Cập nhật ngắn về diễn biến nhóm CP BDS:
Về triển vọng chung trước những khó khăn về nguồn vốn và rủi ro thị trường trái phiếu, Chính Phủ có những thay đổi chính sách trong Q1.2023 liên quan đến trái phiếu. Bên cạnh đó, môi trường lãi suất huy động điều chỉnh giảm tạo dư địa trong hạ lãi suất cho vay trong thời gian tới. Các chính sách này giúp Ngành BDS tránh được rủi ro suy thoái kéo dài và niềm tin nhà đầu tư dần trở lại. Sự thay đổi chính sách trong 2023 cũng được phòng PT dự báo trong Báo cáo chiến lược 2023.
Một số thông tin gần đây liên quan đến vấn đề pháp lý một số dự án lớn ở Đồng Nai như Aqua City, Đại Phước, Long Tân. Đây là động thái hợp lý từ Chính Phủ vì vấn đề pháp lý ở Đồng Nai thời gian qua là rất khắc khe. Nguyên nhân, tỉnh Đồng Nai bị thanh tra vấn đề thực thi pháp lý từ 2020 dẫn đến các dự án bị nghẽn pháp lý. Với áp lực từ Chính Phủ, Phòng PT kỳ vọng các dự án có nguồn gốc pháp lý rõ ràng (đất đấu giá), hoàn thành nghĩa vụ tài chính sẽ có tín hiệu khả quan hơn. Một số DN có quỹ đất lớn ở Đồng Nai cụ thể như NVL, DIG, NLG, DXG.
Về quan điểm đầu tư ở đây là với câu chuyện lãi suất thấp, thanh khoản hệ thống dồi dào. Cũng như, NHNN vẫn còn dư địa cho 1 lần giảm lãi suất sắp tới. Nhóm cổ phiếu BDS kỳ vọng tiếp tục sôi động trong phần lớn thời gian Q2.2023. Tuy nhiên, vận động sẽ theo xu hướng tích cực dần thay vì nhịp tăng mạnh và nhanh. NDT có thể tận dụng các đợt tăng nhanh thực hiện trading chờ các nhịp điều chỉnh. Nhóm cổ phiếu bất động sản ưa thích: NLG, KDH, NTL, HDG.
(Từ BVSC).
1 Likes
NLG có quỹ đất lớn ở Đồng Nai, mà Đồng Nai lại có thanh tra, nên mn thường e ngại về rủi ro pháp lý, Nhưng tính về quan điểm đầu tư, hiện tại mặt bằng ls thấp thì theo mình nhóm bđs nói chung và NLG vẫn rất ok!
Một số thông tin trong ĐHCĐ ACB sáng ngày 13.04.2022
Tầm nhìn HĐKD năm 2023:
Về hoạt động cho vay:
- YTD, tín dụng tăng trưởng -0,6% do nhu cầu vay của các cá nhân và doanh nghiệp SME sụt giảm, chủ yếu do biến động của môi trường vĩ mô trong và ngoài nước. Với tình hình hiện tại, BLĐ kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cá nhân chỉ ở mức 12-13% trong năm nay (so với trung bình các năm trước là 20%).
- Tuy nhiên, từ tháng 3 trở đi, tín dụng đã có sự khởi sắc. BLĐ tự tin các quý tiếp theo, cầu tín dụng từ các đối tượng khách hàng này sẽ trở lại mạnh mẽ và ACB sẽ dùng hết room tín dụng được giao.
- ACB kỳ vọng NIM tiếp tục duy trì, với xu hướng ls huy động giảm mạnh trong thời gian qua và ngân hàng tiếp tục thúc đẩy CASA, đa dạng hóa nguồn vốn không chỉ ở TT1.
- Về mảng tín dụng doanh nghiệp, ACB tiếp tục tập trung phát triển mảng SME và bổ sung thêm 3 mảng mới, bao gồm: DN FDI (tại các khu công nghiệp lớn); hệ sinh thái số các DN lớn liên quan đến Fintech và đầu tư mạnh về ngân hàng số để phục vụ cho các đối tượng này.
- Hiện tại, BĐS chỉ chiếm 24% tổng dư nợ, trong đó 82% là cho vay mua nhà để ở (nhu cầu thực) và dư nợ đối với các công ty phát triển bất động sản là dưới 1%.
- Ngân hàng vẫn duy trì quan điểm không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Về thu nhập ngoài lãi:
- Trong năm nay, ACB mở ra 2 dịch vụ mới bao gồm nghiệp vụ kinh doanh phái sinh hàng hóa và nghiệp vụ ngân hàng giám sát nhằm đa dạng hóa cũng như tăng trưởng nguồn thu ngoài lãi.
- Với kế hoạch tăng trưởng LNTT 17% YoY, BLĐ cho biết ngoài tăng trưởng nguồn thu từ HĐ-TD, ACB dự kiến sẽ hoàn nhập trích lập dự phòng, liên quan đến nợ tái cơ cấu covid, và thu nhập từ thanh lý các khoản legacy.
- Trong khi hoạt động banca hiện đang gặp những khó khăn nhất định, ACB kỳ vọng mảng thẻ quốc tế sẽ tăng trưởng mạnh, là nguồn thu lớn của ACB trong năm nay. Hiện tại, thị phần của ACB ở mảng này cũng ở mức cao 8,1%.
Hoạt động thoái vốn và M&A:
- ACB cho biết hiện tại vẫn đang xem xét việc M&A, về mặt synergy và lợi ích cổ đông, cũng như là sự chấp thuận từ NHNN. Ngân hàng cũng cho biết họ chưa có ý định mở thêm chi nhánh ở nước ngoài.
- Thoái vốn ACBS: trước đó đã tìm được đối tác nhưng do dịch Covid xảy ra và deal này không thực hiện được, hiện tại vẫn đang tìm kiếm đối tác mới.
Cập nhật ĐHCĐ VCG:
Kế hoạch DT và LNST năm 2023 lần lượt 16.340 tỷ đồng (+70% y/y) và 860 tỷ đồng (-7% y/y).
Cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%. VCG dự kiến nâng vốn điều lệ lên 5.345 tỷ đồng.
Cập nhật KQKD Q1/2023 dự báo có tăng trưởng so với Q1/2022 nhờ ghi nhận DT khi bàn giao cao tốc Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết – Dầu Giây. DT và LNST tương ứng của Q1/2022 là 1.333 tỷ đồng và 759 tỷ đồng.
Mảng xây dựng: Tổng giá trị trúng thầu năm 2022 đạt 11.000 tỷ đồng. Trong đó, các dự án đầu tư công ước đạt 8.000 tỷ đồng. VCG sẽ tập trung vào các dự án quy mô lớn thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng dân dụng, công nghiệp và các dự án có vốn đầu tư FDI trong tương lai. BLĐ thừa nhận chưa thể nhận thầu EPC do thiếu năng lực. Các công trình nhà máy điện, lọc hóa dầu đòi hỏi quy trình và nắm vững công nghệ rất lớn. Hiện tại VCG sẽ tiếp tục hợp tác với nhà thầu nước ngoài để nâng cao năng lực.
Mảng BĐS: Dự kiến 2023 ghi nhận DT từ các dự án: KĐT tại Hải Yên, Móng Cái, Hải Phòng; Green Diamond Láng Hạ; Cát Bà Amatina, Hải Phòng và cho thuê tại TTTM chợ Mơ, Hà Nội.
• Dự án Cát Bà Amatina (172ha): pháp lý đã cơ bản hoàn thành. VCG đã nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng với toàn bộ khu đất. Trong năm 2023, VCG chủ yếu bàn giao các dự án đã mua từ trước đó, BLĐ sẽ thận trọng đánh giá tình hình tiêu thụ của thị trường để cân nhắc tiến độ bán hàng mới khi thị trường BĐS đang khó khăn.
• KĐT tại Hải Yên, Móng Cái (43,8ha) : đã nộp tiền sử dụng đất và nhận bàn giao đất. VCG dự kiến xây thô trong 2023 và triển khai bán hàng trong năm.
• KĐT đại lộ Hòa Bình: GPMB được hầu hết phần đất giao đợt 1 là 23,3 ha. Dự kiến 2023 hoàn thiện hạ tầng trên phần đất này, tiếp tục GPMB phần đất còn lại.
• Khu nghỉ dưỡng Tuy Hòa, Phú Yên (9,3ha): Được phê duyệt 1/500. Đang tiếp tục hoàn thiện pháp lý các bước tiếp theo.
• Green Diamond Láng Hạ: dự kiến bàn giao nhà và ghi nhận DT trong Q3/2023.
• TTTM chợ Mơ: dự kiến cho thuê trong 6 tháng đầu năm 2023.
Mảng đầu tư tài chính: thủy điện Đăkba (30MW) đã phát điện ổn định từ cuối tháng 12/2022. Dự kiến đem lại DT và LNST ổn định trong năm 2023. VCG dự kiến tiếp tục trả nợ trái phiếu trước hạn.
Tổng quan: Trong năm 2023, DT dự kiến tăng trưởng nhưng LNST đi lùi do VCG không còn ghi nhận khoản doanh thu đột biến từ hoạt động tài chính do đánh giá lại khoản đầu tư. Mảng xây dựng nhiều tiềm năng với nhiều dự án đầu tư công mới, tuy nhiên mảng BĐS gặp nhiều khó khăn do khả năng hấp thụ của thị trường yếu. VCG cũng gặp áp lực dòng tiền khi trả nợ trái phiếu trước hạn. Dòng tiền bị kẹt tại các dự án BĐS có thể là rủi ro chính của VCG trong tương lai. NĐT nên cân nhắc các rủi ro khi đầu tư vào VCG.
Cập nhật ĐHCĐ CTR:
Kế hoạch DT và LNST 2023 lần lượt 10.338 tỷ đồng (+10% y/y) và 487 tỷ đồng (+10% y/y).
Trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% và bằng cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 21,51%. Vốn điều lệ sau khi tăng vốn là 1.389 tỷ đồng.
Cập nhập KQKD Q1/2023: DT và LNTT đạt lần lượt 2.370 tỷ đồng (+18% y/y) và 135 tỷ đồng (+21% y/y). Động lực chính là mảng Hạ tầng cho thuê (Towerco) và Xây lắp tăng trưởng tốt.
Mảng Vận hành kỹ thuật (VHKT): DT chủ yếu tăng lên từ cho thuê đường đây thuê bao với tốc độ ước tính 3% -5% mỗi năm. DT từ VHKT các trạm phát sóng dự kiến không tăng trưởng do các trạm mới sẽ được đầu tư bởi CTR và không còn thuộc sở hữu của tập đoàn Viettel. Hiện DT trong nước khoảng 4.000 tỷ đồng và DT từ nước ngoài 800 tỷ đồng.
Mảng xây dựng: BLĐ tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng đến từ hoạt động xây dựng dân dụng cho trực tiếp người dân (B2C) và dự án (B2B). Đối với B2C, lợi thế cạnh tranh của CTR là cố định giá trọn gói ngay từ ký hợp đồng và không điều chỉnh giá. Ngoài ra, CTR có lực lượng nhân viên tại chỗ ở 63 tỉnh thành, lực lượng thầu phụ, nhà cung ứng VLXD luôn sẵn sàng và mối quan hệ tốt với chính quyền tại địa phương giúp việc xin thủ tục, giấy phép đảm bảo tiến độ. Điều này giúp hoạt động B2C của CTR cạnh tranh được về giá. Ước tính biên lợi nhuận của B2C là 5% và B2B là 6,5%.
Mảng hạ tầng cho thuê (TowerCo): CTR xây mới 1.865 trạm BTS, tổng lũy kế đang sở hữu 4.286 trạm BTS, trở thành TowerCo lớn nhất tại Việt Nam. CTR dự kiến xây mới 2.000-2.500 trạm trong năm 2023 nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại cho mạng 4G. Đối với việc triển khai 5G, BLĐ vẫn đang tương đối thận trọng do định giá tần số ở mức cao và đầu tư giai đoạn hiện tại kém hiệu quả vì chi phí lớn trong khi giá thuê bao khó có thể tăng lên. Tỷ lệ dùng chung (tenency ratio) ước đạt 1,3x và đặt mục tiêu trong năm 2023 đạt 1,4x. Hiện hoạt động viễn thông đang bão hòa và việc các doanh nghiệp mới tự đầu tư cột phát sóng sẽ kém hiệu quả, CTR kỳ vọng tỷ lệ dùng chung sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Tổng quan: KQKD của CTR dự báo tiếp tục tăng trưởng khi doanh thu từ các mảng đều tốt. Mảng hạ tầng cho thuê dự báo là một trong những động lực chính với kế hoạch xây mới 2.000-2.500 trạm/năm. Tuy nhiên, việc 5G chậm triển khai có thể ảnh hưởng tới nhu cầu trạm phát sóng trong những năm tới.
2 lần chạm EMA quay đầu giảm. Lần thứ 3 sẽ như thế nào khi mà đã Break được trendline cũng như break RSI?
Nhóm Bank đã tăng - Vic cũng tăng. Cần Thép đồng thuận để BDS - Chứng khoán có nhịp nghỉ ngơi nhẹ. Có thể tàu sẽ đón chúng ta tại 1060 lần nữa và là cơ hội tốt để tích lũy thêm.
1 Likes
Phiên mai tàu về 1060 luôn. Quá nhanh quá nguy hiểm!
1 Likes