Khủng hoảng tài chính là như thế nào?

Khủng hoảng tài chính là như thế nào? Khủng hoảng tài chính theo tiếng anh là Financial crisis. Đây là thuật ngữ thường sử dụng khi thị trường tài chính bị đổ vỡ, đồng tiền giảm đi giá trị và không có sự lưu thông vốn hiệu quả giữa người tiêu dùng đền nhà đầu tư. Từ đó dẫn tới khủng hoảng tài chính. Giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Phần lớn trong số đó liên quan đến cuộc khủng hoảng của ngân hàng và suy thoái tài chính.

Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế có liên quan với nhau. Tuy nhiên, đây cũng là 2 thuật ngữ khác nhau. Khủng hoảng kinh tế là sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính là sự thay đổi của thị trường chứng khoán. Khủng hoảng kinh tế có thể kéo theo khủng hoảng tài chính. Các loại khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính gồm 4 loại, bao gồm khủng hoảng tiền tệ, quả bóng đầu tư và sự đổ vỡ của khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng kinh tế lớn tiếp theo.

Khủng hoảng ngân hàng

Trường phái trọng tiền nhận định khủng hoảng tài chính đồng nghĩa với khủng hoảng ngân hàng. Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền, khởi xướng là Friedman và Schwartz (1963), đã gắn các cuộc khủng hoảng tài chính với khủng hoảng ngân hàng. Sự đổ vỡ của một tập đoàn tài chính chủ chốt thường là yếu tố thúc đẩy hiện tượng đột biến rút tiền gửi tại các ngân hàng.

Đổi mới tài chính và gia tăng hội nhập thị trường tài chính toàn cầu đã làm xuất hiện một số yếu tố mới và những quan ngại mới. Do vậy, mặc dù có vài điểm tương đồng, những cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây đã khác so với các cuộc khủng hoảng trước đây trên nhiều phương diện. Đặc biệt, hệ lụy và sự lan truyền rộng của các cuộc khủng hoảng dường như đã trở nên vừa rõ ràng vừa khó nắm bắt.

Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng ngân hàng

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng được xác định bởi các phương pháp tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu của Latter (1997) cho rằng nguyên ngân gây ra khủng hoảng ngân hàng có thể được phân thành 3 loại chính: (1) chính sách kinh tế vĩ mô; (2) chính sách kinh tế vi mô; và (3) chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng.

Trong khi đó, Gupta (2002) cho rằng một số yếu tố của từng ngân hàng và cú sốc về kinh tế vĩ mô có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng (như quản trị thiếu hiệu quả, các quyết định cho vay thiếu thận trọng) và các yếu tố kinh tế vĩ mô của ngân hàng (giảm tốc độ tăng trưởng, các điều khoản ngoại thương, khủng hoảng tiền tệ, nâng giá đồng tiền, sự sụt giá của bất động sản sản và thị trường chứng khoán) có thể đẩy ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đóng cửa ngân hàng đơn lẻ và nhiều ngân hàng có thể xảy ra.

Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng ngân hàng
chữ in đậm

****Đ có thể kiểm soát khủng hoảng ngân hàng, phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng các công cụ sau: thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng, tuyên bố bảo đảm toàn bộ tiền gửi ngân hàng, tái cơ cấu ngân hàng thông qua các hoạt động xử lý ngân hàng có vấn đề (thực hiện sau khủng hoảng).

Thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng

Đối với một ngân hàng đơn lẻ, chức năng người cho vay cuối cùng của Ngân hàng Trung ương được thực hiện có thể ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh khoản. Tuy vậy, chính hoạt động này cũng có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi ngân hàng được trợ giúp thanh khoản không có khả năng bán được những tài sản với giá bằng giá trị thực do hậu quả của hiện tượng thông tin không cân xứng.

Đối với khủng hoảng hệ thống, cơ quan quản lý tiền tệ có thể làm cho cuộc hoảng loạn ngân hàng lắng xuống bằng cách can thiệp khi tính thanh khoản của các ngân hàng còn khả năng thanh toán bị đe dọa, bằng cách cung cấp bất cứ nguồn vốn nào mà ngân hàng cần để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay.

Sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng trên quy mô quốc tế làm nảy sinh nhu cầu người cho vay cuối cùng quốc tế. Người cho vay cuối cùng quốc tế có thể giúp cung cấp thanh khoản và giảm bớt hiệu ứng lan truyền.

Tuyên bố bảo đảm toàn bộ tiền gửi ngân hàng

Theo định nghĩa của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), bảo đảm toàn bộ là một tuyên bố của Chính phủ rằng tất cả các khoản tiền gửi hoặc có thể các công cụ tài chính đặc thù sẽ được bảo vệ toàn bộ. Để ngăn chặn đột biến rút tiền gửi trên quy mô hệ thống, nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng, bảo đảm toàn bộ có thể là biện pháp hữu hiệu và thậm chí là cần thiết. Bảo đảm toàn bộ đã được rất nhiều quốc gia áp dụng và góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn đột biến rút tiền gửi trong nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu trong những năm 2007 - 2008. Chính phủ Singapore, New Zealand và một số quốc gia khác đã thực hiện giải pháp này.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Để có thể giải quyết tận gốc các cuộc khủng hoảng ngân hàng, hầu hết các quốc gia đều áp dụng kế hoạch tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Kế hoạch này được thực hiện thông qua hoạt động xử lý ngân hàng đổ vỡ hoặc có vấn đề. Cơ chế xử lý ngân hàng cần có các thành phần nhất định hoặc những trụ cột không bao gồm những yêu cầu nghiêm ngặt trước cho sự thành công, nhưng là những hướng dẫn cụ thể về thiết lập một nền tảng cho một quy trình xử lý ngân hàng hiệu quả.

Đối với quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG) theo mô hình giảm thiểu rủi ro, tổ chức BHTG thường được trao nhiệm vụ thực hiện các giải pháp xử lý đối với ngân hàng sắp phải đóng cửa hoặc có nguy cơ đổ vỡ. Khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng, tổ chức BHTG có thể được trao những quyền lực lớn hơn nhằm góp phần quản lý khủng hoảng.

Minh bạch và công khai

Sự rõ ràng và minh bạch về các chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung có thể đẩy nhanh quá trình xử lý cũng như giảm chi phí hiện tại và rủi ro trong tương lai. Các cơ quan của Chính phủ với thẩm quyền khác nhau thường tham gia quản lý khủng khoảng, gồm Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và một số cơ quan điều hành chính sách liên quan. Để giảm thiểu sự trùng lặp, cần quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan này trong quá trình phối hợp giải quyết khủng hoảng.

Trong xử lý khủng hoảng, cần xây dựng chiến lược xử lý cụ thể, rõ ràng và quan trọng hơn là phải công khai các nguyên tắc cũng như tiến trình thực hiện các giải pháp xử lý. Thiếu sự công khai sẽ gây khó khăn và trì hoãn quá trình triển khai và thực hiện chiến lược. Hơn nữa, nếu không công khai những giải pháp xử lý, tổn thất có thể sẽ chuyển từ cổ đông sang người đóng thuế và ngăn cản quá trình tái cơ cấu vốn của các ngân hàng.

BONG BÓNG ĐẦU CƠ VÀ SỰ SỤP ĐỔ

Bong bóng đầu cơ là hiện tượng nhiều người đổ xô mua một loại tài sản nào đó với mục đích đầu cơ, thổi giá trị của tài sản lên cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó.

Khi giá tăng lên quá cao, không có người mua hay các nhà đầu cơ đồng loạt bán ra, giá trị tài sản bị giảm mạnh (rớt giá). Lúc này, người mua và ngân hàng sẽ chịu thiệt hại nặng nề, tạo ra khủng hoảng tài chính.

Nhiều ví dụ bong bóng tài chính trong thực tế như bong bóng bất động sản gây khủng hoảng tài chính năm 2008, bong bóng dotcom năm 2000 – 2001, phố Wall sụp đổ năm 1929, bong bóng tài sản tại Nhật năm 1980, cơn sốt hoa tulip ở Hà Lan năm 1637…

Khủng hoảng tài chính quốc tế (Global financial crisis - GFC) là một sự kiện lớn xảy ra vào năm 2008, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng này bắt đầu từ thị trường tín dụng dưới prime của Hoa Kỳ, sau đó lan rộng ra khắp thế giới và ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực khác nhau.

Khủng hoảng tài chính quốc tế

Các nguyên nhân của khủng hoảng tài chính quốc tế có thể kể đến như:

Thị trường bất động sản Hoa Kỳ: Từ năm 2000 đến 2006, thị trường bất động sản Hoa Kỳ tăng nhanh và các khoản vay cho mua nhà trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những khoản vay này không được cấp cho những người có khả năng thanh toán đầy đủ, dẫn đến việc không trả nợ và các tài sản bất động sản bị giảm giá.

Đầu tư tài sản phức tạp: Các ngân hàng và các tổ chức tài chính đã tạo ra các sản phẩm tài chính phức tạp với các khoản vay và đầu tư được kết hợp lại, dẫn đến việc khó đánh giá và định giá chính xác giá trị của các tài sản này.

Nợ xấu: Nhiều người mua nhà không đủ khả năng trả nợ và không thể bán lại bất động sản của mình khi thị trường bất động sản giảm giá, dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu.

Suy thoái kinh tế toàn cầu: Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, dẫn đến giảm giá trị của các tài sản và tăng tỷ lệ nợ xấu.

Các hậu quả của khủng hoảng tài chính quốc tế làm giảm giá trị của các tài sản trên toàn thế giới, làm suy yếu các ngân hàng và tổ chức tài chính, gây ra sự mất định hướng cho các doanh nghiệp và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

Nguyên nhân khủng hoảng tài chính là do đâu? Đó có thể do biến động lãi suất, gia tăng sự bất ổn nào đó, do ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu, vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng và thâm hụt ngân sách nhà nước.

LÃI SUẤT TĂNG CAO

Nhu cầu vay tín dụng tăng cao hay cung tiền giảm làm lãi suất tăng cao. Lúc này, những người có rủi ro tín dụng tốt sẽ e ngại vay vốn, những người rủi ro tín dụng cao vẫn tha thiết muốn vay. Sự đối nghịch này khiến ngân hàng không còn muốn cho vay nữa.

Khi đó, dòng tiền đổ vào các hoạt động kinh tế như đầu tư, kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng sẽ giảm theo khiến nền kinh tế suy thoái. Tình trạng suy thoái kéo dài có thể gây bùng nổ khủng hoảng tài chính.

GIA TĂNG SỰ BẤT ỔN

Sự bất ổn trên thị trường tài chính, của nền kinh tế hay sự bất ổn của chính trị đều có thể dẫn tới suy thoái kinh tế. Nhất là sự sụp đổ của một đế chế tài chính lớn, hệ thống ngân hàng hay thị trường cổ phiếu dẫn nền kinh tế đến sự suy thoái nhanh hơn.

Trong tình hình đó, rủi ro tín dụng tăng cao, ngân hàng ngần ngại cho vay khiến cung tiền trong nền kinh tế giảm, kéo các hoạt động kinh tế đi xuống. Ở một diễn biến khác, sự bất ổn chính trị cũng khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ, dẫn tới khủng hoảng.

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU BIẾN ĐỘNG

Khi đầu tư cổ phiếu sụt giảm, các doanh nghiệp bị giảm vốn chủ sở hữu. Điều này làm ngân hàng không sẵn sàng cho doanh nghiệp vay tiền. Với trường hợp ngân hàng đã cho vay, vốn chủ sở hữu giảm sẽ làm giảm giá trị tài sản đảm bảo khiến rủi ro tín dụng tăng.

Mặt khác, nếu xuất hiện bong bóng trên thị trường cổ phiếu, tạo nhu cầu ảo làm giá cổ phiếu tăng cao. Đến một lúc nào đó, mức giá đột ngột giảm xuống, cả nhà đầu tư và doanh nghiệp đều bị thiệt hại nặng nề. Nhà đầu tư mất tiền, doanh nghiệp bị giảm vốn.

Ngân hàng cho vay cũng bị thiệt hại vì nhà đầu tư không đủ khả năng chi trả khoản vay. Ngân hàng cũng e ngại không cho doanh nghiệp vay vốn vì vốn chủ sở hữu giảm. Cục diện đối nghịch này gây ra khủng hoảng trên thị trường tài chính.

THÂM HỤT NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ

Khi tình trạng thâm hụt ngân sách chính phủ trở nên trầm trọng, nguy cơ vỡ nợ chính phủ tăng cao. Cách giải quyết phổ biến nhất là chính phủ phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, vì lo ngại vỡ nợ nên công chúng không mặn mà với trái phiếu chính phủ nữa. Vậy nên, các ngân hàng sẽ là bên phải mua.

Nếu tình hình tệ đi, trái phiếu chính phủ giảm giá trị, bảng cân đối tài sản của ngân hàng sẽ giảm. Khi đó, ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm nguồn vốn cho vay, nền kinh tế thiếu vốn vận hành dẫn tới suy thoái. Bên cạnh đó, lo ngại vỡ nợ chính phủ nên nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, giá trị nội tệ giảm mạnh dẫn tới khủng hoảng ngoại hối.

Những công ty có khoản vay ngoại tệ sẽ gặp khó khăn do nội tệ giảm giá, ngoại tệ tăng giá. Hậu quả là đầu tư và tín dụng đều suy giảm khiến nền kinh tế bị đình trệ. Đây là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính.

LĨNH VỰC NGÂN HÀNG PHÁT SINH VẤN ĐỀ

Qua những nguyên nhân phía trên, có thể thấy ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Sự bất ổn và khủng hoảng của hệ thống ngân hàng đều sẽ gây ra biến động trên thị trường tài chính.

Nếu ngân hàng hạn chế cho vay, nguồn vốn của các doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Kết quả, đầu tư và sản xuất giảm, nền kinh tế suy thoái và đình trệ. Ngược lại, nếu nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả, không có khả năng trả khoản vay cho ngân hàng, ngân hàng bị thiệt hại.

Số lượng các khoản vay này càng lớn, ngân hàng thiệt hại càng nhiều, nguồn vốn của ngân hàng bay hơi dần. Ngân hàng có thể đối mặt với việc không còn đủ tiền trả cho những khách hàng gửi tiền, cuối cùng phải phá sản. Điều này tác động lại nền kinh tế, nguy cơ suy thoái và khủng hoảng gia tăng.