Dòng tiền sẽ chạy vào nhóm nào sau hôm nay 2/12/2021?

TIỀN CHẠY NHƯ THẾ NÀO PART 1/2

BIẾT THẾ THÌ ĐÃ GIÀU
Ức chế, bực bội thậm chí hối tiếc:

  • Biết thế bán quách thằng Bank đó hôm qua khi nó tăng giá, tự nhiên thêm 1 ngày, lại giảm mất gần 2%.
  • Biết thế bán quách ông VHM, VRE…lúc tăng cho rồi.
  • Biết thế mua ông người anh em tím trong nhóm BĐS mà ai-cũng-biết-là-ai-đó.
  • Biết thế ôm Mid, Penny để đỡ liên quan sóng ảnh hưởng từ VN30

Thôi đừng tự trách mình, đừng trách mình là F0, đừng trách mình là Cừu. Vì nhìn xem, nhà đầu tư trên thị trường phát triển như Mỹ hôm qua cũng nào thoát được bô. Mở cửa tăng hơn 500 (1,5%) điểm, cuối ngày giảm hơn 460 điểm (1,34%). Hiểu đơn giản, anh em nhà đầu tư nào ở Mỹ mà mua ở đỉnh trong phiên là chịu cú rơi hơn 1000 (3%) điểm ngay trong phiên. Nhưng nhìn xem, thị trường hợp đồng tương lai ngay lúc tôi đang viết bài này (17h54’) đang tăng 0,98%. Vậy, phải làm sao???

VÌ SAO TIỀN CHẠY LUNG TUNG?
Hôm qua BANK, hôm nay BẤT (động sản), mai sẽ là gì?
Khi tiền ào ào vào Bank, ai cũng nghĩ xong rồi, trụ kéo thế thì uptrend rồi. Nhưng không, lại tạch. Không phải là kéo/xả. Không phải cổ phiếu không tốt. Vậy là do cái gì?

Việc FED có ý định thắt chặt hơn các nói nới lỏng định lượng QE liệu có liên quan gì không?

Lạm phát gia tăng trên thế giới và chi phí đầu vào gia tăng ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?

NHÓM NGÀNH NÀO SẼ ĐÓN NHẬN DÒNG TIỀN?
Hiểu về chu kì kinh tế

Chu kì kinh tế mô tả quá trình nền kinh tế lần lượt trải qua các giai đoạn SUY THOÁI, PHỤC HỒI và TĂNG TRƯỞNG. Mỗi giai đoạn của 1 chu kì kinh tế đều có những đặc điểm riêng thể hiện đặc trưng những yếu tố kinh tế vĩ mô tại từng giai đoạn đó. Thông thường chu kì kinh tế gồm 4 giai đoạn sau:

  1. Giai đoạn ĐẦU của chu kì: Sự hồi phục nhanh của nền kinh tế sau khủng hoảng, đánh dấu bởi sự gia tăng nhanh của tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp. Tín dụng dần được mở rộng đi kèm với chính sách tiền tệ NỚI LỎNG (giảm lãi suất, tăng thanh khoản,…) tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh.

2.Giai đoạn GIỮA của chu kì: Nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên với tốc độ tăng chậm hơn, LÃI SUẤT GIẢM về mức thấp nhất, TÍN DỤNG tiếp tục tăng, chính sách tiền tệ dần trở nên trung lập. Trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục TĂNG TRƯỞNG với tốc độ thấp hơn giai đoạn trước và đạt đỉnh.

  1. Giai đoạn CUỐI của chu kì: LẠM PHÁT bắt đầu tăng cao hơn mức bình thường, chính sách tiền tệ cũng như tín dụng bắt đầu được THẮT CHẶT để kiềm chế lạm phát, LÃI SUẤT TĂNG trở lại. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.

  2. Giai đoạn SUY THOÁI: Doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn này, khả năng tiếp cận các nguồn vốn mới trở nên khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế sẽ đi xuống và về mức thấp nhất. Các chính sách kinh tế vĩ mô bắt đầu được nới lỏng để hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Kinh tế thế giới và Việt Nam đang ở đâu của chu kì kinh tế?

  • Đã khác như thế nào so với 1 tuần trước đây?
  • Giữa thế giới và Việt Nam có những điểm khác biệt nào?
  • Khác vậy, thì dòng tiền có xu hướng tìm đến nhóm ngành nào?
  • Đâu là nhóm ngành trú ẩn? Đâu là nhóm ngành vượt trội?

MỜI ANH EM ĐÓN ĐỌC PART 2/2 SẼ CẬP NHẤT VÀO LÚC 20H30 TRÊN CÀ VẠT TÍM NHÉ.

https://www.facebook.com/CaVatTim.Money/photos/a.153990480288333/153989993621715/

Part 2

TIỀN CHẠY NHƯ THẾ NÀO PART 2/2

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Với việc Fed đã chính thức công bố kế hoạch giảm dần và tiến tới dừng các gói nới lỏng định lượng, cũng như hướng tới việc tăng lãi suất cuối năm 2022 đầu năm 2023 (cũng là kế hoạch của nhiều NHTW trên thế giới), có thể nhận định rằng nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn GIỮA của chu kì.
Thông thường, giai đoạn giữa của chu kì là giai đoạn lâu nhất, có thể kéo dài vài năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát đang trở nên khó lường do yếu tố Covid và định hướng nới lỏng tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế trong suốt 2 năm vừa qua, việc các NHTW sớm nâng lãi suất để đối phó với lạm phát có thể khiến cho giai đoạn giữa kết thúc sớm và nền kinh tế sẽ đi sang giai đoạn CUỐI của chu kì.

Đối với Việt Nam, do hiện tại, Chính phủ vẫn đang chú trọng đưa ra các gói hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid, nên có thể đánh giá chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở giai đoạn hiện tại vẫn là nới lỏng. Vì vậy, việc Việt Nam tiến vào giai đoạn GIỮA của chu kì có thể sẽ chậm hơn so với các nền kinh tế khác trên thế giới.

DÒNG TIỀN SẼ LUÂN CHUYỂN NHƯ THÊ NÀO?
Trong suốt giai đoạn 2020-2021 khi toàn thế giới thực hiện nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế trước ảnh hưởng của Covid, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ánh một cách tương đối chính xác sự thay đổi của yếu tố kinh tế vĩ mô khi dòng tiền đi vào những ngành kinh doanh được hưởng lợi trong giai đoạn đầu của chu kì như tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng tiêu dùng không thiết yếu,…hoặc ít hơn một chút là nhóm ngành công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp,…

Sau giai đoạn tăng mạnh, cùng những động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ của thế giới theo hướng giảm dần và dừng chính sách nới lỏng, thị trường chứng khoán cũng bắt đầu cho thấy một số đặc điểm khi nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn GIỮA của chu kì. Cụ thể, đây là giai đoạn mà hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn tốt và tiếp tục tăng trưởng, do đó dòng tiền vẫn lựa chọn kênh chứng khoán như một kênh đầu tư tiêu biểu và chưa rút ra khỏi thị trường.

NGAY BÂY GIỜ
Tuy nhiên, đặc điểm của giai đoạn này là KHÔNG CÓ NGÀNH NÀO CÓ THỂ CÓ LỢI THẾ VƯỢT TRỘI HƠN so với các ngành khác, do đó thị trường sẽ chứng kiến nhiều phiên giao dịch tăng điểm và điều chỉnh với xu thế KHÔNG RÕ RỆT, và dòng tiền sẽ luân chuyển liên tục qua các ngành khác nhau mà không có ngành nào dẫn dắt.

Thống kê trên thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 1962-2016 cho thấy, ngành có lợi suất cao nhất trong giai đoạn GIỮA của chu kì là ngành công nghệ và ngành có lợi suất thấp nhất là ngành tiện ích, với khác biệt khá nhỏ so với các ngành còn lại (±5%). Do đó, đây là giai đoạn mà việc lựa chọn cổ phiếu vượt trội trong từng nhóm ngành sẽ là yếu tố quyết định lợi nhuận của nhà đầu tư.

Đối với Việt Nam, như đã phân tích, dư địa cho giai đoạn ĐẦU chu kì vẫn còn với những chính sách hỗ trợ nền kinh tế phục hồi của Chính phủ. Mặc dù tác động đến thị trường chứng khoán là chưa hẳn rõ ràng (do gói này có thể sử dụng nguồn từ phát hành trái phiếu Chính phủ - một động tác trực tiếp rút tiền ra khỏi nền kinh tế trước khi bơm trở lại – tổng cung tiền không đổi), dòng tiền có khả năng sẽ lựa chọn những ngành được hưởng lợi nhờ gói hỗ trợ (xây dựng, hạ tầng,…) cũng như sự phục hồi của nền kinh tế sau Covid (tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, dệt may…) khi những ngành này có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu năm 2022. Tuy nhiên, cần nhắc lại ở giai đoạn này khi nền kinh tế nói chung đang dần đi vào chu kì GIỮA, lựa chọn cổ phiếu vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu suất đầu tư.

Vậy, chúng ta đã thấy chúng ta đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ. Vậy, anh em đang chọn cổ phiếu theo tiêu chí nào? Cùng comt chia sẻ nhé

Anh em chưa rõ chu kỳ có thể đọc part 1 ở link dưới nhé:

Tác giả: Vu IM


Sáng RA KHƠI, trưa LƯỚT SÓNG, chiều QUĂNG LƯỚI tối VỀ BỜ…

#CaVatTim


Sáng RA KHƠI, trưa LƯỚT SÓNG, chiều QUĂNG LƯỚI tối VỀ BỜ
https://www.facebook.com/CaVatTim.Money

https://www.youtube.com/c/CaVatTim

3 Likes

Đã thấy A Hoàng ở đây

1 Likes

BĐS, Đầu tư công, chứng khoán

Chào Huy Hoàng VTV nha

Thanks top

Xin chào, người anh em ^^

Dòng thoái vốn nhà nước( SCIC, Vinachem…) thì sao chủ pic, với động thái quyết liệt để mang về $ trong tháng 12 và quý 1 này

BMI NTP VGT…

Các mã phụ trợ cho quá trình kích cầu hồi phục kinh tế ngoài vật liệu xây dựng thì còn đó DRC CSM…

Nhóm năng lượng hỗ trợ, điện…