Đánh giá ngành Năng lượng khi điện tăng giá

Giá Bán Lẻ Điện Mới Bắt Đầu Có Hiệu Lực Từ 03/02/2022

Ngày 03/02/2022 Phó Thủ tướng Lê Minh Khải đã ký Quyết định 02/2023/QĐ-Ttg chính thức phê duyệt giá bán lẻ điện mới thay thế Quyết định 34/2017 áp dụng từ năm 2016 đến 2020 trong bối cảnh EVN đang chịu lỗ nặng do giá đầu vào nhiên liệu hóa thạch tăng cao khi huy động từ nhóm nhiệt điện.

Giá bán lẻ bình quân hiện hành là 1.864,44 đồng / kWh (chưa bao gồm thuế VAT) hiện đã cao hơn mức giá sàn mới là 1.826,22 đồng / kWh. Mức tăng giá điện cao nhất sẽ là 31% tính từ giá bán lẻ hiện hành lên mức trần mới 2.444,09 đồng / kWh. Nhờ đó, EVN sẽ có nhiều dư địa hơn để có thể tăng giá bán lẻ bình quân bù lỗ cho năm vừa qua.

Nhận xét:

Với mức giá điện mới, chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ tăng giá sẽ không quá cao so với giá bán lẻ bình quân hiện hành, có thể trong Q2 2023, bởi:

Chính phủ mong muốn giữ giá bán lẻ điện ở mức hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sản xuất trong nước. Do vậy, giá mới được kỳ vọng sẽ không cao như ở nhiều nước khác.

Trong báo cáo gần đây nhất, EVN cho biết họ bị lỗ 180 đồng mỗi kWh. Tuy vậy, nhiệm vụ chính của EVN là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho sản xuất và sinh hoạt. Do đó, lợi nhuận không phải là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Việc tăng giá các tiện ích như điện, nước hay xăng dầu sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ và phức tạp đến mọi khía cạnh của nền kinh tế, và cuộc sống người dân, thông qua chỉ số giá tiêu dùng và khả năng gia tăng lạm phát. Vì vậy, Chính phủ luôn thận trọng trong việc tăng giá bán lẻ điện là nguyên do mức giá điện cũ được giữ liên tiếp (3) năm không đổi.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487